03/12/2013 08:36 (GMT + 7)
TT - “Việc hải quan đẩy toàn bộ trách nhiệm cho an ninh sân bay là phải xem xét lại” - bà Trần Thụy Minh, giám đốc Cảng vụ hàng không miền Nam, nói như thế sau khi Hải quan TP.HCM khẳng định không có trách nhiệm khi để lọt 600 bánh heroin qua cửa khẩu.
TIN BÀI LIÊN QUAN
>>Vụ 600 bánh heroin: Tạm đình chỉ 4 cán bộ an ninh
>> Làm rõ vụ 600 bánh heroin từ sân bay Tân Sơn Nhất đi Đài Loan
>> Máy tính tự động phân "luồng xanh" cho qua 600 bánh heroin
>> Làm rõ vụ 600 bánh heroin từ sân bay Tân Sơn Nhất đi Đài Loan
>> Máy tính tự động phân "luồng xanh" cho qua 600 bánh heroin
Tại buổi gặp mặt báo chí ngày 2-12, ngoài nội dung tổng kết hoạt động, Cục Hải quan TP.HCM đã thông tin về vụ lọt 600 bánh ma túy. Lấy lý do có quá ít thời gian, lãnh đạo Cục Hải quan TP yêu cầu phóng viên các báo đài tới dự ghi câu hỏi vào một tờ giấy để cơ quan này tập hợp lại, trả lời theo nhóm vấn đề.
Có rất nhiều câu hỏi được đưa ra, nhưng lãnh đạo Cục Hải quan TP tổng hợp thành 12 nhóm câu hỏi và trả lời, sau đó kết thúc buổi trao đổi.
Heroin đi... “luồng xanh”
Ông Trần Mã Thông, phó cục trưởng Cục Hải quan TP, cho biết doanh nghiệp đứng tên mở tờ khai xuất khẩu lô hàng 12 chiếc loa thùng có chứa 600 bánh heroin bên trong là Công ty TNHH giao nhận và vận tải Long Vân (còn đứng tên gửi là Công ty TNHH giao nhận hàng hóa Lê Hòa, trụ sở tại Q.1, TP.HCM - PV).
Doanh nghiệp này mở tờ khai hải quan điện tử lúc 12g ngày 15-11, sau đó được thông quan lúc 15g39 cùng ngày. Đến 20g55 ngày 16-11, lô hàng trên được đưa lên chuyến bay số hiệu CI 5886 của Hãng hàng không China Airlines xuất sang Đài Loan, khi đến sân bay Đào Viên (Đài Loan) thì bị phát hiện, bắt giữ.
Ông Thông cho rằng hiện nay Cục Hải quan TP.HCM đang áp dụng hình thức thủ tục hải quan điện tử, mọi hồ sơ, tờ khai xuất nhập khẩu đều được tiếp nhận bằng hệ thống máy tính. Việc phân luồng cho hàng hóa xuất nhập khẩu được chia làm ba loại luồng xanh, luồng vàng và luồng đỏ.
Trong luồng xanh có luồng xanh có điều kiện, nếu hàng hóa được phân vào luồng xanh có điều kiện, công chức hải quan chỉ được yêu cầu doanh nghiệp mở tờ khai kê khai thông tin thêm, không kiểm tra hồ sơ hay hàng hóa. Luồng vàng thì công chức kiểm tra hồ sơ, nếu phát hiện bất thường mới đề nghị kiểm tra hàng hóa sau thông quan.
Trong trường hợp máy phân vào luồng đỏ, công chức hải quan sẽ kiểm tra trực tiếp lô hàng, nhưng cũng chỉ kiểm tra xác suất khoảng 5-10%.
Hệ thống máy tính được lập trình, nếu đơn vị mở tờ khai chấp hành pháp luật về thuế, các quy định của ngành hải quan tốt thì mặc định vào luồng xanh, Công ty TNHH giao nhận và vận tải Long Vân được ghi nhận chấp hành tốt, do đó lô hàng được phân vào luồng xanh và cứ như thế vào cửa an ninh để lên máy bay vận chuyển đi.
Nội dung: Lê Nam - Đồ họa: V.Cường |
Không phải trách nhiệm của chúng tôi
Trả lời nhóm câu hỏi về đánh giá vụ việc, xem xét trách nhiệm và hướng xử lý trong tương lai để đề phòng các trường hợp tương tự, ông Thông nói: “Không phải trách nhiệm của chúng tôi, nhưng dù sao hàng hóa xuất khẩu từ đơn vị mình mà để như vậy khiến chúng tôi rất bức xúc. Chúng tôi đã tổ chức rút kinh nghiệm nội bộ, đã rà soát hết quy trình nghiệp vụ để xem xét, chấn chỉnh nếu chưa phù hợp. Tới đây Cục Hải quan TP sẽ kiểm tra, siết chặt hơn quy trình phân luồng của hệ thống máy tính để không xảy ra trường hợp tương tự”.
Với nhóm câu hỏi vì sao các biện pháp nghiệp vụ như soi chiếu, dùng chó nghiệp vụ không được áp dụng để ngăn chặn ma túy, ông Thông nói: “Thời điểm trên chiếc máy soi kiểm tra hàng hóa của bên bộ phận an ninh hàng không bị hỏng, còn máy soi của bên hải quan Tân Sơn Nhất vẫn hoạt động bình thường. Hải quan chỉ sử dụng chó nghiệp vụ để kiểm tra hàng hóa có nghi vấn hoặc kiểm tra hàng hóa được phân vào luồng đỏ (thuộc diện hàng hóa phải được hải quan kiểm tra). Do lô hàng trên không thuộc diện phải kiểm tra nên hải quan không sử dụng chó nghiệp vụ để kiểm tra”.
Ông Thông giải thích thêm rằng do doanh nghiệp không khai báo hàng hóa nguy hiểm hay hàng hóa cấm xuất khẩu trên tờ khai nên hệ thống máy tính không yêu cầu kiểm tra. Việc lô hàng được gắn cảnh báo nguy hiểm chỉ do thiết bị có từ tính, ảnh hưởng tới liên lạc của phi hành đoàn với mặt đất nên họ chỉ phải tuân thủ quy định của hãng hàng không trước khi đưa hàng lên máy bay.
Cần bịt lỗ hổng, đừng “đá” trách nhiệm
Đó là quan điểm của bà Trần Thụy Minh, giám đốc Cảng vụ hàng không miền Nam, khi trao đổi với Tuổi Trẻ tối 2-12, sau khi lãnh đạo Cục Hải quan TP.HCM nêu rõ trách nhiệm không thuộc hải quan trong vụ để lọt 600 bánh heroin.
Bà Minh cho biết: “Cần tìm ra lỗ hổng của hệ thống, đánh giá, tìm ra cả quá trình và làm rõ từ đâu số lượng ma túy lớn như vậy vào được VN, sau đó qua sân bay Tân Sơn Nhất để tới Đài Loan? Quy định của hệ thống pháp luật đối với nhân viên soi chiếu an ninh hàng không là đảm bảo không để các loại vũ khí, chất nổ, bom mìn lọt lên các chuyến bay, uy hiếp an toàn của chuyến bay. Pháp luật quy định vậy, họ cũng được đào tạo tập trung vào công việc đó, vì vậy mỗi ca trực với các nhân viên soi chiếu an ninh đều rất căng thẳng, họ chỉ làm sao tập trung tìm cho ra các chất uy hiếp an toàn bay, làm sao còn đầu óc để tìm cả ma túy, hàng lậu. Ngành hải quan nói ưu tiên cho xuất khẩu, dùng hệ thống máy tính để phân loại theo luồng xanh, đỏ, vàng rồi không kiểm tra hàng hóa, đẩy toàn bộ trách nhiệm cho lực lượng an ninh sân bay là cần phải xem xét lại”.
Bà Minh quyết liệt: “Chúng tôi đã kiến nghị với Cục Hàng không dân dụng, Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban An ninh hàng không quốc gia về những vấn đề tồn tại và đề xuất các giải pháp để đảm bảo an ninh, an toàn hàng không và cả việc chấn chỉnh cán bộ ở tất cả các khâu để tránh trường hợp tương tự như vụ 600 bánh heroin lọt qua. Xác định rõ trách nhiệm của ai, có tiêu cực hay không còn phải chờ kết quả điều tra, chúng tôi không thể đánh giá chủ quan được”.
Dù chỉ tập trung vào truy tìm vũ khí, chất nổ thì về hình dáng, số ma túy cũng tương đối giống với chất nổ TNT được đóng dạng bánh, vì sao các cán bộ soi chiếu không phát hiện sự khác biệt này với các thiết bị trong thùng loa?
Trả lời câu hỏi này, bà Minh cho biết: “Hình ảnh soi chiếu lô hàng chúng tôi còn lưu, chúng tôi cũng đã cho thực nghiệm lại bằng những chiếc loa tương tự rồi. Kết quả cho thấy hình ảnh những chiếc loa đó có đủ thiết bị bên trong, có thể do năng lực, kinh nghiệm của cán bộ soi chiếu còn yếu nên đánh giá những bánh heroin đó là vật chèn, tránh làm loa hư hỏng. Khi thực nghiệm, dùng các đồ vật khác, bọc giấy báo để chèn vào bên trong loa cũng cho hình ảnh tương tự. Còn về hình dạng ma túy giống với chất nổ, nhân viên soi chiếu được đào tạo rất tốt về lĩnh vực chất nổ, thêm nữa là máy móc thiết bị hiện đại, có thể soi chiếu bằng hình ảnh màu, phóng to thu nhỏ nên có thể xác định rõ đó không phải chất nổ”.
GIA MINH - ĐỨC THANH
Chất lượng máy soi chiếu được đảm bảo
Về việc đình chỉ bốn cán bộ của Công ty TNHH dịch vụ an ninh Tân Sơn Nhất, bà Trần Thụy Minh cho hay là để phục vụ công tác điều tra chứ không phải quy trách nhiệm trực tiếp cho nhóm cán bộ này. Theo bà Minh, cán bộ soi chiếu không phát hiện là một sự cố đáng tiếc nhưng khó có khả năng có tiêu cực trong vụ việc này. Bà Minh giải thích: “Thời điểm đó một trong ba máy soi chiếu bị hỏng thật. Tuy nhiên điều đó không phải lỗi do máy soi chiếu còn lại, vì chất lượng các máy soi chiếu được đảm bảo, các máy vừa được kiểm định chất lượng cách đó ít ngày”.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét