Published on October 25, 2013 · 3 Comments
Bài gốc đã bị xóa tại link này:
http://petrotimes.vn/news/vn/dam-luan-doi-thoai/bo-truong-bo-y-te-nen-tu-chuc.html
Sau đó tựa bài viết được thay đổi thành “Ai phải chịu trách nhiệm đây?”, nhưng cũng bị xóa nhanh chóng.
CẬP NHẬT:
Bài báo đã được đăng lại tại link mới:
http://petrotimes.vn/news/vn/dam-luan-doi-thoai/bo-truong-y-te-nen-tu-chuc.html
Vụ bác sĩ thẩm mỹ viện Cát Tường làm chết người rồi ném xác xuống sông đang khiến dư luận hết sức bức xúc. Vụ việc này cộng với hàng loạt vụ việc “tai nạn nghề nghiệp” trong ngành y tế khiến mọi người không thể không nói đến vấn đề y đức trong ngành y tế hiện nay.
Ở đâu cũng có người xấu người tốt, trong ngành y tế cũng vậy, bên cạnh rất nhiều những bác sĩ, y tá, hộ lý đang hết lòng vì người bệnh thì cũng có những người lợi dụng nghề nghiệp của mình để kiếm chác. Ngành nghề nào bây giờ trong xã hội cũng có những loại người như vậy.
Nhưng, qua vụ việc ở thẩm mỹ viện Cát Tường thì lại thấy một điều rằng, lãnh đạo Bộ Y tế đã “trút” tội này cho Sở Y tế Hà Nội, rồi sở lại đổ cho quận… thế là cứ “đồng đổ cho cốt, cốt đổ cho đồng”. Và rồi, có lẽ sẽ chẳng có ai phải chịu trách nhiệm về việc này cả.
Nói chuyện Sở Y tế Hà Nội, phòng Y tế quận không biết một thẩm mỹ viện hành nghề chui, trái chức năng như vậy… trẻ con không nghe được. Ai cũng thấy một thực tế rằng, bất cứ một cửa hàng kinh doanh nào mới ra đời thì lập tức sẽ có người đến “hỏi thăm”. Một người dân đổ vài thúng cát, vài trăm viên gạch ra đường là lập tức có thanh tra xây dựng của phường, quận xuống “hỏi han”, kiểm tra các loại giấy tờ thủ tục… Có thể nói không có một cái gì có thể qua mắt được các cơ quan chức năng.
Vấn đề là họ có làm theo đúng quy luật của pháp luật hay không mà thôi.
Nơi nào biết nói, biết hiểu “vấn đề đầu tiên” là tiền đâu thì sẽ thoát. Thủ tục chưa hoàn thành thì cứ làm xong đi rồi giải quyết sau; hoặc phạt cho tồn tại… nghĩa là những người có trách nhiệm quản lý họ sẽ nghĩ ra đủ mọi kế, mọi mưu để “thông cảm” với đương sự.
Thế rồi đến khi có việc xảy ra thì họ lấp liếm nói rằng không đủ người theo dõi, kiểm tra… hoặc cấp nọ đổ cấp kia.
Thẩm mỹ viện Cát Tường đã hành nghề mấy tháng nay, không thể không nói các cơ quan quản lý không biết. Họ biết hết đấy, nhưng họ cũng hiểu rất rõ chỗ nào cần phải “triệt” và chỗ nào cần phải “để”.
Để chấm dứt tình trạng “tít mù nó lại vòng quanh” như thế này, có lẽ chỉ cần một biện pháp rất đơn giản đó là cách chức ngay Giám đốc Sở Y tế Hà Nội và Trưởng phòng Y tế quận. Bởi vì sinh ra các vị để các vị làm nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực của mình mà các vị lại không biết thì để các vị làm gì. Còn nếu cao hơn nữa, và nếu như bà Bộ trưởng Bộ Y tế có tự trọng hơn nữa thì nên từ chức.
Chúng ta cũng nên học nước ngoài, khi một vụ việc nghiệm trọng xảy ra, bộ trưởng sẵn sàng từ chức ngay. Còn ở chúng ta, văn hóa từ chức xem ra quá xa lạ đối với rất nhiều quan chức. Tất nhiên chúng ta cũng thông cảm rằng, để leo lên được chức nọ chức kia thì họ đã phải phấn đấu bền bỉ rất lâu. Nhưng nếu như cứ hành xử theo kiểu “dĩ hòa vi quý” thế này thì sẽ chẳng bao giờ có ai chịu trách nhiệm cả, và chắc chắn những vụ như kiểu “ông Cát Tường” hoặc các vụ tiêm nhầm thuốc, vô trách nhiệm gây chết người như thời gian qua sẽ còn nhiều.
Nếu như không dám cách chức, không dám từ chức và cứ lấp liếm tìm cách đổ tội cho những nguyên nhân hoàn cảnh khách quan thì không bao giờ ngăn được nạn tiêu cực và không chỉ riêng ở ngành y tế mà còn ở rất nhiều ngành nghề khác.
THEO PETROTIMES
--------------------------------------------------------Trách nhiệm chính trị của cá nhân bộ trưởng ở đâu?
Published on October 25, 2013 · No CommentsBÀI ĐÃ BỊ XÓA VÀ ĐĂNG LẠI: Bộ trưởng Bộ Y tế nên từ chức!
Hôm nay là một ngày đáng nhớ của nền báo chí xứ VN. Tờ nhật báo lớn nhất sau rất nhiều vòng vèo, có một câu rất hay “Rất đông phóng viên vây lấy Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến. Tất cả chỉ nhận được những cái lắc đầu và xua tay từ chối của người lẽ ra phải chủ động lên tiếng với báo chí”. Và đặt ra một câu hỏi, đồng thời trong đó đã chứa đựng câu trả lời “Bà bộ trưởng liệu có hiểu rằng sự chấn động của vụ “phi tang xác bệnh nhân” không thuộc dạng muốn hay không muốn, thích hay không thích trả lời cũng được? Nó ở tầm mức trói buộc trách nhiệm “phải trả lời” của người đứng đầu ngành y tế. Trách nhiệm chính trị của cá nhân bộ trưởng ở đâu?”.
Tổng biên tập Petrotime Nguyễn Như Phong, dưới bút danh Như Thổ có bài xã luận với cái tít lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử báo chí cách mạng “Bộ trưởng Y tế nên từ chức”. Bài đăng lúc 10h16 phút và đến giờ, tồn tại dưới hình thức “lỗi 404”.
Mình điện cho anh Phong, nghe một tràng cặc dái.
Và lý do 404, chỉ có thể đưa vào hồi ký.
Trong khi đó, ở Bình Phước, lại thêm một sản phụ tử vong sau khi nữ hộ sinh đòi 500k không được đã thượng cẳng chân, hạ cẳng tay, mở mồm chửi rằng “Mày mập như heo mà không biết rặn à”.
Đan mạch vãi lúa con khốn nạn. Chỉ vì thiếu 500k, người sản phụ nằm đau đớn cả đêm. Còn đứa bé chết thậm chí khi còn chưa kịp cất tiếng khóc chào đời.
Vẫn muốn bênh các vị từ mẫu rằng đó chỉ là chuyện con sâu. Nhưng sâu nhiều quá, không còn thấy cả cái lá.
Anh Phong ơi anh sai rồi. Một bà Bộ trưởng từ chức chẳng thể thay đổi được điều gì.
Anh cứ mở tờ báo của ngành y tế ra mà xem. Bên cạnh một bài đập tơi tả Phan Thị Bích Hằng, Tổng biên tập Trần Sĩ Tuấn, tất nhiên cũng là một bác sĩ, ngay lập tức trổ tài ngoại cảm khi cho đăng bài báo dẫn “nhận định của BS. Trần Sĩ Tuấn, Tổng biên tập báo Sức khỏe & Đời sống: thi thể nạn nhân Huyền có thể đã trôi đi xa khỏi khu vực cầu Thanh Trì…”.
Cái này làng báo gọi là “thủ dâm” thì phải.
THEO FB ĐÀO TUẤN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét