Trang

Nhãn

Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2013

Đàn áp thẳng tay đối với những người phao tin đồn trên Internet ở Trung Quốc (vietnam.ucanews.com)

Việc giám sát trang mạng xã hội đang bắt đầu có hiệu quả
Tags: 
September 19, 2013 
Phóng viên ucanews.com từ Bắc Kinh và Thạch Gia Trang, Trung Quốc 
Đàn áp thẳng tay đối với những người phao tin đồn trên Internet ở Trung Quốc thumbnail
Một tiệm Internet ở Thành Đô. Ảnh: pcruciatti / Shutterstock.com
Qin Zhihui, nhân viên điều hành bộ phận PR tại Bắc Kinh có tiếng phổ biến “tin đồn” online, theo công an Trung Quốc.
Sau khi hai tàu cao tốc va nhau bên ngoài thành phố miền đông Ôn Châu hồi tháng 7-2011, Qin dùng tài khoản trên Weibo – trang mạng giống như Twitter của Trung Quốc – khẳng định gia đình của ba người ngoại quốc chết trong tại nạn đó được bồi thường 33 triệu Mỹ kim. Trong khi đó, được biết tiền bồi thường dành cho 37 nạn nhân người Trung Quốc ít hơn đến trên 200 lần.

Nhưng mãi đến khi Qin bị buộc tội nhạo báng Lei Feng, một người lính đã chết đã lâu và là vị anh hùng của Cộng sản rất được nhiều người nhắc tới, cảnh sát Bắc Kinh mới bắt giam ông ta.
“Nhiều người sử dụng mạng báo việc này với công an và yêu cầu điều tra kỹ những người phao tin đồn bôi nhọ hình ảnh của Lei Feng”, theo thông cáo của công an sau khi Qin và ba người khác bị bắt giam hồi tháng trước.
Kể từ đó, đảng Cộng sản mở chiến dịch nhắm vào “những tin đồn” online phổ biến những lời chỉ trích mạnh mẽ và thường rõ ràng trên các phương tiện truyền thông phương Tây và những việc tranh luận không rõ ràng ở chính Trung Quốc.
Gần như ngày nào cũng có người bị bắt trong chiến dịch đàn áp được các nhà phê bình gọi là hạn chế số lượng người cầm đầu dư luận online trong khi đặt internet dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Cộng sản trở lại.
Nhà tư bản Charles Xue, công dân Mỹ, đại diện cho trường hợp nổi bật nhất từ trước đến nay. Xue có 12 triệu người ủng hộ trên Weibo, bị bắt giam vì những cáo buộc liên quan đến mại dâm vào cuối tháng trước và sau đó tái xuất hiện trên CCTV của nhà nước hôm chủ nhật thú nhận “sự vô trách nhiệm trong việc phổ biến thông tin online”.
Trong thời gian bị bắt giam và thú tội kỳ lạ của ông, tòa án tối cao Trung Quốc phát hành một văn bản giải thích luật mới xác nhận phỉ báng online là tội hình sự trong các trường hợp thông tin sai có hơn 5.000 lượt người xem hay được đăng tải trên 500 lần. Hình phạt nặng nhất là ba năm tù giam.
“Không một quốc gia nào xem việc vu khống người khác là ‘tự do ngôn luận’”, người phát ngôn cho tòa án Sun Jungong nói và công bố trực tiếp phán quyết này trên website People’s Daily của nhà nước hôm 9-9.
Tuy nhiên, Sarah Cook, nhà phân tích nghiên cứu thâm niên về internet ở Đông Á tại Freedom House ở Washington DC, nói xem phỉ báng là tội theo những quy định mơ hồ và hà khắc chỉ làm tổn thương quyền cơ bản này nơi 600 triệu người sử dụng internet ở Trung Quốc.
“Dường như việc này gần như chắc chắn gây tác động mạnh khủng khiếp và có thể chúng ta đang chứng kiến điều đó. Chắc chắn chúng ta sẽ thấy kiểm duyệt gia tăng”, bà khẳng định.
Cook nói vấn đề chính là việc đàn áp tin đồn của Trung Quốc nhầm lẫn hành vi thường bị trừng phạt ở các nước khác, như cố tình làm mất danh tiếng của người khác trên mạng, với những nỗ lực phổ biến thông tin thật và quan trọng thật sự.
Hôm 29-8, công an ở tỉnh miền đông Hồ Bắc bắt giam một người đăng chi tiết vụ tai nạn xe gây chết người. Mặc dù thông tin cơ bản về vụ tai nạn là chính xác, ông ta đã nói nhầm rằng có bảy người chết thay vì ba người trong một vụ mà ngay cả báo chí nhà nước cũng chỉ trích.
“Đôi khi toàn bộ mục đích của các phương tiện truyền thông xã hội là phổ biến thông tin trước khi chắc chắn tuyệt đối”, Gary King, nhà khoa học xã hội tại đại học Harvard nói.
Sau các cuộc nghiên cứu gần đây về kiểm duyệt online của Trung Quốc, Kinh kết luận trái với lòng tin của nhiều người, đảng Cộng sản thường vui mừng chấp nhận những thông tin phê phán đảng trong khi hàng ngàn nhân viên kiểm duyệt xóa bỏ các mục đăng tải cả ngày lẫn đêm.
Trong một quốc gia không có bầu cử hay thăm dò ý kiến đáng tin cậy, những dư luận như thế tạo ra một thước đo quan điểm của công chúng quan trọng hiếm thấy, ông nói.
Điều mà chính quyền Trung Quốc thật sự lo sợ là hoạt động online thúc giục thường dân hành động hay tạo ra số đông người bất bình.
Cho đến nay, bằng chứng cho thấy cuộc đàn áp online gần đây đang có kết quả như mong muốn. Mặc dù biện pháp ngăn chặn tội vu khống mới này bị chỉ trích dữ dội, một người sử dụng Weibo miêu tả động thái này “hoàn toàn bất công”, song chỉ có phản ứng bằng miệng.
Trong khi đó, được biết trong năm nay 500 triệu người sử dụng Weibo giảm 30% hoạt động và những người cầm đầu dư luận đang bị đảng Cộng sản và những người ủng hộ đảng dọa nạt.
Tháng trước, các nhân viên điều hành CCTV hội kiến một nhóm người nổi tiếng, tất cả đều có hàng triệu người Trung Quốc ủng hộ trên Weibo, tìm cách thỏa thuận yêu cầu họ tuân theo “bảy điều tối thiểu”, hay những quy định phù hợp với đường lối của đảng.
Chủ nghĩa xã hội, lợi ích quốc gia, đạo đức và trật tự xã hội là trọng tâm điểm của thỏa thuận này, theo tờ People’s Daily.
“Mọi người đều cho rằng những người nổi tiếng trên internet cần gánh thêm những trách nhiệm xã hội”, tờ báo nói thêm.
Động thái này đánh dấu nỗ lực mới nhất của Trung Quốc ép buộc những người có ảnh hưởng online chịu trách nhiệm về những lời bình luận của họ.
Kể từ năm 2009, Weibo cho những người có tài khoản trên trang mạng này cơ hội được “V” ngụ ý được xác nhận ngoài việc dùng tên đảm bảo tính xác thực của những gì họ nói, dịch vụ này yêu cầu người sử dụng cung cấp số chứng minh thư, số điện thoại và giấy chứng nhận việc làm.
Tương tự, trong những năm gần đây các tiệm internet bắt đầu thực hiện quy định yêu cầu tất cả người sử dụng quét hình thẻ chứng minh, vốn được áp dụng lỏng lẻo trước đây.
Trong khi thường dân Trung Quốc sử dụng internet thường bày tỏ quan ngại họ đang bị theo dõi và mất cơ hội có được kinh nghiệm online đầy đủ – Facebook, Twitter và ngay cả Google News vẫn còn bị chặn – nhiều người vẫn thờ ơ về ý nghĩa của chiến dịch đàn áp này đối với họ.
Một sinh viên đại học 22 tuổi và là người thường xuyên sử dụng Weibo ở tỉnh miền nam Quảng Đông từ chối cho biết tên nói cô vui mừng vì cuối cùng chính quyền cũng tiến hành xử lý việc đưa tin sai trên internet.
“Tôi không nghĩ việc đó sẽ thay đổi hành vi của mình. Tôi chưa bao giờ phổ biến tin đồn giả online”, cô nói.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét