Published on December 11, 2014 · No Comments
TTXVA.NET BIÊN TẬP
Bài viết ngắn dưới đây là một khảo sát của nhà nghiên cứu văn hóa Trần Quang Đức, tiêu đề do nhóm biên tập TTXVA đặt.
Ảnh : 1. Nhạc công gõ ngữ thời Nguyễn ; 2. Ngữ thời Nguyễn vẽ trong tập san Những người bạn cố đô Huế (Asociation des amis du vieux Hue) cùng hiện vật ngữ của nhà Thanh, nhà Triều Tiên ; 3. Nhạc công gõ ngữ thời Triều Tiên do Hàn Quốc phục dựng.
Ngữ (敔) – nhạc khí hình hổ nằm, trên lưng có 27 răng gỗ, sử dụng trong cung đình những dịp đại lễ. Ngữ được đặt trên giá gỗ, nhạc công đứng bên cạnh dùng một chiếc gậy tre đập dập một đầu, sau khi gõ lên đầu hổ ba tiếng thì chà lên 27 răng gỗ trên lưng hổ ba lần, biểu thị kết thúc dàn nhã nhạc.
Nước Đại Việt thời Trần, Lê Tắc cho biết : Đại ngữ (大敔 / Ngữ lớn) được liệt vào dàn đại nhạc, riêng vua mới được dùng. Đến thời Nguyễn, ngữ chỉ được sử dụng trong lễ tế Nam giao.
[Độc giả] Nguyễn Mạnh Tuấn :Bây giờ cũng có thấy nhạc cụ gần giống thế này : làm bằng gỗ, hình con ếch, lưng có răng cưa, dùng một đoạn gỗ kéo dọc từ đầu xuống đuôi phát ra tiếng kêu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét