Tại một số nơi trong khu vực ‘Kitô giáo được xem là xa lạ’ với văn hóa địa phương
Tags: thách thức, truyền giáo, văn hóa, xa lạ
Matt Hadro cho CAN/EWTN News từ Washington DC
Châu Á đặt ra những thách thức độc nhất vô nhị cho việc truyền bá đức tin Công giáo, và Giáo hội phải phản hồi bằng cách truyền giáo thông qua các cuộc gặp gỡ cá nhân, đức hồng y hàng đầu Philippines khẳng định.
“Chúng ta phải thừa nhận cho đến ngày nay tại một số vùng ở châu Á, Kitô giáo vẫn còn bị xem là xa lạ với văn hóa châu Á”, Đức Hồng y Luis Tagle của Manila nói trong bài thuyết trình tại trường Đại học Công giáo Mỹ ở Washington, DC, hôm thứ Hai.
“Một phần trong sứ mạng của Giáo hội tại Á châu là trình bày sự phong phú của Phúc âm về những sự thật có giá trị phổ quát, các giá trị được mở ra cho tất cả mọi người. Nhưng việc này cần diễn ra trong các mối tương tác của con người. Truyền giáo không bao giờ có thể bỏ mặc những người đàn ông và phụ nữ hiện hữu”, ngài nói thêm.
Đức Hồng y Tagle có bài thuyết trình tại buổi Diễn thuyết Hồng y Dearden hàng năm tại Đại học Công giáo, nói về “Hiến chế Gaudium et Spes sau 50 năm: Tiếp nhận của châu Á”.
Văn kiện mang nghĩa “Vui mừng và Hy vọng” này là một trong bốn Tông hiến chính của Công đồng Vatican II, tập trung vào Giáo hội và thế giới hiện đại. Bài thuyết trình tôn vinh Đức Hồng y Dearden của Detroit vì vai trò của ngài trong việc phổ biến giáo huấn của Công đồng Vatican II.
“Văn hóa gặp gỡ” của Đức Thánh cha Phanxicô quan trọng đối với châu Á, nơi mà Kitô giáo là một thiểu số nhỏ và bị nhiều người nghi ngờ, Đức Hồng y Tagle giải thích.
Mặc dù châu Á là châu lục lớn nhất và chiếm 2/3 dân số thế giới, Kitô giáo chỉ chiếm 3% dân, và trong đó một nửa ở Philippines, ngài nói.
Nghèo đói tràn lan. Châu Á có “rất nhiều người nghèo” trong đó có di dân, nạn nhân buôn bán người và du lịch tình dục, và người bị bán làm lao động giá rẻ, ngài nói thêm.
“Một số nơi ở châu Á có các trại tị nạn nhưng không được nước nào nhận cả, do đó ở đây có những người không có tư cách công dân. Không nước nào muốn bảo vệ họ và quyền lợi của họ”, đức hồng y cho biết.
Trong số đó có nhiều người Hồi giáo Rohingya ở Tây Myanmar, không được công nhận là công dân nên không được pháp luật bảo vệ. Hàng trăm ngàn người tìm cách xin tị nạn trong các nước láng giềng, theo Bộ Ngoại giao.
Văn hóa Á châu được hình thành bởi “các tôn giáo cổ”, trong đó có nhiều tôn giáo có trước Kitô giáo, và Kitô giáo được xem là “xa lạ”, đức hồng y nói thêm.
Do đó, qua Hiến chế Gaudium et Spes và trọng tâm điểm của Hiến chế tập trung vào Giáo hội trong thế giới hiện đại, Đức Hồng y Tagle đề xuất phương pháp truyền giáo đặc biệt là gặp gỡ giữa người với người. Điều này nói thì dễ hơn làm trong các nền văn hóa ngược đãi Kitô giáo, ngài thừa nhận.
Chẳng hạn khi chính quyền ban hành đạo luật chống Kitô giáo, “Chúng ta có tiếp tục đối thoại không?” ngài hỏi.
Đức Hồng y Tagle lấy cảm hứng từ chuyến viếng thăm Philippines và Sri Lanka gần đây của Đức Thánh cha Phanxicô.
Đức Thánh cha “chú ý đến thực tại”, và điều này được thể hiện trong việc ngài “quan tâm con người”, đức hồng y giải thích khi kể chuyện Đức Phanxicô lắng nghe các nạn nhân bị ảnh hưởng trận bão gần đây miêu tả cảnh mất người thân và sự đau khổ thể xác mà chính họ phải chịu do bão gây ra.
Đức Hồng y Tagle đã nghe Đức Phanxicô thốt ra những tiếng than nhỏ khi ngài lắng nghe, một dấu hiệu cho thấy ngài nhiệt tình chia sẻ nỗi đau khổ của họ và bày tỏ tình liên đới với họ.
“Người nghèo có một sự sáng suốt mà chỉ họ mới có”, đức hồng y nói và thêm rằng nếu một người khiêm tốn, người đó sẽ lắng nghe và học hỏi từ người nghèo và người chịu đau khổ. Đôi khi Giáo hội không có giải pháp cho sự đau khổ, nhưng ngài dẫn lời Đức Phanxicô nói đôi khi nước mắt là giải pháp duy nhất.
Ta chỉ cần đến một khu phố mua sắm là thấy cảnh nghèo nàn cô đơn trong thế giới hiện đại, ngài kết luận, do người ta “quá bảo vệ sự riêng tư” hay “thiếu lòng tin” giữa con người.
“Chúng ta cần phải tạo lòng tin, tình anh, chị em”, ngài kêu gọi.
Nguồn: Catholic News Agency
“Chúng ta phải thừa nhận cho đến ngày nay tại một số vùng ở châu Á, Kitô giáo vẫn còn bị xem là xa lạ với văn hóa châu Á”, Đức Hồng y Luis Tagle của Manila nói trong bài thuyết trình tại trường Đại học Công giáo Mỹ ở Washington, DC, hôm thứ Hai.
“Một phần trong sứ mạng của Giáo hội tại Á châu là trình bày sự phong phú của Phúc âm về những sự thật có giá trị phổ quát, các giá trị được mở ra cho tất cả mọi người. Nhưng việc này cần diễn ra trong các mối tương tác của con người. Truyền giáo không bao giờ có thể bỏ mặc những người đàn ông và phụ nữ hiện hữu”, ngài nói thêm.
Đức Hồng y Tagle có bài thuyết trình tại buổi Diễn thuyết Hồng y Dearden hàng năm tại Đại học Công giáo, nói về “Hiến chế Gaudium et Spes sau 50 năm: Tiếp nhận của châu Á”.
Văn kiện mang nghĩa “Vui mừng và Hy vọng” này là một trong bốn Tông hiến chính của Công đồng Vatican II, tập trung vào Giáo hội và thế giới hiện đại. Bài thuyết trình tôn vinh Đức Hồng y Dearden của Detroit vì vai trò của ngài trong việc phổ biến giáo huấn của Công đồng Vatican II.
“Văn hóa gặp gỡ” của Đức Thánh cha Phanxicô quan trọng đối với châu Á, nơi mà Kitô giáo là một thiểu số nhỏ và bị nhiều người nghi ngờ, Đức Hồng y Tagle giải thích.
Mặc dù châu Á là châu lục lớn nhất và chiếm 2/3 dân số thế giới, Kitô giáo chỉ chiếm 3% dân, và trong đó một nửa ở Philippines, ngài nói.
Nghèo đói tràn lan. Châu Á có “rất nhiều người nghèo” trong đó có di dân, nạn nhân buôn bán người và du lịch tình dục, và người bị bán làm lao động giá rẻ, ngài nói thêm.
“Một số nơi ở châu Á có các trại tị nạn nhưng không được nước nào nhận cả, do đó ở đây có những người không có tư cách công dân. Không nước nào muốn bảo vệ họ và quyền lợi của họ”, đức hồng y cho biết.
Trong số đó có nhiều người Hồi giáo Rohingya ở Tây Myanmar, không được công nhận là công dân nên không được pháp luật bảo vệ. Hàng trăm ngàn người tìm cách xin tị nạn trong các nước láng giềng, theo Bộ Ngoại giao.
Văn hóa Á châu được hình thành bởi “các tôn giáo cổ”, trong đó có nhiều tôn giáo có trước Kitô giáo, và Kitô giáo được xem là “xa lạ”, đức hồng y nói thêm.
Do đó, qua Hiến chế Gaudium et Spes và trọng tâm điểm của Hiến chế tập trung vào Giáo hội trong thế giới hiện đại, Đức Hồng y Tagle đề xuất phương pháp truyền giáo đặc biệt là gặp gỡ giữa người với người. Điều này nói thì dễ hơn làm trong các nền văn hóa ngược đãi Kitô giáo, ngài thừa nhận.
Chẳng hạn khi chính quyền ban hành đạo luật chống Kitô giáo, “Chúng ta có tiếp tục đối thoại không?” ngài hỏi.
Đức Hồng y Tagle lấy cảm hứng từ chuyến viếng thăm Philippines và Sri Lanka gần đây của Đức Thánh cha Phanxicô.
Đức Thánh cha “chú ý đến thực tại”, và điều này được thể hiện trong việc ngài “quan tâm con người”, đức hồng y giải thích khi kể chuyện Đức Phanxicô lắng nghe các nạn nhân bị ảnh hưởng trận bão gần đây miêu tả cảnh mất người thân và sự đau khổ thể xác mà chính họ phải chịu do bão gây ra.
Đức Hồng y Tagle đã nghe Đức Phanxicô thốt ra những tiếng than nhỏ khi ngài lắng nghe, một dấu hiệu cho thấy ngài nhiệt tình chia sẻ nỗi đau khổ của họ và bày tỏ tình liên đới với họ.
“Người nghèo có một sự sáng suốt mà chỉ họ mới có”, đức hồng y nói và thêm rằng nếu một người khiêm tốn, người đó sẽ lắng nghe và học hỏi từ người nghèo và người chịu đau khổ. Đôi khi Giáo hội không có giải pháp cho sự đau khổ, nhưng ngài dẫn lời Đức Phanxicô nói đôi khi nước mắt là giải pháp duy nhất.
Ta chỉ cần đến một khu phố mua sắm là thấy cảnh nghèo nàn cô đơn trong thế giới hiện đại, ngài kết luận, do người ta “quá bảo vệ sự riêng tư” hay “thiếu lòng tin” giữa con người.
“Chúng ta cần phải tạo lòng tin, tình anh, chị em”, ngài kêu gọi.
Nguồn: Catholic News Agency
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét