Tướng Giáp và 'lá thư bà Bảy Vân'
24 tháng 9 2014
Một lá đơn (xem tại đây) được cho là của người vợ cố Tổng Bí thư Lê Duẩn đang lưu truyền trên mạng Internet vào dịp một năm ngày mất của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Một lá đơn (xem tại đây) được cho là của người vợ cố Tổng Bí thư Lê Duẩn đang lưu truyền trên mạng Internet vào dịp một năm ngày mất của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Văn bản gây ra nhiều tranh cãi trong bối cảnh việc
dùng quá khứ cuộc chiến Việt Nam vẫn còn được sử dụng cho các mục tiêu hiện
thời.
Lá thư của người ký tên là Nguyễn Thị Vân (thường được biết đến với tên Bảy Vân), nguyên Phó Tổng Biên tập báo Sài Gòn Giải Phóng, là vợ thứ hai của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn.
Nhưng văn bản này, kể cả có được xác thực, cũng chỉ là một bằng chứng nữa minh họa thêm cho điều giới nghiên cứu đã mô tả là ‘cuộc chiến quyền lực trong Đảng Cộng sản Việt Nam’ thời kỳ bắt đầu cuộc chiến với Hoa Kỳ, đặc biệt giữa nhóm của ông Lê Duẩn và ông Võ Nguyên Giáp.
Quá khứ chưa đóng lại
Trong cố gắng chứng thực lá thư, BBC đã liên lạc với
ông Lê Kiên Thành, con trai bà Nguyễn Thị Vân, nhưng ông từ chối xác
nhận.
Đại tá Nguyễn Văn Huyên, vốn là thư ký của Tướng Giáp,
thì nói ông có nghe tin về lá thư nhưng “chưa đọc” và cũng từ chối bình
luận.
Trong khi đó, một số nguồn ẩn danh ở Việt Nam nói đây
là văn bản thật.
Một người trong đó nói rằng trong thời gian Tướng Giáp
còn sống, đã từng có một lá thư khác của bà Vân gửi các lãnh đạo Đảng với nội
dung tương tự.
Nhưng cũng có nguồn cho rằng lá thư là
giả.
Điều này khiến các sử gia mà BBC liên hệ tỏ ra thận trọng khi đánh giá độ chân thực của văn bản.
Tuy vậy, họ cho rằng sự xuất hiện của những tài liệu như vậy, dù thật hay giả, cho thấy những mâu thuẫn trong quá khứ vẫn chưa tan đi cho đến hôm nay.
‘Cảm thấy bất công’
Tiến sĩ Shawn McHale, từ Đại học George Washington,
đang viết một cuốn sách về cuộc chiến Đông Dương lần một
(1945-1954).
Sau khi đọc lá thư trực tiếp bằng tiếng Việt, ông nói
không dám chắc lá thư có phải do bà Vân viết hay
không.
Nhưng ông xem bà Vân là người cố gắng gìn giữ “di sản bị lu mờ” của ông Lê Duẩn.
Nhưng ông xem bà Vân là người cố gắng gìn giữ “di sản bị lu mờ” của ông Lê Duẩn.
Theo cái nhìn của ông, bà đại diện cho nhóm trung thành
với ông Lê Duẩn “cảm thấy bất công vì bị đánh giá thấp sau những cống hiến của
họ cho lịch sử Việt Nam hiện đại”.
Họ tin rằng Tướng Giáp “nhận được quá nhiều lời khen
ngợi”.
Văn bản đang lưu truyền trên mạng cáo buộc ông Giáp
từng “làm gián điệp cho thực dân Pháp” và đứng đầu “mạng lưới gián điệp” thân
Liên Xô giữa những năm 1960.
Tiến sĩ Shawn McHale chỉ ra rằng “đây không phải lần
đầu tiên có các cáo buộc ghê gớm với những đảng viên cộng sản hàng
đầu”.
“Một ví dụ thú vị là Trần Văn Giàu, lãnh đạo cuộc nổi
dậy tháng Tám 1945 ở miền Nam, cũng là nạn nhân của các cáo buộc tương
tự.”
“Ông Giàu bị tố cáo hợp tác với Pháp để 'vượt ngục', và
còn bị tố cáo là chỉ điểm người cộng sản Pháp cho cảnh sát
Pháp.”
“Hay năm 1948, nhiều đảng viên bị cho là điều hành mạng
lưới gián điệp trong vụ án H122.”
Một nhà nghiên cứu khác, Tiến sĩ Tường Vũ, khoa Chính trị học, Đại học Oregon, Hoa Kỳ, cũng nói các cáo buộc trong thư đã được đề cập trước đây.
Một nhà nghiên cứu khác, Tiến sĩ Tường Vũ, khoa Chính trị học, Đại học Oregon, Hoa Kỳ, cũng nói các cáo buộc trong thư đã được đề cập trước đây.
“Hầu như tất cả những cáo buộc đối với tướng Giáp cũng
như mâu thuẫn giữa ông ta và Lê Duẩn trong lá thư chỉ xác định thêm những điều
đã được Huy Đức, Bùi Tín, Vũ Thư Hiên, v.v.. viết từ lâu.”
Theo tiến sĩ Tường Vũ, “duy nhất một thông tin mới chưa
đâu có là việc tướng Giáp đến an toàn khu trước Hồ Chí Minh và Lê Duẩn, nhưng dù
việc này có thực cũng không đủ để nói tướng Giáp là hèn
nhát.”
“Việc chia Bộ Chính Trị làm hai nhóm cũng là một chi
tiết lạ và thật khó tin; nếu không có thông tin thêm thì chi tiết này không nói
lên điều gì cả,” ông Tường Vũ nhận xét.
Giành di sản xưa
Vậy các nhà nghiên cứu sẽ dùng tài liệu này như thế
nào?
Tiến sĩ Tường Vũ cho rằng lá thư “không có ích đối với người nghiên cứu vì không có thông tin gì mới”.
Tiến sĩ Tường Vũ cho rằng lá thư “không có ích đối với người nghiên cứu vì không có thông tin gì mới”.
Trong khi đó, Tiến sĩ Shawn McHale lại xem văn bản này
thể hiện cuộc đấu tranh nội bộ “gay gắt” trong Đảng từ sau
1945.
“Đáng quan tâm khi một số mục tiêu, như Trần Văn Giàu,
Võ Nguyên Giáp hay Hoàng Minh Chính, hoặc xuất thân từ nguồn gốc ‘trí thức’ hoặc
được xem là đối thủ ý thức hệ của Lê Duẩn.”
Nói như Tiến sĩ Shawn McHale, cuộc chiến giành di sản
của quá khứ ở Việt Nam như thế “vẫn còn chưa kết thúc”.
___________
Tễu: Qua bức thư của bà Bảy Vân, vợ hai của cố
TBT Lê Duẩn; và qua cách xuất hiện, nói năng, ăn mặc của Cụ Vũ Khiêu và một số
người khác....thì thấy, các con - cháu - chắt, học trò, trợ lý, người giúp việc
của các nhân vật "lớn", các "danh nhân" v.v...cần biết tư vấn, can ngăn, phản
biện, bưng bít, bao che để hình ảnh cha, ông, cụ, kỵ nhà mình được "toàn
vẹn".
Bức thư này lộ ra, người ta chỉ cười chê mà
thôi:
1- Cười ông Lê Duẩn, chính trị gia, mà đêm nào cũng thủ
thỉ chuyện quốc gia với vợ - mà là vợ hai (trong mấy bà
vợ).
2- Bà Bảy Vân, qua câu chuyện trong bức thư, rò rỉ ra
nhiều chuyện cung đình.
3- Qua bức thư, người ta càng thương, càng quý trọng,
càng thần thánh ông Võ Nguyên Giáp. Vì đằng sau bức thư tưởng chừng là vùi dập
ông Giáp lại là tôn vinh ông Giáp. Bà Bảy Vân nên nhớ là người biết đọc là người
đọc các lớp ý nghĩa nằm giữa hai dòng chữ, hoặc đằng sau những dòng chữ.
4- Ứng xử của con cháu và trợ lý của Ông Võ Nguyên Giáp
trong chuyện này là ổn.
5- Ông Lê Kiên Thành, con trai ông Lê Duẩn (với bà Bà
Bảy Vân) ứng xử vậy cũng là được.
6- Qua đây, bộc lộ hết trình độ mọi mặt cũng như tư
cách của Bà Bảy Vân. Hay là đây là cách, để bà Bảy Vân đi vào lịch sử cùng chồng
mình?
1/ Tướng Giáp có quan điểm đúng đắn là cần xét lại đảng (có thể những oan sai trong CCRĐ và tư tưởng xét lại của Khơ rút xốp đã ảnh hưởng), ông không chủ trương thống nhất đất nước bằng bạo lực giết chóc, nhưng không đủ lực lại bị chặt đứt hết vây cánh, nên chỉ lựa thời mà sống cho qua mà thôi. Ông không thể cứu được đồng đội, bởi ngay bản thân cũng có thể bị bắt giam bất cứ lúc nào.
2/ Tướng Giáp tuy là vị tổng tư lệnh quân đội, nhưng về thực chất đã bị gạt ra khỏi cuộc chiến tranh Bắc Nam, năm 1960 - 1975, ông không có tiếng nói ngay trong các chiến dịch quan trọng.
3/ Trong chiến dịch Điện Biên vai trò của tướng Giáp cũng không phải như ta tưởng, bởi với CS thì việc nhỏ như cái kim thì BCT cũng tham gia giải quyết chứ đừng nói một chiến dịch lớn.
4/ Về vụ ông Giáp làm gián điệp cho Pháp tôi tin là không thể có, đó chẳng qua là nội bộ nghi ngờ ám hại lẫn nhau, như họ đã từng vu cho ông Nguyễn Mạnh Tường là gián điệp cho Pháp vậy.
5/ Về CCRĐ tuy lúc đầu ông cũng có tham gia, nhưng những sai lầm lúc thực hiện thì không có trách nhiệm của ông.
6/ Về vụ án Ôn như Hầu nghe nói tướng Giáp có vai trò quyết định, nếu vậy thì đây là sai lầm duy nhất mà tướng Giáp phải chịu trách nhiệm.
Rõ ràng ông đã vì bản thân mình hơn là vì quốc gia dân tộc.
Ông Giáp vẫn là vị tướng của dân, do dân, vì dân không 1 ai có thể sánh kịp. Qua tang lể của ông tại Hà nội, Quảng bình và cho đến những ngày bình thường mọi người có dịp đi qua gần đó vẫn đến thắp hương vái ông. Còn cả thế giới ngưởng mộ như TS Shawn McHale (Mỹ) đã viết và sẽ cho ra sách về Ông,cùng với Trần hưng Đạo Ông là 2 trong 20 vị tướng tài của mọi thời đại.
Cả về học thức lẫn nhân cách thì Lê Duẩn không thể bén gót được Võ Nguyên Giáp. Và điều tôi đánh giá cao nhất ở tướng Giáp là ông hiểu thời thế, biết người biết ta nên phản đối đánh chiếm miền Nam bằng vũ lực. Nếu miền Bắc không can thiệp vào miền Nam thì Mỹ đã không ném bom miền Bắc, không đổ quân vào miền Nam, nhân dân ta đã tránh được cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn kéo lùi đất nước vài chục năm. Lê Duẩn là người chịu trách nhiệm chính về cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn này. Ai là người thế nào dân biết hết, và thái độ của dân là khách quan. Khi ông Duẩn chết thử hỏi có mấy người thương tiếc mặc dù ông ấy đang là đương kim tổng bí thư? Còn tướng Giáp khi mất chỉ là một ông già về hưu không có chức vụ nào, tại sao dân lại thương tiếc thế?
Tóm lại tôi có thể nói bức thư này hoàn toàn giả mạo nhưng hợp ý bà Vân muốn tôn vinh chồng nên bà đã "dại dột" đặt tay ký mà nét chữ đã có người bình luận như 1 người mới thoát nạn mùchữ(thực ra người 89 tuổi chử kí thường bị run tay).
Chả lẽ một ông TBT mà chuyện gì liên quan đến "đại sự quốc gia" cũng về rỉ tai vợ ư (nên bà Vân mới biết tường tận như vậy)?
Thật dễ hiểu: cuộc xâu xé, tranh giành quyền lực trong lãnh đạo ĐCS VN muôn thuở không bao giờ hết, kể cả hiện nay. Các con cua nhốt trong cùng một giỏ bao giờ cũng cắp nhau loạn xạ!
viên và người dân đã quên cố TBT LD rồi. Nhưng cố Võ đại tướng VNG vẫn còn lại mãi với thời gian. Lời bài hát CÒN MÃI VỚI MÙA THU đã nói thay tấm lòng của người dân đối với Đại tướng:
"Ông ngời giữa thời gian bủa vây
Nghe hoàng hôn chầm chậm xung quanh mình
Những đối thủ đã chết từ lâu
Bạn chiến đấu cũng chẳng còn ai nữa
Bàn chân qua hai cuộc chiến tranh
Giờ chậm rãi lần theo dấu gậy
Đôi bàn tay nhăn nheo run rẩy
Đã từng gieo khủng khiếp xuống đầu thù
Giờ lặng cùng cây lá mùa thu
Đời là cuộc hành trình khép kín
Giữa hai đầu điểm đến và đi
Là một trời nhớ nhớ quên quên
Những vui buồn chưa kịp gọi thành tên
Cõi nhân thế mây bay và gió thổi
Bầy ngựa chiến đã chùn chân mỏi gối
Đi về miền cát bụi phía trời xa
Ru giấc mơ của VỊ TƯỚNG GIÀ
Tiếng khóc xen tiếng cười nức nở
MỘT CHÂN ÔNG ĐÃ ĐẶT VÀO LỊCH SỬ
MỘT CHÂN CÒN VƯƠNG VẤN VỚI MÙA THU"
Nhiều nhà tuyên giáo viết khen ngợi cố TBT, vậy mà chẳng có nhà thơ, nhà văn, nhạc sĩ nào viết ca ngợi cụ nhể.
Nói về nhạc, thì sau Hồ Chí Minh, chỉ có Võ đại tướng là có nhiều bài hát ca ngợi!
Cảm cảm xúc của các nhạc sĩ có "bất công" không vậy?
Chưa bàn đến "hàm lượng thông" tin đúng sự thật trong bức thư trên, nhưng việc bây giờ mới lên tiếng cũng cho thấy cái "hèn" của tác giả (hay một số tác giả).
Ngoài ra, liệu tác giả có biết không, từ xưa, có khi để cổ vũ lòng yêu nước, tự hào dân tộc, nhiều nước đã phải tạo ra nhiều bộ phim, nhiều câu truyện để xây dựng nên một "hình tượng" mang tính giả sử. "Hình tượng" đó đại diện cho mẫu người mà cả dân mong chờ, hướng tới.
Vậy tác giả bôi nhọ một "tượng đài" đang cỗ vũ tinh thần đoàn kết dân tộc, lòng yêu nước khi mà hình tượng đó đã yên nghỉ trong cõi vĩnh hằng, thì tác giả được gì đây. Tác giả muốn thõa mãn sự thù hận cá nhân (nếu là thư viết với sự thù hắn cá nhân) hay muốn ném một viên đá vào thế đang lên của tinh thần đoàn kết, lòng tự hào dân tộc (nếu là thư viết với sự thù hằn dân tộc).
Nhân dân, đất nước ta sẽ không được lợi gì với lá thư đó, chỉ có mất mát mà thôi, dù sự thật là gì đi nữa (mặc dù cá nhân tôi tin tưởng 95% nội dung lá thư là bịa đặt). Nếu tôi là bà Bảy Vân, và nếu không phải là tác giả của bức thư, chắc chắn tôi sẽ đứng lên phủ định thông tin trên. Nếu tôi im lặng, tôi thừa nhận đó là bức thư mình viết. Xin có lời với bà rằng: nếu là vì hận thù cá nhân thì cũng nên khép lại, dù "âm mưu" của bà là gì thì cũng không đạt được đâu. Nếu bà đã nhiều tuổi, bị người khác bắt ép viết như vậy thì cũng lên tiếng, công luận, luật pháp sẽ đứng bên bà. Hy vọng thanh danh của bà và chồng bà không bị "bẩn" vì lá thư này.
Hề nhỉ?
Cứ như thể bà Vân chưa từng được ông Duẩn cho cùng đi gặp cụ Hồ lần nào nên không biết các ông Duẩn, Thọ, Đồng , Giáp xưng hô thế nào với cụ Hồ .