Chính luận
20-10-2013
David Thiên Ngọc
“Tôi có lỗi với dân tộc. Chính cái hăng hái, nhiệt huyết của tôi đã góp phần dựng lên chế độ độc tài hiện nay. Đã vô tình đem lại sự đau khổ hiện nay. Và nếu xét về những căn bản để đảm bảo tự do cho nhân dân và độc lập cho dân tộc thì tôi cũng đã vô tình góp công sức đưa những người mang danh là “cách mạng” nhưng thực chất là vì quyền lực tới phá bỏ một chế độ đã được xây dựng trên những căn bản về tự do, dân chủ và nhân bản tại miền Nam Việt Nam.” - ông Huỳnh Nhật Tân.
Trước khi viết bài này tôi đắn đo suy nghĩ mất mấy ngày liền. Trăn trở, suy tư về ý tưởng trong nội dung bài viết đã diễn ra từ lâu song chưa hạ bút được bởi trong tôi còn quá nhiều ray rức. Là một con dân nước Việt ngoài sự hiểu biết qua sách vở, giảng đường cùng các tài liệu lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa của đất nước ta qua hàng ngàn năm trước thì tôi cũng tận mục sở thị từng trang đời, từng dấu vết và những vòng quay của bánh xe lịch sử VN từng giờ lăn qua trước mắt hơn 40 năm qua.
Đất nước ta hiện nay thật sự đang chao đảo, xã hội ngả nghiêng đã đến hồi sụp đổ về mọi mặt. Dân tình khổ đau, chới với trên bờ vực sống còn thì bổn phận của những người con dân có trái tim nồng nàn, yêu tổ quốc non sông thì không thể nào an giấc. Đứng đầu hàng ngũ này phải kể là lớp sĩ phu chí sĩ, trí thức.
Lịch sử VN đầu thế kỷ 15 nhà Trần suy yếu, giặc Minh phương bắc xâm chiếm cõi bờ, đặt ách đô hộ. Đứng trước tình thế dân tộc rơi vào vòng xiềng xích, nô lệ. Trần Nguyên Hãn ngày đêm đau đáu cho vận nước tình dân, cùng Nguyễn Trãi đêm thao thức đọc binh thư, ngày băng rừng, vượt núi tìm minh Chúa đem tài sức hiến dâng cùng nhau dấy binh khởi nghĩa ở Lam Sơn. Cuối cùng các chí sĩ, trí thức yêu nước đã đưa con thuyền quốc gia vượt phong ba cập bến bờ hạnh phúc, xã hội an bình, thịnh lạc qua mấy trăm năm.
Ngày nay cùng với trào lưu tiến bộ trên thế giới. Việt Nam với dòng giống Lạc Hồng, qua chứng minh lịch sử là một dân tộc hiền hòa nhưng bất khuất, cần cù và thông minh, ham học đã sản sinh ra bao lớp anh thư, tuấn kiệt và những lớp nhân sĩ trí thức yêu nước thương nòi đã dám quên mình cho sự thịnh suy của tổ quốc, dấn thân đấu tranh cho xã hội đẹp tươi.
Nơi đây tôi chỉ xin đề cập đến một số nhân vật chính trị, trí thức VN trong các thập niên 60-70 của thế kỷ 20 mà giới trí thức (tạm gọi) này một số xuất thân từ hàng ngũ Sinh viên học sinh (SVHS) Sài Gòn ngày trước mà quá trình hoạt động và tiếng vang vẫn còn, tuy mỗi thời gian có một gam màu khác nhau.
Hai thập niên 60 và 70 thế kỷ trước đất nước VN đắm chìm trong biển lửa, huynh đệ tương tàn, nồi da xáo thịt. Kể từ khi Hồ Chí Minh cùng đảng CSVN đã cúi đầu vâng theo mệnh lệnh của CS Nga-Tàu xé bỏ hiệp định Genève và đem quân tiến chiếm miền Nam Việt Nam để làm bàn đạp nhuộm đỏ bán đảo Đông Dương. Chính Lê Duẫn đã xác nhận “Ta đánh (MNVN) đây là đánh cho Nga-Tàu”. Cuộc binh lửa can qua đó đã gây ra cho hàng triệu sinh linh nam nữ thanh niên VN phải bỏ mình một cách đau thương và vô nghĩa, làm mồi để chúng đốt dãy Trường Sơn một cách phi lý.
Để góp phần cho cuộc binh đao đó một số trong giới trí thức miền Nam, nhất là giới SVHS tập trung ở Sài Gòn đã đóng một vai trò không nhỏ. Vào thời giai đoạn 1965-1975, đa phần thanh niên VN tương đối khá mơ hồ về mặt chính trị. Chủ nghĩa cộng sản hay chủ nghĩa tư bản là những học thuyết không mấy phổ biến rộng rãi và sâu xa mà mỗi cá nhân phải tự tìm tòi học hỏi. Phần lớn sinh ra và lớn lên bắt đầu có một chút ý thức về xã hội, về nhân sinh quan thì lăn lộn và ngập chìm trong lửa đạn. Nắm được yếu tố này cộng sản đã khai thác triệt để và hình thành mạng lưới tuyên truyền dưới lá cờ cứu nguy tổ quốc. Từ đó phong trào Thanh niên sinh viên học sinh (TNSVHS) đấu tranh phản chiến, chống Mỹ ra đời. Ở đây tôi chỉ nói phong trào TNSVHS miền nam (SG), ngoài ra còn có phong trào TNSVHS Huế, Đà Nẵng cũng được CS dựng lên.
Phong trào TNSVHS Sài Gòn được lãnh đạo bởi thành đoàn Đoàn Thanh niên cộng sản HCM và bùng lên sôi nổi trong giai đoạn từ năm 1965-1972, trong đó có 2 mặt là bí mật và công khai (hợp pháp). Thành phần bí mật hoàn toàn là đảng viên CS trực tiếp từ thành đoàn, đặc khu ủy Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định đảm trách lãnh đạo lực lượng công khai. Trong lực lượng công khai có một số đoàn viên, đảng viên CS chưa bị lộ thân thế làm nòng cốt và xách động, hô hào kêu gọi, lôi kéo hàng ngũ SVHS đấu tranh bãi khóa chống “Mỹ ngụy” đòi hòa bình cho VN. Trong lúc đất nước lâm vào cảnh chiến tranh tàn khốc, hàng ngày bom đạn máu xương chết chóc diễn ra hàng giờ thì những SVHS trong phong trào với bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ, hăng say và hiếu động nhưng ý thức về chính trị hời hợt non trẻ, lập trường tư tưởng chưa có, đã nghe theo những lời tuyên truyền ngọt mật từ miệng lưỡi của các đoàn, đảng viên CS và lấy đó làm khuôn vàng thước ngọc, lý tưởng để dấn thân.
Ngoài các cán bộ đảng viên của thành đoàn, đặc khu ủy như Dương Văn Đầy, Trần Thị ngọc Hảo (tư Tín), Nguyễn Ngọc Phương (Ba Triết), Phan Đình Dinh (chín Kế), còn có Phùng Hữu Trân, Lê Thành Yến, Nguyễn Xuân Thượng, Võ Thị Bạch Tuyết v.v… cùng các lãnh đạo của phong trào VSHS qua các khóa chủ tịch tổng hội SVHS SG và các ban đại diện của các phân khoa, cao đẳng và học sinh kỹ thuật Cao Thắng như: ... ... ...(*)
----------
(*) Vì bài khá dài nên tác giả trang tin xin được copy đến đây
Trả lờiXóaCảm hứng (Nguyễn Bỉnh Khiêm, gười dịch: Ngô Lập Chi)
Non sông nào phải buổi binh thời,
Thù đánh nhau chi khéo nực cười.
Cá vực, chim rừng, ai khiến đuổi ?
Núi xương, sông huyết, thảm đầy vơi.
Ngựa phi ắt có hồi quay cổ,
Thú dữ nên phòng lúc cắn người.
Ngán ngẩm việc đời chi nói nữa,
Bên đầm say hát nhởn nhơ chơi.
---
Trương truyền bài thơ này làm ra để tiên đoán việc nhà Lê sẽ trung hưng và nói đến việc họ Trịnh chuyên quyền lấn áp vua lê. Và những việc của ông tiên đoán điều không sai một mảy.