2015-04-07 16:22:01 cri
|
Cái nhìn lý tính trong thời đại dán mác
标签时代的理性目光 Đều nhắc đến thung lũng, nhưng cớ sao một số người lại nghĩ ngay đến vách núi cheo leo, nhưng một số người khác lại nghĩ đến một đường cầu trên núi nhỉ? Có lẽ một số người nhận định theo kinh nghiệm của nhà triết học Anh Locke rằng: Đây là do kinh nghiệm dẫn đến. Bởi vì từng đặt chân đến thung lũng, hoặc vách núi cheo leo, hoặc cầu đường trên núi. Cho nên, hai chữ thung lũng như một bức tranh phong cảnh khác nhau hiện lên trong phản xạ của khối óc mọi người. Thế nhưng đây không thể giải thích được sự phản ứng của những người chưa từng đặt chân đến thung lũng lần nào. Thực ra, trong sự bất giác của tiềm thức con người, đã dán mác tương ứng cho sự vật đặc biệt. Cũng tựa như hễ trông thấy người ăn mặc rách rưới, liền cho rằng người đó là kẻ ăn mày. Trong môi trường xã hội mang các loại màu sắc khác nhau, thì mọi người thường dán mác khác nhau cho những sự vật trong tình trạng mập mờ chưa sáng tỏ. Vậy thì, cớ sao mà mọi người lại tin tưởng vào cái mác mà mình đã dán lên đó, hoặc mô phỏng cái mác của người khác rồi cho là chính xác? Đó là vì họ thiếu quá trình từng trải và chứng kiến đối với sự vật, cũng như những thông tin không tương xứng và phiến diện, khiến chúng ta rất dễ bị cái mác dẫn dắt, sản sinh quan niệm chủ quan. Ví dụ như trước đây các nước phương Tây luôn giữ quan niệm Trung Quốc là "nơi nghèo nàn ở phương Đông" cho đến khi nhà du lịch Italia Marco Polo thế kỷ thứ 13 đến chu du Trung Quốc rồi mới thay đổi quan niệm này, tiếp theo lại dán mác "là đất nước đâu cũng đầy vàng bạc". Song, dù thế nào đi nữa, đã rằng là cái mác, thì tất nhiên đều là nhỏ bé và phiến diện. Có lẽ thung lũng không phải là nơi vách núi cheo leo. Mà cũng chưa chắc là nơi có cây cầu đường núi, mà là nơi có nước chảy róc rách, hoa thơm chim hót. Nếu như bị văn hóa dán mác hoành hành, sẽ rất dễ dẫn đến chủ nghĩa cực đoan hẹp hòi, ai cũng cho rằng cái mác trong lòng mình đều hết sức đúng đắn và cứ cố chấp cho rằng đối phương là sai lầm. Còn một khả năng nữa, tức là tính lựa chọn.
Khiếm thị-chỉ nhìn thấy một mặt của sự vật một cách phiến diện, từ đó bèn sàng lọc hết các thông tin liên quan đến mặt khác của sự vật. Điều này không có lợi cho sự phát triển của xã hội. Thậm chí có thể gây nhân tố bất ổn định cho xã hội. Vậy thì, chúng ta nên có cái nhìn lý tính như thế nào trước thời đại dán mác trăm mối phức tạp này? Trước hết, cần phải nhận rõ sự hạn chế về tầm nhìn của bản thân, công nhận những việc không thể chạm tới của chân lý. Đúng như nhà triết học Anh Kant đã nói: "Vật tự thân nằm ở bên ngoài nhận thức". Không thể đến được với vật tự thân, càng không thể gói gọn trong bất cứ một cái mác nào. Đối với Tào Tháo mà nói, bạn có thể dán cái mác "Gian hùng", cũng có thể dán mác "anh hùng" cho ông ta, không thể nhận định đơn nhất được. Đối với thung lũng mà nói, cũng không thể bàn luận một cách khái quát đơn giản như vậy được. Mà cần phải tiếp cận với chân lý một cách vô hạn, cần phải tiến hành khảo sát cân nhắc sự vật từ nhiều mặt, qua đó mới cho ta đáp án gần với sự thật nhất. Song, đây cũng không có nghĩa là tập trung hết tất cả thông tin lại với nhau, rồi nhận lấy hết tất cả, mà nên luôn giữ tư tưởng độc lập, cần phải có sự phân tích giám định đối với những thông tin ập tới ồ ạt. Chỉ như vậy, mới có thể bứt khỏi sự ràng buộc của cái mác, mới có thể quan sát thế giới bằng cái nhìn lý tính. Trong thời đại dán mác, ta nên giữ vững thước đo của mình, mới có thể bứt ra khỏi gông cùm của cái mác, chúng ta mới có thể phát hiện thế giới chân thật sao mà sáng ngời rực rỡ vậy, mà thung lũng cũng trở nên không đơn điệu khô khan như trong tưởng tưởng nữa.
Lời bình: Lập luận của bài văn này mang tính phân tích phong phú, suy nghĩ vượt khỏi thông lệ, nêu ra chất vấn đối với thói quen tư duy hễ nói đến thung lũng là mọi người bèn nghĩ ngay đến "vách núi cheo leo" , " cầu đường trên núi", cho rằng đây chính là cái lối dán "tên nhãn" cho sự vật; luận chứng của bài văn cứ tiến lên dần, khả năng biện luận phân tích đề bài rất mạnh, đã phản ánh trình độ tư duy của thí sinh này rất cao. Đó là tư duy độc đáo sáng tạo, không lệ thuộc vào quy tắc thông thường.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét