CHÍNH NGÀI ĐÃ DẪN CON ĐI
Lm. Lê văn Quảng
(Dịp lễ ngân khánh linh mục)
Một cô bé bảy tuổi nghe cha mẹ mình nói chuyện về đứa em trai nhỏ. Cô bé chỉ hiểu rằng em mình đang bị bệnh rất nặng và gia đình cô không còn tiền.
Cô bé nghe bố nói với mẹ bằng giọng thì thầm tuyệt vọng: “Chỉ có phép màu mới cứu sống được Andrew”. Thế là cô bé vào phòng mình, kéo ra một con heo đất được giấu kỹ trong tủ. Em dốc hết đống tiền lẻ và đếm cẩn thận.
Rồi cô bé lẻn ra ngoài bằng cửa sau, đến tiệm thuốc gần đó. Em đặt toàn bộ số tiền mình có lên quầy.
Người bán thuốc hỏi: “Cháu cần gì?”
Cô bé trả lời: “Em trai của cháu bệnh rất nặng và cháu muốn mua phép màu.”
- Cháu bảo sao? – Người bán thuốc hỏi lại.
-. Em trai cháu bị một căn bệnh gì đó trong đầu mà ba cháu nói chỉ có phép màu mới cứu được nó. Phép màu giá bao nhiêu ạ?
- Ở đây không bán phép màu, cháu à. – Người bán thuốc nở nụ cười tỏ vẻ cảm thông với cô bé.
- Cháu có tiền trả mà. Nếu không đủ, cháu sẽ cố tìm thêm. Chỉ cần cho cháu biết giá bao nhiêu?
Trong cửa hàng còn có một vị khách ăn mặc thanh lịch. Sau khi nghe câu chuyện, ông cúi xuống hỏi cô bé: “Em cháu cần loại phép màu gì?”
- Cháu cũng không biết nữa – Cô bé trả lời, rơm rớm nước mắt. “Nhưng em cháu rất cần phép màu đó. Nó bị bệnh nặng lắm, mẹ cháu nói rằng nó cần được giải phẫu, và hình như phải có thêm loại phép màu gì đó nữa mới cứu được em cháu. Cháu đã lấy ra toàn bộ số tiền để dành của mình để đi tìm mua phép màu đó.”
- Cháu có bao nhiêu? – Vị khách hỏi. Cô bé trả lời vừa đủ nghe: “Một đô la mười một xu.”
Người đàn ông mỉm cười: “Ồ! Vừa đủ cho cái giá của phép màu”.
Một tay ông cầm tiền của cô bé, tay kia ông nắm tay em và nói: “Dẫn bác về nhà cháu nhé. Bác muốn gặp em trai và cha mẹ cháu để xem bác có loại phép màu mà em cháu cần không.”
Người đàn ông thanh lịch đó là Bác sĩ Carlton Armstrong, một phẫu thuật gia thần kinh tài năng. Ca mổ được hoàn thành mà không mất tiền, và không lâu sau, đứa bé đã có thể về nhà, khỏe mạnh.
Mẹ cô bé thì thầm: “Mọi chuyện diễn ra kỳ lạ như có một phép màu. Thật không thể tưởng tượng nổi. Thật là vô giá!”. Cô bé mỉm cười. Em biết chính xác phép màu giá bao nhiêu. Một đô la mười một xu, cộng với niềm tin chân thành của một đứa trẻ, và lòng tốt của người bác sĩ.
Kính thưa quí ông bà anh chị em. Nếu mỗI ngườI ngồI ngẫm nghĩ lạI cuộc đờI của mình, mỗI ngườI sẽ cảm thấy rõ ràng: chúng ta còn sống và được như ngày hôm nay, thật sự phảI nói là một Phép Mầu. Và đây cũng chính là điều tôi muốn chia sẻ vớI quí ông bà anh chị em trong thánh lễ hôm nay.
Nhiều ngườI nghĩ rằng chúng tôi những linh mục là những con ngườI tài ba đức độ nên mớI được Thiên Chúa tuyển chọn. Tôi không nghĩ thế. Tôi không nghĩ vì mình tài ba đức độ mà được Thiên Chúa tuyển chọn. Không, không phảI thế. Tình yêu Thiên Chúa trên tôi và chọn tôi không phảI vì tôi trổI vượt hơn những ngườI khác. Tình yêu Thiên Chúa trên tôi không căn cứ vào công trình của tôi. Đó là một tình yêu hoàn toàn nhưng không, một tình yêu hoàn toàn vô điều kiện, vì nếu tình yêu ấy căn cứ vào tài đức của tôi, khi tài đức tôi không còn nữa thì tình yêu ấy cũng sẽ biến mất. Nhưng khi tình yêu ấy căn cứ trên cái nhưng không, tình yêu ấy không thể bị tiêu diệt và tôi sẽ không bao giờ mất nó vì nó không đến do một công trình nào của tôi mà là một món quà nhưng không của Thiên Chúa.
NgồI ngẫm nghĩ lạI, tôi thấy việc Chúa làm thật là mầu nhiệm. Lớp chúng tôi khi mớI vào tiểu chủng viện là 65. Nhưng cuốI cùng chịu chức chỉ còn 4. Một ở Úc, 2 đang ở Việt Nam, và tôi đang ở đây. Nhiều anh trong lớp tôi rất là thông minh tài giỏI, lanh lẹ. Nhưng thường những chú bé thong minh lanh lẹ thì cũng hay tinh nghịch nên đã bị nhà trường cho về. Chính vì thế, thiểu số còn lạI không hẳn là những ngườI thông minh lanh lẹ hơn những ngườI kia, mà có thể nói là khù khờ hơn.
Một điều rõ ràng hơn nữa là sau biến cố 30/4/75. Tất cả các chủng viện đều đóng cữa. Để tồn tạI chúng tôi phảI sống thành những nhóm nhỏ, từ những sinh viên trắng trẻo đẹp trai của đạI chủng viện ngày nào, bỗng chốc trở thành những anh chàng nhà quê lem luốt, đen điểu, xấu xí, ngày ngày chỉ biết lam lụ để sản xuất. Nhóm chúng tôi đi làm muốI, mỗI ngày phảI ra đồng làm việc từ 7:30 sáng đến 6 giờ tối. Sau 10 năm trờI lam lụ vất vả, tôi cảm thấy hoàn toàn kiệt sức từ tinh thần lẫn thể chất. Chính vì thế tôi đã quyết định ra đi.
Và tôi đã khám phá ra điều nầy: khi Thiên Chúa đóng cữa trước thì Ngài mở lối sau. Trước kia tôi không bao giờ dám nghĩ đến chuyện vượt biên vì sợ cảnh ngục tù và chết chóc. Nhưng rồI bị đưa đẩy vào bước đường cùng, tôi không còn chút sợ hãi nữa, sẵn sàng chấp nhận: một là chết hai là vinh quang, không chấp nhận cảnh nô lệ, nên tôi đã ra đi. Hai lần đầu thất bạI nhưng may mắn không bị bắt. Lần thứ ba thì thành công nhưng rồI lạI gặp giông to bão tố. May mắn là được tàu hảI quân Mỹ vớt, nếu không chúng tôi cũng đã trở thành những miếng mồI ngon cho cá biển. Vì thế càng ngẫm nghĩ tôi càng cảm thấy như có một phép màu nào đó đã che chở phù hộ để mình vẫn còn sống đến ngày hôm nay.
Xa hơn tí nữa, mọI ngườI đều nghĩ rằng đất lành chim đậu và đất Mỹ sẽ là chỗ dừng chân lý tưởng. Nhưng rồI trong cuộc sống, có nhiều điều lạ lùng xảy ra dường như có một bàn tay vô hình nào đó muốn an bài, muốn dẫn dắt để đưa tôi đi vào con đường mà Ngài muốn tôi đi. Trong lúc còn đang phân vân ngẫm nghĩ thì tôi đọc phảI một câu chuyện rất cảm động nầy:
Năm 1962, chiếc phi cơ của hãng Panam Mỹ chở mấy trăm ngườI, trong đó có một số giám mục Mỹ từ NewYork đến Rôma để họp công đồng chung Vaticanô II. Trong chuyến bay có 2 cô tiếp viên hàng không, một trong hai cô có nét đẹp tuyệt vời. Trên chuyến bay, có một cụ già đã lưu ý đặc biệt đến sắc đẹp của cô. Cụ vừa nhìn ngắm vừa ngẫm nghĩ môt cái gì đó khác thường. Thế rồI khi phi cơ hạ cánh, mọI ngườI chuẩn bị xuống phi cơ thì cụ già đó vẫn cứ ngồI yên. MọI ngườI lần lượt bước ra khỏI phi cơ, cụ là ngườI cuốI cùng rờI chỗ. Và trước khi giã từ, ngườI ta thấy cụ đưa miệng ghé vào tai cô tiếp viên xinh đẹp kia nói nhỏ một câu gì không ai biết được. Chúng ta có biết cụ già ấy là ai không? Đó là đức giám mục Fulton Sheen, tổng giám mục NewYork., một nhà hùng biện nổI tiếng nước Mỹ.
Bốn tháng sau, khi khóa một công đồng chung Vaticano kết thúc, các giám mục được về nước nghỉ. Một hôm, nghe tiếng chuông reo, ngài ra mở cữa, cô tiếp viên nói: Thưa đức cha, đức cha có còn nhớ con không? Tôi còn nhớ lắm. Cô là tiếp viên trên chiếc hàng không đưa chúng tôi đến Roma. Đức cha có còn nhớ đã nói gì vớI con không? Tôi đã nói: có khi nào cô đã cảm tạ ơn Chúa vì Ngài đã ban cho cô sắc đẹp tuyệt vờI ấy không? Thưa đức cha, chính vì câu hỏI đó mà hôm nay con đến hầu chuyện đức cha. Đức cha thử nghĩ con phải làm gì để tạ ơn Chúa? Ngài ngẫm nghĩ trong chốc lát, sau đó đưa cô đến bản đồ thế giớI, vừa chỉ vừa nói: đây là Việt Nam, đây là Sài Gòn, và đây là DiLinh. Cha vừa mớI được một tin từ Việt nam: đó là đức cha Jean Casssaigne, một ngườI Pháp đang làm tổng giám mục Sàigòn, đã xin từ chức để đi phục vụ một trạI phong cùi ở miền núi DiLinh. Vậy con có muốn hy sinh một thờI gian, đem tiếng nói dịu dàng, nụ cườI hồn nhiên, duyên sắc mặn mà của con để an ủI họ không? Nghe đến đó, mặt cô tiếp viên tái dần đi. Cô đứng lặng yên trong mấy phút. Đột nhiên cô cúi đầu tạm biệt không nói một lời.
Câu chuyện tưởng chừng như kết thúc, rồI bỗng nhiên một ngày kia tiếng chuông điện vang, ngài ra mở cữa, vớI nụ cườI tươi, cô tiếp viên thưa vớI ngài: Thưa đức cha, bây giờ thì con đã sẵn sàng để đi VN. Xin đức cha giúp con để liên lạc. Và ngài rất hài lòng giúp đỡ. Rồi năm 1963, đài phát thanh cũng như báo chí ở Sài Gòn loan tin: Một nữ tiếp viên rất xinh đẹp của hãng hàng không Panam tình nguyện đến DiLinh, Lâm Đồng để sống vớI những ngườI phong cùi trong 6 tháng. Nhưng rồI sau 6 tháng, cô đã tình nguyện ở lại phục vụ những bệnh nhân nầy suốt đờI của cô. Cô xin gia nhập dòng nữ Phan xicô. Sau những năm vào nhà tập, cô đã trở thành bà sơ Phanxico vớI danh xưng sr. Louise Bannet. Ngày sơ nầy khấn lần đầu, rất nhiều ngườI đã đến tham dự lễ khấn để chúc mừng, chia vui, và khích lệ sơ. Sau đó sơ đã phục vụ rất tận tình trong niềm vui của một cuộc đờI tận hiến. Nhưng rồI biến cố tháng tư năm 1975 xảy ra, sơ bị trục xuất. Sơ rất đau buồn rờI khỏI VN và những bệnh nhân ở đó. Sơ trở về Mỹ một thờI gian và sau đó đi Phi Châu phục vụ trạI cùi ở Tahiti cho đến khi chết. Năm 1982 sơ chết vì bệnh ung thư giữa sự thương tiếc của mọI bệnh nhân. Sơ Louise Bannet đã hy sinh tất cả cuộc đờI để mang lạI niềm vui và sự an ủI lớn lao cho những con ngườI bệnh tật đầy đau khổ.
Quả thật, đây là một trong những tấm gương sáng chói của các nhà truyền giáo đã thu hút đờI tôi và đã làm tôi suy nghĩ: Họ là ai? Sao họ anh hùng thế? Không, họ không là những anh hùng. Họ cũng không là những nhà xuất chúng. Không là những nhà thông thái. Họ chỉ là những con ngườI âm thầm vô danh đã dám hy sinh cả một cuộc đờI cho công việc truyền giáo. Họ sẵn sàng chấp nhận mọI rủI ro, tai họa. Họ sẵn sàng chấp nhận mọI gian lao thử thách. Họ sẵn sàng chấp nhận mọI thương đau bệnh tật. Dẫu âm thầm vô danh nhưng họ là những chiến sĩ rất hào hùng, hào hùng trong hy sinh, hào hùng trong chiến đấu, hào hùng trong cuộc sống. PhảI nói: Họ khác vớI những con ngườI tầm thường như chúng ta. Họ có cái gì cao thượng. Họ có cái gì cao quí. Họ có cái gì cao đẹp khiến mình phảI ngưỡng phục, phảI học hỏI cho dẫu biết rằng suốt đờI mình không thể nào làm được những điều như họ, nhưng mình vẫn muốn bắt chước, muốn đi theo con đường họ đang đi. Chính vì thế tôi đã nốI gót theo họ.
Và sau 25 năm trên bước đường truyền giáo tôi cảm thấy rõ điều nầy: đờI truyền giáo quả thật có đầy những gian lao vất vả nhưng cũng có nhiều yên ủI lớn lao, có những mồ hôi rướm máu, nhưng cũng có những hoa trái khích lệ. Và càng ngẫm nghĩ tôi càng cảm thấy thâm tín điều nầy: Không phảI con đã chọn Cha, nhưng chính Cha đã chọn con và đã dẫn con đi qua những con đường mà Ngài muốn con phải đi.
Thật vậy, 30 năm trước không bao giờ tôi dám nghĩ đến chuyện vượt biên. 30 năm trước không bao giờ tôi dám nghĩ đến chuyện xuất ngoại. 30 năm trước không bao giờ tôi dám nghĩ đến chuyện đi du học, và càng không bao giờ nghĩ đến chuyện đi truyền giáo ở một đất nuớc xa xôi nào đó. Nhưng rồI chương trình của Thiên Chúa thì khác hẳn vớI chương trình của con ngườI. Chính Ngài đã an bài mọI sự và đã hướng dẫn tôi đi vào con đường mà Ngài muốn tôi phảI đi.
Trong thánh lễ hôm nay, chúng ta hãy dâng lờI cầu nguyện cách riêng cho những nhà truyền giáo, xin Chúa luôn nâng đỡ họ và đồng hành vớI họ trên mọI bước đường họ đang đi. Đặc biệt hôm nay trong thánh lễ nầy, xin anh chị em hãy cùng tôi dâng lên Thiên Chúa những lờI cảm tạ chân thành vì muôn hồng ân Ngài đã ban xuống cho tôi trong suốt 25 năm qua trên bước đường truyền giáo. Và cũng xin tiếp tục cầu nguyện và nâng đỡ tôi trên quãng đường đờI còn lạI để tôi luôn giữ được sự bình an và lòng hăng say phục vụ cho cánh đồng truyền giáo mà Chúa muốn tôi ra đi để phục vụ cho nước Ngài.
Cali. ngày 6/7/2014.
----