Trang

Nhãn

Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2015

Quy hoạch báo chí là cá biệt, nhạy cảm (ttxva...)

Published on April 26, 2015   ·   No Comments 

NGUYENBACSON-BAOCHI

Bộ trưởng TT-TT Nguyễn Bắc Son cho biết Quy hoạch báo chí là văn bản cá biệt, nhạy cảm nên đã 3 lần xin ý kiến của Bộ Chính trị và 1 lần xin ý kiến Trung ương.
Chiều 25-4, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4-2015, trả lời câu hỏi của báo chí về việc tại sao Đề án Quy hoạch báo chí, một chính sách rất quan trọng đối với các cơ quan báo chí cả nước, sắp được ban hành, nhưng chưa được công khai để lấy ý kiến của các đối tượng bị tác động theo quy định của luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TT-TT) Nguyễn Bắc Son cho biết việc xây dựng dự thảo Quy hoạch báo chí là nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ, thực hiện chức năng theo luật Báo chí. Việc này đã được bắt đầu triển khai từ nhiệm kỳ trước cách đây 9 năm, từ khi còn chưa thành lập Bộ TT-TT, sau đó dừng lại một thời gian và gần đây được chỉ đạo tiếp tục thực hiện.
Làm rõ thêm, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son khẳng định: “Đây là vấn đề nhạy cảm, phức tạp, liên quan, ảnh hưởng nhiều tổ chức, cá nhân, đặc biệt là các cơ quan báo chí.

Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2015

Đức Giáo Hoàng kêu gọi thế giới hành động sau thảm kịch Địa Trung Hải (ucan...)

Ngài nói những người thiệt mạng là 'người đàn ông và phụ nữ như chúng ta "tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn.
Tags: , ,
April 21, 2015 
AFP, Vatican City 
Đức Giáo Hoàng kêu gọi thế giới hành động sau thảm kịch Địa Trung Hải thumbnail
Đức Giáo Hoàng Phanxicô cầu nguyện trong buổi tiếp kiến ​​chung hàng tuần tại Vatican vào ngày 15 tháng 4 năm ngoái (Ảnh AFP / Vincenzo Pinto)

Chúa nhật vừa qua, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới phản ứng “dứt khoát” sau khi 700 người di dân lo sợ là đã chết đuối trong vụ đắm tàu chết chóc nhất ở Địa Trung

Úc trả người tị nạn về Việt Nam (ucan...)

Canberra tiếp tục thực thi chính sách nhập cư gây tranh cãi và cứng rắn
Tags: , ,
April 20, 2015 
AFP, Sydney 
Úc trả người tị nạn về Việt Nam thumbnail
Ảnh này được thực hiện bởi MV Bison và phát hành bởi Cơ quan An toàn hàng hải Australia (AMSA), cho thấy một chiếc thuyền chở người tị nạn ngoài khơi bờ biển Úc. (Ảnh AFP)
Một báo cáo hôm qua cho biết: Úc trả gần 50 người Việt tị nạn và sử dụng một tàu chiến ngoài khơi bờ biển các quốc gia châu Á chặn họ trên biển, Canberra đang thực thi chính sách nhập cư cứng rắn của mình.
Những người tị nạn này đã được tìm thấy bởi các tàu hải quân phía bắc Úc hồi đầu tháng này trước khi được chuyển giao cho tàu HMAS Choules, tờ The West Australia cho biết.
Tờ báo ước tính rằng chi phí trả lại người tị nạn có thể tới  1.4 triệu đô la Úc (1,1 triệu USD), và nói thêm rằng không biết liệu họ đã được chuyển giao cho chính quyền địa phương hay chưa.

Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2015

Ký giả Dan Southerland với ngày 30 tháng 4 và điệp viên Phạm Xuân Ẩn (rfa...)

Hòa Ái, phóng viên RFA
2015-04-23
                                
IMG_1236.JPG
Ông Dan Southerland, Tổng Biên tập đài ACTD trả lời phỏng vấn Hòa Ái tháng 4/2015
RFA photo

Ký giả Dan Southerland hiện là Tổng Biên tập đài ACTD. Trong sự nghiệp làm báo của mình, ông Southerland được biết đến như là một phóng viên kỳ cựu về tin tức ở Châu Á. Ông đến Sài Gòn  làm việc hồi năm 1966 để đưa tin về chiến tranh VN trong suốt 9 năm cho đến ngày 30/4/1975. Ký giả Dan Southerland có cuộc trao đổi với Hòa Ái những ghi nhận của ông về VN sau khi chiến tranh chấm dứt 40 năm.

Ký ức buồn

Hòa Ái: Kính chào ông Dan Southerland, theo như Hòa Ái biết ông vẫn ở lại Sài Gòn cho đến những giờ phút cuối vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 như là một phóng viên Hoa Kỳ. Trong suốt 40 năm qua, điều gì khiến cho ông nhớ nhất về những ngày đó?
Ông Dan Southerland: Tôi nhớ đến những người bạn, những đồng nghiệp  mà tôi cố gắng giúp di tản ra khỏi Nam-VN. Bối cảnh lúc đó ở Sài Gòn thật hỗn loạn. Chính phủ Mỹ đã không có kế hoạch di tản tốt dành cho các đồng nghiệp và bạn bè người Việt của những nhân viên Hoa Kỳ. Điều này gây ra nỗi hoang mang sợ hãi cho nhiều người. Tôi nhớ đã cố gắng thuyết phục 2 người bạn nên ra đi và tôi sẽ giúp họ lên trực thăng để di tản. Tôi cảm thấy thất vọng khi 2 người này tôi nghĩ họ cần phải đi thì họ quyết định ở lại. Trong khi tôi lo ngại cho số phận của họ dưới một chính quyền mới thì một trong hai người họ lại nghe theo lời đồn đoán Cộng sản Bắc Việt sẽ hợp tác với chính quyền VNCH và họ tin sẽ có cuộc sống yên lành.

Thư gửi Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (boxitvn...)

24/04/2015

 Chúng tôi, những người bức xúc về vận nước, chân thành gửi đến Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, những người đang chịu trách nhiệm trước lịch sử dân tộc mấy lời tâm huyết đề nghị được xem xét.

1. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa kết thúc chuyến đi Trung Quốc và đã có thông cáo chung Việt Nam - Trung Quốc, rồi lại sẽ có chuyến đi Mỹ mà thời gian và mục đích chưa được công bố rõ ràng. Chưa bao giờ những vấn đề đối ngoại của đất nước ta diễn ra dồn dập và quyết liệt như thế. Những vấn đề ấy gắn liền với những quyết sách đối nội và tác động mạnh mẽ lẫn nhau trong tình hình Trung Quốc đang đẩy tới mưu đồ chiến lược bá quyền của họ, nhằm làm cho Việt Nam suy yếu, chịu khuất phục hay lệ thuộc vào Trung Quốc. Họ dùng nhiều thủ đoạn từ tinh vi đến trắng trợn để dụ dỗ, mua chuộc, thâm nhập, lũng đoạn, uy hiếp, lấn chiếm không chỉ trên Biển Đông mà còn trên nhiều địa bàn khác, không chỉ xâm phạm lãnh thổ, lãnh hải mà còn thâm nhập và gây hại về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; đồng thời tìm cách “chia để trị” các nước ASEAN nhằm đối phó với việc Hoa Kỳ thực hiện chiến lược xoay trục sang Châu Á.

Đây chính là một thách đố gay gắt bản lĩnh của những người gánh vác trọng trách, hoặc biết chớp lấy thời cơ, đưa dân tộc đi tới, hay lại để vuột mất cơ hội, khiến đất nước bị chìm sâu vào sự lệ thuộc, tiếp tục chịu sức ép nặng nề của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán thời Tập Cận Bình.

Thứ Hai, 20 tháng 4, 2015

LỊCH SỬ VÀ LÃNH TỤ (boxitvn...)

19/04/2015

     

Nguyễn Minh Nhị
Nhân đọc bài của TS Tô Văn Trường về chủ đề Đại hội Đảng khóa 12 sắp tới mà anh gửi riêng tham khảo, tôi như được gợi mở suy nghĩ trên tinh thần trách nhiệm về việc Đảng và vận nước.
Lịch sử là con đường không thẳng. Có ai ngờ 40 năm nước nhà độc lập, thống nhất mà con đường đi lên hạnh phúc không thẳng tắp, "rộng thênh thang" như ta tưởng. Và mỗi lần vượt qua khúc quanh hoặc để "nắn dòng" chảy đòi hỏi phải có con người lịch sử. Chỉ có con người lịch sử mới chuyển dòng lịch sử một cách lành tính. Đó là trường hợp ông Trường Chinh.
Những gì tôi đọc, nghe đều cho rằng ông từng có khuyết điểm trong Cải cách ruộng đất và cứng rắn trong chủ trương xây dựng

Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2015

Bài văn điểm tối đa của thí sinh tỉnh Phúc Kiến: Cái nhìn lý tính trong thời đại dán mác (vietnamese.cri.cn)

 

2015-04-07 16:22:01     cri
Đề thi làm văn trong mùa thi tuyển năm 2014 của tỉnh Phúc Kiến:
Đọc tài liệu sau đây, làm bài theo yêu cầu. Hễ cứ nhắc đến thung lũng thì một số người liền nghĩ ngay đến vách núi cheo leo, còn một số người khác lại nghĩ đến có cây cầu trên đường núi Tài liệu này khiến anh/chị có cảm nhận và liên tưởng như thế nào? Căn cứ vào đó mà làm bài văn nghị luận hoặc văn ký sự trên 800 chữ. Yêu cầu: 1-Phải phù hợp thể loại văn theo yêu cầu 2-Tự chọn góc độ, tự lập ý, tự đặt tiêu đề 3-Không được thoát ly nội dung cũng như phạm vi hàm ý của tài liệu cho sẵn 4-Không được sao chép, không được rập khuôn Bài làm:
Cái nhìn lý tính trong thời đại dán mác 
标签时代的理性目光   Đều nhắc đến thung lũng, nhưng cớ sao một số người lại nghĩ ngay đến vách núi cheo leo, nhưng một số người khác lại nghĩ đến một đường cầu trên núi nhỉ? Có lẽ một số người nhận định theo kinh nghiệm của nhà triết học Anh Locke rằng: Đây là do kinh nghiệm dẫn đến. Bởi vì từng đặt chân đến thung lũng, hoặc vách núi cheo leo, hoặc cầu đường trên núi. Cho nên, hai chữ thung lũng như một bức tranh phong cảnh khác nhau hiện lên trong phản xạ của khối óc mọi người. Thế nhưng đây không thể giải thích được sự phản ứng của những người chưa từng đặt chân đến thung lũng lần nào. Thực ra, trong sự bất giác của tiềm thức con người, đã dán mác tương ứng cho sự vật đặc biệt.

Trịnh Cường ngữ lục – bài diễn thuyết bị ngắt quãng bởi 127 lần vỗ tay (ttxva...)

 

Published on April 11, 2015   ·   No Comments
TTXVA BIÊN TẬP
Ghi chép những phát ngôn nổi tiếng của giáo sư Trịnh Cường (鄭強) – Đại học Chiết Giang (Trung Quốc).
鄭強 2
1. Người Nhật thà thích người da đen, chứ nhất định không chịu thích chúng ta, vì người Trung Quốc mất tinh thần lâu rồi.
2. Mọi người đều cười người Nga, nhưng tôi biết nước Nga sau này sẽ phát triển, vì ở đó người ta dù bị đói 2 ngày thì vẫn xếp hàng, còn chúng ta dù chỉ có 2 người thì cũng chen lấn đến mức không thể đóng cửa xe bus.
3. Nhật Bản xâm lược nước ta, vì nước ta có rất nhiều Hán gian. Sau này nếu Nhật lại xâm lược, thì chúng ta có Hán gian nữa không ? Ai sau này sẽ là Hán gian của Trung Quốc ? Đại bộ phận mọi người ở đây đều sẽ làm. Vì mọi người cười nhạo những người yêu nước, sùng bái quyền lực và tiền bạc, khinh bỉ lý tưởng và chí khí.
4. Hiện tại ai là Hán gian ? Là sinh viên Thanh Hoa, Bắc Đại ; vì họ dùng kiến thức học được để giúp người ngoại quốc khai thác thị trường nội quốc, đánh bại doanh nghiệp Trung Quốc.

Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2015

Đức Giáo Hoàng kêu gọi Kitô hữu trở nên chứng nhân hòa bình (ucannews...)

Trong sứ điệp Phục Sinh, Đức Giáo Hoàng nói một ‘thế giới bạo lực’ đòi hỏi 'lòng can đảm khiêm nhu.'
Tags: , , ,
April 7, 2015 
Ann Schneible, Vatican City 
Đức Giáo Hoàng kêu gọi Kitô hữu trở nên chứng nhân hòa bình thumbnail
Đức Giáo Hoàng Phanxicô ban phúc lành Urbi et Orbi vào Chúa Nhật Phục Sinh. (Ảnh: L'Osservatore Romano)

Thứ Sáu, 10 tháng 4, 2015

Tại sao chúng ta vẫn lẳng lặng vui sống như không thấy gì bất thường xảy ra?* (boxitvn....)

09/04/2015

Quốc dân tỉnh thức

Lê Doãn Cường
“Cuộc đời của chúng ta bắt đầu kết thúc khi chúng ta im lặng về những điều lẽ ra phải lên tiếng” – Martin Luther King Jr.
Đêm nằm thao thức, nghĩ về sự vụ đình công, biểu tình của hàng chục ngàn công nhân [theo một số nguồn tin là 90.000] ở công ty PouYuen, quận Bình Tân mà tâm trạng bất an, không thể ngủ được. Hôm nay đã sang ngày thứ năm rồi! Họ đang phản đối Điều 60 phi lý – bất công Luật Bảo hiểm Xã hội, thông qua ngày 20/11/2014, mà tôi cũng chưa có thời gian để rà soát, liệu còn những điều luật nào kiểu vậy nữa không trong các luật mới được thay đổi này. Vì từ ngày sửa đổi Hiến pháp năm 2013, hàng loạt các bộ luật, luật đã được Quốc hội chuẩn y, thông qua.

Thật không thể hiểu được! Khi mà luật còn đang trong quá trình thảo luận ở nghị trường, quý vị đại biểu của nhân dân, đại diện cho quyền lợi giai cấp công nhân đang nghĩ gì, ở đâu? Còn các luật sư, các nhà nghiên cứu luật pháp – những con người am tường về luật lệ nước Nam, các vị đang làm gì?
Đúng là không thể tưởng tượng!
Sinh ra làm gì cái bọn “đầy bồ” chữ nghĩa, cử nhân – thạc sỹ – tiến sỹ, mà suốt ngày chỉ biết bo bo vào máng ăn, chỗ ngủ, quẩn quanh trong chuồng như những con lợn. Mang danh phận là những kẻ có học thức – tri thức, bằng này chức nọ, ăn ngon mặc đẹp, ở nhà lầu đi xe sang nhưng lại đang sống nhờ hơi thở của chính những người công nhân, những người lao động nhọc nhằn, những người được xem là ít học, lương “ba cọc ba đồng”, sống chui rúc trong những ổ tò vò, công việc bấp bênh, cuộc sống bất định.
Họ – chính họ chứ không ai khác đang tranh đấu cho xã hội này công bằng và dân chủ hơn.
Càng nghĩ lòng dạ càng rối bời...

Thứ Tư, 8 tháng 4, 2015

Trục hợp tác Nga-Trung : Mối quan ngại mới của Việt Nam (saigonecho...)

  

Thứ Hai, 06 tháng Tư năm 2015 23:37 

BienDong
 
 
Tranh chấp Việt Nam - Trung Quốc ở Biển Đông, một chủ đề khó xử đối với Nga. 
ẢnhTuần duyên Viẹt Nam theo dõi tàu Trung Quốc, ngày 14/07/2014. Reuters
 
 
Thủ tướng Nga đã đến Việt Nam, bắt đầu chuyến công du chính thức khởi sự từ hôm nay 06/04/2014. 
 
Trả lời phỏng vấn của báo chí trước lúc lên đường, ông Medvedev đã nhấn mạnh đến trọng tâm kinh tế của chuyến thăm. 
 
Giới quan sát tuy nhiên đã lồng sự kiện này vào trong bối cảnh thời sự hiện nay, với đà xích lại gần nhau rõ rệt giữa Matxcơva và Bắc Kinh, vào lúc căng thẳng vẫn dai dẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông.
 
Vấn đề đặt ra rất đơn giản : Để bảo vệ lợi ích của mình trên Biển Đông, chống lại các hành động ngày càng lấn lướt của Trung Quốc, Việt Nam rất cần đến vũ khí của Nga, cũng như hậu thuẫn chính trị của Nga và các cường quốc khác trên thế giới.
 
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, do căng thẳng Nga-Mỹ trên hồ sơ Ukraina, Matxcơva đã ngày càng quan hệ chặt chẽ hơn với Bắc Kinh, và nhất là đã sẵn sàng bán cho Trung Quốc những loại vũ khí hiện đại mà trước đây Nga không muốn cung cấp. 
Các phương tiện đó hiển nhiên trở thành mối đe dọa cho Việt Nam.
 
Quan hệ thắm thiết mới giữa Nga và Trung Quốc thời hậu Ukraina

Đại hội XII lựa chọn gì cho Tổ Quốc? (boxitvn....)

08/04/2015

Nguyễn Trung
nguyentrung-vt.blogspot.com
Hà Nội, ngày 07-04-2015
Sự kiện giàn khoan HD 981 (bắt đầu từ 02-05-1914) và cách phản ứng của phía ta nói lên nhiều điều về những gì đã làm được và những gì không làm được. Những gì đã xảy ra một mặt phản ánh ý chí bất khả kháng của nhân dân ta trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia thiêng liêng, mặt khác tăng thêm nỗi lo của tôi về triển vọng Đại hội XII của Đảng Cộng Sản Việt Nam đối với vận mệnh đất nước trong tình hình mới. Đây là lý do trực tiếp nhất khiến tôi nêu lên trong 6 bài viết liên tiếp từ tháng 5 đến tháng 10-2014 những vấn đề lớn của đất nước đang đặt ra cho Đại hội XII sắp tới[1].
Tựu trung 6 bài viết này đặt vấn đề: Với cục diện quốc tế đa cực rất phức tạp, tình hình thế giới đã sang trang và có nhiều vấn đề mới nguy hiểm; tình hình đất nước cũng đã sang trang, với nhiều thách thức mới quyết liệt. Cả hai đặc điểm này đòi hỏi Việt Nam bắt buộc phải chuyển sang một giai đoạn phát triển mới và hoàn toàn khác. Vậy Đại hội XII lựa chọn những quyết sách nào cho đất nước?

Những gì mắt thấy tai nghe được, khiến tôi nghĩ: Cho đến thời điểm này, việc chuẩn bị Đại hội XII vẫn đi theo lối mòn cũ, trọng tâm chỉ đặt vào vấn đề nhân sự; còn việc tổng kết con đường phát triển của đất nước để vạch ra nhiệm vụ mới thật ra chỉ là thứ yếu, rất hình thức và hoàn toàn bất cập. Tuyệt nhiên tôi không thấy được có một nỗ lực nào của Đảng đặt ra cho toàn đảng và cả nước vấn đề: ”Cục diện thế giới đã sang trang, tình hình đất nước cũng sang trang, Việt Nam phải làm gì?” Trong khi đó thời gian còn lại cho chuẩn bị Đại hội XII chỉ còn khoảng 6 tháng. Vấn đề nhân sự càng choán hết năng lượng dành cho chuẩn bị Đại hội bao nhiêu, tôi càng lo lắng bấy nhiêu. Vì lẽ này, một lần nữa xin nêu lại vắn tắt một số vấn đề, mong đợi sự chú ý của toàn Đảng và cả nước.
Về tình hình thế giới đã sang trang

Thứ Hai, 6 tháng 4, 2015

Cuộc chiến Nam – Bắc phân tranh (boxitvn...)

06/04/2015
 Phạm Đình Nhiên
Tại hội nghị Genève Thụy Sĩ ngày 20-7-1954 nước Việt Nam bị phe tư bản và cộng sản chia đôi lấy sông Bến Hải làm ranh giới. Miền Bắc thuộc khối Nga Tàu, miền Nam là Mỹ Pháp. Cuộc chiến tranh lạnh giữa Tư Bản và Cộng Sản kéo dài gay gắt từ ngay sau thế chiến thứ II và ba nước nằm trong lằn ranh tranh chấp ấy bị chia đôi là Đức, Triều Tiên năm 1945 và Việt Nam năm 1954. Trên bàn cờ quốc tế bấy giờ, Đông – Tây Đức, Nam - Bắc Triều Tiên, Nam - Bắc Việt Nam nằm trên tuyến đối đầu và rất dễ biến thành những con tốt thí cho cuộc chiến tranh lạnh nếu những người lãnh đạo không có bản lãnh, khôn ngoan, không biết nhìn xa, trông rộng, nhất là không có lòng yêu nước sẽ dễ dàng bị ngoại bang lung lạc, sai khiến .
Tuy trong cùng hoàn cảnh phân chia nhưng dân tộc Đức và Triều Tiên không bị thảm cảnh nồi da xáo thịt như Việt Nam. Miền Bắc Triều Tiên trải qua ba đời cai trị tàn bạo của triều đại cộng sản nhà họ Kim (Kim Nhật Thành, Kim Jong Il, Kim Jong Un) cũng không gây ra cuộc chiến giữa 2 miền Nam - Bắc sau khi cuộc chiến Trung Cộng và Mỹ chấm dứt năm 1953.

Tuyên bố của các tổ chức XHDS độc lập ở Việt Nam 9boxitvn....)

05/04/2015

Tuyên bố chung này được đưa ra bởi các tổ chức kí tên dưới đây mà cũng là thành phần bị loại ra khỏi cái gọi là “Tiến trình quốc gia” của Việt Nam về ACSC/ APF 2015.
I- Trước hết, chúng tôi công nhận vai trò quan trọng và không thể thiếu của các  tổ chức xã hội dân sự độc lập ASEAN đối với sự thịnh vượng, ổn định và tính dân chủ của mỗi quốc gia thành viên ASEAN, cũng như đối với toàn thể cộng đồng dân chúng ASEAN.
Chúng tôi cũng nhận thức được rằng các chế độ độc tài lẫn các GONGOs của họ là một lực cản nghiêm trọng đối với công lý, đối với các tiến trình dân chủ cũng như đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội dân sự đích thực.
II- Do đó, đại diện cho các tổ chức xã hội dân sự độc lập tại Việt Nam, chúng tôi thỉnh cầu  các tổ chức xã hội dân sự ASEAN ủng hộ  chúng tôi trong các việc sau đây:

Thứ Sáu, 3 tháng 4, 2015

Cựa quay (saigonecho.com)

       

 


Trong những ngày cuộc “cách mạng cây xanh” bùng nổ, không ít người đã tâm tình trên facebook rằng rồi các vị quan chức sẽ nhận ra sai lầm, khi chúng ta nhắc nhở họ bằng cách hình thức ôn hòa như treo biểu ngữ, thắt nơ xanh, hoặc ca hát nơi những gốc cây đã bị chặt bỏ. Thế nhưng đối lại thiện chí ấy, là những hàng xe chống bạo động lừ lừ chuẩn bị tư thế. Những sinh viên hiền lành kêu gọi bảo vệ cây xanh bị công an, chính quyền Hà Nội bắt giữ, dọa nạt như một loại “phản động”. Những biểu ngữ đầy tính người dán ở các hàng cây bị dân phòng, công an ập đến, xé đi như một thái độ chính trị.

Thư Lý Quang Diệu gửi Margaret Thatcher về vấn đề thuyền nhân Việt Nam (boxit...)


clip_image001
Phạm Thị Hoài
Trong tác phẩm Bên Thắng Cuộc, chương "Nạn kiều", nhà báo Huy Đức nhắc tới "Phương án II", "một kế hoạch 'được phổ biến miệng để giữ bí mật', theo đó: người di tản được đóng vàng để công an mua thuyền hoặc đóng thuyền cho đi mà không sợ bị bắt hay gây khó khăn. Việc thực hiện Phương án II chỉ do ba người là bí thư, chủ tịch và giám đốc công an tỉnh quyết định. Công an được giao làm nhiệm vụ đứng ra thu vàng và tổ chức cho người di tản."[1] Đó là thời điểm từ giữa năm 1978 đến giữa năm 1979, khi chiến dịch bài Hoa ở Việt Nam dâng cao và chiến tranh biên giới Việt-Trung bùng nổ. Những người vừa mất nơi sinh sống, vừa mất hết tiền của vào tay chính quyền để ra đi "hợp pháp" trong vòng bí mật và không ít cũng sẽ mất mạng trên biển trong kế hoạch này phần lớn là người Việt gốc Hoa.

Thứ Tư, 1 tháng 4, 2015

Dự án Tháp VTV: NGUYÊN TGĐ VTV TRẦN ĐĂNG TUẤN LÊN TIẾNG (xuandien....)



Đừng vì "biểu tượng" mà xây tháp truyền hình

Báo Tuổi trẻ
01/04/2015 07:20 GMT+7

TT - Ông Trần Đăng Tuấn - nguyên phó tổng giám đốc VTV, phó chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam - cùng một số chuyên gia kinh tế lên tiếng về dự án xây tháp truyền hình cao nhất thế giới.

Liên quan sự kiện Đài truyền hình VN (VTV) dự định xây tháp truyền hình cao nhất thế giới (636m), dù đang đi công tác nước ngoài nhưng nhà báo Trần Đăng Tuấn - nguyên phó tổng giám đốc VTV, phó chủ tịch Hội Truyền thông số VN - đã dành cho Tuổi Trẻ cuộc trao đổi.

Ông Tuấn cho biết: “Tôi là người làm truyền hình lâu năm, nhưng không là chuyên gia về kỹ thuật truyền hình, càng không phải chuyên gia kinh tế. Vì vậy tôi biết đến đâu nói đến đó. Cảm giác cá nhân của tôi là không nhiệt tình đón nhận chuyện này, vì tôi thấy nó chưa phải là cái cần ưu tiên vào lúc này”.

Thượng Viện Mỹ báo động về Biển Đông : Cơ hội cho Việt Nam (ttxva...)

Published on April 1, 2015   ·   No Comments 

BIENDONG-TRUNGQUOC


Vào lúc chính quyền Obama đang đau đầu với các hồ sơ nóng bỏng tại vùng Trung Cận Đông – từ Iran, Irak, Syria, cho đến Israel, Palestine và mới đây là Yemen – không kể đến vấn đề Nga và Ukraina, bốn Nghị sĩ hàng đầu tại Thượng viện Hoa Kỳ hôm 19/03/2015 đã công bố một bức thư báo động về mối đe dọa mà các hành động quá đáng của Trung Quốc tại Biển Đông đang đặt ra cho chính nước Mỹ cũng như cho các đồng minh và đối tác của Mỹ trong khu vực.

Các tác giả bức thư đã yêu cầu Washington phải có ngay một chính sách toàn diện để đối phó với hiểm họa đó, đồng thời đề nghị một số biện pháp cụ thể có thể được áp dụng trong đối sách chống lại các hành vi quá đáng của Trung Quốc trên biển đã được các Thượng nghị sĩ nêu bật.

Tầm mức quan trọng của bức thư này được đánh giá là rất lớn, do đó Việt Nam cần phải tranh thủ động lực mà lời kêu gọi này sẽ tất yếu tạo ra để vận động quốc tế giúp Việt Nam ngăn chặn mưu đồ bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông, vừa đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực, vừa trực diện tấn công vào chủ quyền và lợi ích của Việt Nam.