Trang

Nhãn

Thứ Tư, 24 tháng 9, 2014

GS. AHLĐ VŨ KHIÊU VÀO NAM DỰ ĐÁM GIỖ VÀ DÂNG HƯƠNG CHO NGƯỜI LẠ (xuandien....)

Sau v mặc đồ Tàu, Giáo Sư Vũ Khiêu vào Nam dự đám giỗ, dâng hương cho người lạ

.

Sáng nay, trong khi một số trang mạng VOV, Tầm Nhìn vô tư long trọng thông tin về Lễ Kỷ niệm 146 năm ngày mất Nguyển Trung Trực  mà không biết hoặc cố ý không biết đây là lễ giỗ trái đạo đang bị khiếu nại thì Báo Pháp Luật TP.HCM có bài viết Cần trả lại ngày hy sinh cho anh hùng Nguyễn Trung Trực khẳng định đây là lể giỗ sai ngày mất và trái đạo lý.

Bài báo
đã kết luận "Lễ hội AHDT Nguyễn Trung Trực (được tổ chức hằng năm nhằm kỷ niệm ngày hy sinh của ông) là lễ hội tiêu biểu của ĐBSCL. Tỉnh Kiên Giang đang nâng cấp lễ hội để trở thành lễ hội văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Thế nhưng việc tổ chức sai ngày giỗ của vị anh hùng đã khiến nhiều chuyên gia nghiên cứu văn hóa không hài lòng. GS-TS Nguyễn Xuân Kính, nhà nghiên cứu văn hóa, cho rằng theo phong tục tập quán lễ giỗ thì có hai lễ quan trọng là lễ tiên thường (trước ngày mất một ngày) và lễ giỗ chính (đúng vào ngày mất). Chính quyền tổ chức lễ giỗ của anh hùng Nguyễn Trung Trực trước ngày ông hy sinh gần nửa tháng là trái với phong tục lễ giỗ của dân tộc. Theo GS-TS Nguyễn Xuân Kính, lịch sử đã xác định được chính xác ngày hy sinh của AHDT Nguyễn Trung Trực thì không có lý do gì để giỗ sai ngày đến gần nửa tháng.

GS-TS Ngô Đức Thịnh, Ủy viên Hội đồng Di sản Quốc gia, bày tỏ:“Cần trả lại ngày hy sinh chính xác cho AHDT Nguyễn Trung Trực để thể hiện trọn vẹn sự tôn vinh đối với một vị anh hùng dân tộc và tôn trọng nguyện vọng của gia đình họ”.

Thế nhưng theo một số báo khác, trong lễ giỗ này đồng chí Lê Hồng Anh, Giáo sư-Anh hùng lao động Vũ Khiêu, đã đến dâng hương tại đền thờ Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. Tại đây,  Giáo sư-AHLĐ Vũ Khiêu đã ghi vào sổ hai câu đối ca ngợi Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực: 

“Hiếu vị nhân dân trung vị quốc 
Sinh vi dũng tướng tử vi thần.”

Đồng chí Lê Hồng Anh là lãnh đạo không chuyên về lịch sử, dự lễ hội theo lời mời của địa phương quê hương bản quán là chuyện bình thường. Thế nhưng giáo sư Vũ Khiêu, người tinh thông am tường văn hóa lịch sử, không thể không biết Nguyễn Trung Trực hy sinh ngày nào, không thể không biết Nguyễn Trung Trực bị chém đầu. Thế mà tuổi đã gần trăm lại cất công từ Bắc vô đến phần đất cực Nam để dự một đám giỗ sai ngày đang bị khiếu nại thì quả là chuyện bất thường. Báo chỉ ghi Giáo sư Vũ Khiêu dâng hương tại đền mà không rõ giáo sư có dâng hương tại ngôi mộ bị dư luận cho là chứa hài cốt người Hoa không? 

Lẽ ra với kiến văn uyên bác của mình, Giáo Sư phải là người góp phần làm sáng tỏ những sai lầm của Kiên Giang với anh hùng Nguyễn Trung Trực. Đằng này, vì lý do gì đó nhắm mắt đưa chân đi đám giỗ sai ngày, dâng hương cho hài cốt người lạ, giáo sư đã tự biến mình thành lá chắn để cho những người bảo thủ có cơ sở tiếp tục duy trì những sai lầm, bất chấp lịch sử của họ. Về phía mình, ngay tiếp sau chuyện mặc áo Tàu, đội mũ Tàu trong lễ mừng thọ, lần dâng hương này Giáo sư Vũ Khiêu tự bôi thêm một vết đen vào hoạt động khoa học của mình. Không thể cả vú lấp miệng em, kéo những yếu nhân vào cuộc che chắn cho việc làm sai trái. Sự tham dự của quan chức nào đi nữa trong một lễ hội trái đạo, bất nghĩa không thể tạo ra đạo nghĩa cho lễ hội đó.

Trở lại câu đối của giáo sư Vũ Khiêu nếu lược đi chữ "vị" và chữ "vi" sẽ rất hay trong trường hợp này:  

Hiếu vị nhân dân trung quốc
Sinh vi dũng tướng tử thần
Chân dung "Đương đại quốc sư" Vũ Khiêu:
.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét