Hai năm trôi qua Đức Thánh cha Phanxicô vẫn còn gặp sự phản đối quyết liệt
Tags: cải cách, phản đối, tính ì
Jean_Louis De La Vaissiere cho AFP từ thành phố Vatican
Hai năm sau khi Đức Thánh cha Phanxicô nhậm chức và cam kết cải tổ Giáo hội, các đối thủ của ngài đang dùng kế hoãn binh khi tìm cách kiềm chế nỗ lực cải cách của ngài.
Vị lãnh đạo đầu tiên của người Công giáo La Mã trên thế giới xuất thân từ châu Mỹ Latinh được cho là đã mang lại một luồng sinh khí mới cho cách Giáo hội đến với một tỷ tín đồ và những người còn lại trên thế giới.
Tính cách bình dân, cách xử lý các vấn đề như linh mục phạm tội ấu dâm và các dấu hiệu tiếp cận những vấn đề đồng tính và ly hôn gây nhiều tranh cãi cách đầy cảm thông và thực tế đã xóa bỏ cảm giác khủng hoảng đeo bám dưới thời vị tiền nhiệm của ngài là Đức Bênêđictô XVI.
Nhưng trong lúc Đức Jorge Bergoglio trước đây chuẩn bị kỷ niệm 2 năm được bầu làm giáo hoàng vào thứ Sáu, ngài biết rõ tình hình trước mắt rất khó khăn vì phải làm thế nào để tư duy của người Công giáo về gia đình phù hợp với thực tế lối sống của nhiều tín hữu ở đầu thế kỷ 21.
Đức Thánh cha người Argentina coi trọng vấn đề này khi tổ chức hai thượng hội đồng giám mục về chủ đề gia đình trong thời gian mới nhậm chức.
Các nguy cơ liên quan gia tăng khi thượng hội đồng giám mục thứ nhất vào tháng 10 chứng kiến những giám mục bảo thủ nổi giận vận động ngăn chặn sự tán thành lời kêu gọi tạo cơ hội chưa từng có tiền lệ cho cộng đồng người đồng tính và linh hoạt hơn trong việc xử lý những người Công giáo ly hôn.
Kết quả này được xem là sự thất bại đối với Đức Phanxicô trong tay của một tổ chức trong đó những kẻ bảo thủ tiếp tục giữ ưu thế trước thượng hội đồng thứ hai vào tháng 10 năm nay.
“Thượng hội đồng xác nhận hiện nay có một cuộc xung đột công khai trong nội bộ Vatican về mọi vấn đề quan trọng”, Marco Politi, chuyên gia Vatican phát hành bài luận văn gần đây có tựa đề “Đức Phanxicô ở giữa bầy sói”, phát biểu.
“Chính Đức Thánh cha đang lo lắng. Trước Giáng sinh ngài nói với một người bạn Mỹ Latinh rằng ‘điều duy nhất tôi cầu xin Chúa đó là những thay đổi mà tôi đang hy sinh bản thân rất nhiều để có được sẽ không giống như một ngọn đèn tắt”, Politi kể.
Politi tin rằng quyết định mang tính lịch sử của Đức Bênêđictô là thà từ nhiệm hơn là chết khi đang tại chức, và những lời Đức Phanxicô 78 tuổi gợi ý ngài cũng có thể làm tương tự, là những con người nhìn xa trông rộng trong Tòa Thánh.
“Đây là một triều đại giáo hoàng có khung thời gian giới hạn, có nghĩa là các đối thủ có thể canh chừng cho hết giờ và tự nói: ‘chúng ta chỉ cần chờ 4 hay 5 năm là sẽ hết’”, ông nói.
“Đó là cái mới và nó giúp họ củng cố”.
Đức Phanxicô còn gặp phải sự chống đối tinh tế trước nỗ lực cải cách Giáo triều, bộ máy chính quyền Vatican quản lý Giáo hội toàn cầu.
Rõ ràng sự kháng cự đã được ngăn chặn, nhưng với cách làm việc dưới sự đe dọa lâu nay, “thay đổi tâm tính không phải là chuyện dễ”, theo một nguồn tin nội bộ.
Việc Đức Phanxicô thỉnh thoảng miêu tả một số viên chức Vatican là được nuông chiều và vô tư – bị “bệnh Alzheimer tinh thần” như được ngài diễn tả cách chua cay – đã không chiếm được tình cảm của bạn bè trong thành quốc này.
Xu hướng nói thẳng thắn cũng gây quan ngại, thậm chí khó chịu, rằng những vấn đề thần học chính đang được rút gọn thành những câu dễ nhớ.
Qua lời bình luận về người đồng tính “Tôi là ai mà phán xét”, Đức Phanxicô bất ngờ bỏ đi sự ủng hộ đối với giáo huấn của Giáo hội dạy hành vi đồng tính là tội có hàng thế kỷ nay.
Những lời dí dỏm như người Công giáo không cần đẻ “như thỏ” và gợi ý những kẻ mạo phạm tôn giáo đáng bị “một cú đấm vào mũi”, cũng góp phần tạo nên một nghịch biện về Đức Thánh cha: Đức Phanxicô càng được nhiều người yêu mến trên thế giới, thì sự ủng hộ ngài càng ít chắc chắn trong hàng ngũ Giáo hội.
“Nhiều người Công giáo hành đạo cảm thấy lo lắng”, Romilda Ferrauto thuộc Đài Vatican phát biểu. “Họ hiểu được Đức Thánh cha muốn tỏ lòng thương xót đối với những người bị cuộc đời làm tổn thương nhưng họ cũng hỏi ‘còn sự thật thì sao, luật Chúa thì sao?’”
Và không chỉ có các nhà báo tỏ vẻ e dè.
“Không một thượng hội đồng nào, không một giám mục nào, thậm chí là giáo hoàng có thể lấy đi kho báu là đức tin Công giáo”, Đức Giám mục Athanasius Schneider nhận xét gần đây.
Những giọng nói chói tai như thế có ảnh hưởng lớn, theo Politi.
“Lời chỉ trích nhanh chóng biến thành sức ì rất lớn”, ông nói.
“Khi Đức Thánh cha gợi ý thay đổi trong phương pháp mục vụ về những vấn đề luân lý tính dục, có sự im lặng bày tỏ phản đối. Khi ngài yêu cầu các tôi tớ của Giáo hội nên sống khiêm tốn, như ngài, ta không thấy có nhiều giám mục từ bỏ các lâu đài của mình”.
Vị lãnh đạo đầu tiên của người Công giáo La Mã trên thế giới xuất thân từ châu Mỹ Latinh được cho là đã mang lại một luồng sinh khí mới cho cách Giáo hội đến với một tỷ tín đồ và những người còn lại trên thế giới.
Tính cách bình dân, cách xử lý các vấn đề như linh mục phạm tội ấu dâm và các dấu hiệu tiếp cận những vấn đề đồng tính và ly hôn gây nhiều tranh cãi cách đầy cảm thông và thực tế đã xóa bỏ cảm giác khủng hoảng đeo bám dưới thời vị tiền nhiệm của ngài là Đức Bênêđictô XVI.
Nhưng trong lúc Đức Jorge Bergoglio trước đây chuẩn bị kỷ niệm 2 năm được bầu làm giáo hoàng vào thứ Sáu, ngài biết rõ tình hình trước mắt rất khó khăn vì phải làm thế nào để tư duy của người Công giáo về gia đình phù hợp với thực tế lối sống của nhiều tín hữu ở đầu thế kỷ 21.
Đức Thánh cha người Argentina coi trọng vấn đề này khi tổ chức hai thượng hội đồng giám mục về chủ đề gia đình trong thời gian mới nhậm chức.
Các nguy cơ liên quan gia tăng khi thượng hội đồng giám mục thứ nhất vào tháng 10 chứng kiến những giám mục bảo thủ nổi giận vận động ngăn chặn sự tán thành lời kêu gọi tạo cơ hội chưa từng có tiền lệ cho cộng đồng người đồng tính và linh hoạt hơn trong việc xử lý những người Công giáo ly hôn.
Kết quả này được xem là sự thất bại đối với Đức Phanxicô trong tay của một tổ chức trong đó những kẻ bảo thủ tiếp tục giữ ưu thế trước thượng hội đồng thứ hai vào tháng 10 năm nay.
“Thượng hội đồng xác nhận hiện nay có một cuộc xung đột công khai trong nội bộ Vatican về mọi vấn đề quan trọng”, Marco Politi, chuyên gia Vatican phát hành bài luận văn gần đây có tựa đề “Đức Phanxicô ở giữa bầy sói”, phát biểu.
“Chính Đức Thánh cha đang lo lắng. Trước Giáng sinh ngài nói với một người bạn Mỹ Latinh rằng ‘điều duy nhất tôi cầu xin Chúa đó là những thay đổi mà tôi đang hy sinh bản thân rất nhiều để có được sẽ không giống như một ngọn đèn tắt”, Politi kể.
Politi tin rằng quyết định mang tính lịch sử của Đức Bênêđictô là thà từ nhiệm hơn là chết khi đang tại chức, và những lời Đức Phanxicô 78 tuổi gợi ý ngài cũng có thể làm tương tự, là những con người nhìn xa trông rộng trong Tòa Thánh.
“Đây là một triều đại giáo hoàng có khung thời gian giới hạn, có nghĩa là các đối thủ có thể canh chừng cho hết giờ và tự nói: ‘chúng ta chỉ cần chờ 4 hay 5 năm là sẽ hết’”, ông nói.
“Đó là cái mới và nó giúp họ củng cố”.
Đức Phanxicô còn gặp phải sự chống đối tinh tế trước nỗ lực cải cách Giáo triều, bộ máy chính quyền Vatican quản lý Giáo hội toàn cầu.
Rõ ràng sự kháng cự đã được ngăn chặn, nhưng với cách làm việc dưới sự đe dọa lâu nay, “thay đổi tâm tính không phải là chuyện dễ”, theo một nguồn tin nội bộ.
Việc Đức Phanxicô thỉnh thoảng miêu tả một số viên chức Vatican là được nuông chiều và vô tư – bị “bệnh Alzheimer tinh thần” như được ngài diễn tả cách chua cay – đã không chiếm được tình cảm của bạn bè trong thành quốc này.
Xu hướng nói thẳng thắn cũng gây quan ngại, thậm chí khó chịu, rằng những vấn đề thần học chính đang được rút gọn thành những câu dễ nhớ.
Qua lời bình luận về người đồng tính “Tôi là ai mà phán xét”, Đức Phanxicô bất ngờ bỏ đi sự ủng hộ đối với giáo huấn của Giáo hội dạy hành vi đồng tính là tội có hàng thế kỷ nay.
Những lời dí dỏm như người Công giáo không cần đẻ “như thỏ” và gợi ý những kẻ mạo phạm tôn giáo đáng bị “một cú đấm vào mũi”, cũng góp phần tạo nên một nghịch biện về Đức Thánh cha: Đức Phanxicô càng được nhiều người yêu mến trên thế giới, thì sự ủng hộ ngài càng ít chắc chắn trong hàng ngũ Giáo hội.
“Nhiều người Công giáo hành đạo cảm thấy lo lắng”, Romilda Ferrauto thuộc Đài Vatican phát biểu. “Họ hiểu được Đức Thánh cha muốn tỏ lòng thương xót đối với những người bị cuộc đời làm tổn thương nhưng họ cũng hỏi ‘còn sự thật thì sao, luật Chúa thì sao?’”
Và không chỉ có các nhà báo tỏ vẻ e dè.
“Không một thượng hội đồng nào, không một giám mục nào, thậm chí là giáo hoàng có thể lấy đi kho báu là đức tin Công giáo”, Đức Giám mục Athanasius Schneider nhận xét gần đây.
Những giọng nói chói tai như thế có ảnh hưởng lớn, theo Politi.
“Lời chỉ trích nhanh chóng biến thành sức ì rất lớn”, ông nói.
“Khi Đức Thánh cha gợi ý thay đổi trong phương pháp mục vụ về những vấn đề luân lý tính dục, có sự im lặng bày tỏ phản đối. Khi ngài yêu cầu các tôi tớ của Giáo hội nên sống khiêm tốn, như ngài, ta không thấy có nhiều giám mục từ bỏ các lâu đài của mình”.
Các tin bài khác
- Lo sợ biến đổi khí hậu dẫn đến thay đổi lớn trên các nông trại nhỏ ở Nam Á Mar 19, 2015
- Thương mại công bằng giúp nông dân thoát nghèo Mar 11, 2015
- Ý kiến khác nhau về án tử hình ở Indonesia Mar 09, 2015
- Rốt cuộc bộ phim mới có thúc ép Trung Quốc hành động mạnh về vấn đề ô nhiễm? Mar 05, 2015
- Lễ hội ‘lợn thần’ thu hút hàng ngàn người tại Đài Loan Feb 26, 2015
- Các nhà bất đồng chính kiến bình luận về tương lai của Việt Nam trước Tết Feb 20, 2015
- Tin đồn về thỏa thuận giữa Trung Quốc và Vatican không có tính khả thi Feb 20, 2015
- Những rắc rối trong quan hệ Vatican-Trung Quốc Feb 13, 2015
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét