Ít nhất 45 người bị bắt
Tags: biểu tình, dân chủ, xung đột
Jerome Taylor, AFP
Người biểu tình ở Hồng Kông xảy ra xung đột với hàng chục cảnh sát dùng dùi cui và hơi cay vào đầu ngày thứ Tư trong một vụ bạo loạn dữ dội nhất từ khi các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ bắt đầu cách đây hơn hai tuần.
Cuộc xung đột xảy ra khi cảnh sát ra quân tháo bỏ các rào cản mới được dựng trên một con đường chính gần trụ sở chính quyền thành phố có dàn quân bảo vệ.
Trước khi trời sáng một bức tường cảnh sát trang bị khiên và dùi cui tiến về phía đám đông cầm chặt những chiếc dù vốn đã trở thành biểu tượng của cuộc đấu tranh đòi dân chủ đầy đủ của họ.
Cảnh sát dùng nắm đấm và dùi cui đẩy lùi những người biểu tình không chịu rút lui, và xịt hơi cay vào mặt họ trong cảnh lộn xộn.
Những người khác bị cảnh sát đè xuống đất, còng tay và lôi đi, và đã xảy ra thương tích ở cả hai phía. Cảnh sát cho biết 45 người đã bị bắt trong cuộc ra quân đó, trong đó có 37 đàn ông và 8 phụ nữ.
Trong vòng một giờ cảnh sát đã lấy lại quyền kiểm soát đường Lung Wo, chỉ cách văn phòng của Trưởng Đặc khu Hồng Kông Leung Chun-Ying vài mét, chấm dứt cuộc chiếm đóng ngắn do người biểu tình tổ chức vào ngày hôm trước.
Đây là một trong những vụ bạo loạn dữ dội nhất từng thấy từ khi các cuộc tập trung bắt đầu thu hút rất đông người kêu gọi Bắc Kinh cho phép thành phố bán tự trị này có quyền tổ chức bầu cử tự do.
Trung Quốc từng khẳng định họ sẽ kiểm tra chặt chẽ các ứng viên ra ứng cử chức lãnh đạo thành phố bán tự trị này vào năm 2017, một động thái bị những người biểu tình chế nhạo là “dân chủ giả”.
Trong khi các nhà hoạt động được khen ngợi lịch sự và có kỹ năng tổ chức, họ cũng gây trì trệ và tắc nghẽn giao thông trên diện rộng cho trung tâm tài chính này, và căng thẳng giữa các bên bắt đầu trở nên gay gắt.
Cảm xúc “bất ổn”
Trong một thông cáo cảnh sát cảnh báo “tiến đến hàng rào cảnh sát ngay cả khi giơ tay lên cũng không phải là hành động hòa bình”, và họ kêu gọi người biểu tình “giữ bình tĩnh và kiềm chế”.
Ben Ng, sinh viên 18 tuổi, tham gia biểu tình gần rào chắn mới dựng khi cảnh sát cầm dùi cui đến gần.
“Cảnh sát hơi cay mà không hề đưa ra lời đe dọa hay cảnh báo trước. Người biểu tình bị cảnh sát đánh đập”, anh kể. “Người biểu tình cũng như cảnh sát đều không giữ được bình tĩnh”.
Các nhà báo cũng bị lực lượng an ninh xô đẩy và cảnh báo họ sẽ không được đối xử khác nếu chọc thủng hàng rào cảnh sát.
“Cảnh sát túm lấy tôi, hơn 10 cảnh sát, và họ đánh tôi, đấm, đá, thúc cùi chỏ vào người tôi. Tôi cố nói cho họ biết tôi là phóng viên nhưng họ không nghe”, Daniel Cheung, phóng viên cho một cổng tin tức online, phát biểu với AFP.
Cheung, bị chẻ môi và bầm tím ở cổ và lưng, cho biết sau đó anh được thả ra sau khi trình thẻ phóng viên.
Các rào chắn bị tháo gỡ
Các cuộc biểu tình làm tê liệt nhiều nơi trong thành phố này hơn hai tuần qua phần lớn là hòa bình. Nhưng các vụ ẩu đả dữ dội thường xảy ra giữa người biểu tình và những người trung thành với chính quyền, khiến nhiều người lên tiếng buộc tội chính quyền thuê côn đồ.
Ở một số nơi người ta đang mất kiên nhẫn, các chủ cửa hiệu và tài xế taxi mất việc làm và người đi làm lên tiếng phát cáu vì bị tắc đường trên diện rộng.
Tuy nhiên, các vụ đụng độ trực tiếp với cảnh sát ít phổ biến hơn nhiều. Các vụ xung đột hôm thứ Tư nằm trong những vụ nghiêm trọng nhất kể từ 28-9, khi cảnh sát chống bạo loạn bắn đạn hơi cay vào các đám đông hòa bình.
Trong hai ngày qua, cảnh sát bắt đầu đột kích tháo gỡ các rào cản bên cạnh các nơi biểu tình trong thành phố, đẩy lùi người biểu tình và mở một số đường cho xe cộ lưu thông, trong khi cho phép người biểu tình ở yên một chỗ.
Cuộc trưng cầu dân ý mới được trường đại học Hồng Kông phát hành hôm thứ Ba cho thấy tỷ lệ ủng hộ ông Leung giảm 2,6% từ cuối tháng trước xuống còn 40,6%, tỷ lệ thấp thứ hai của ông từ khi ông nhậm chức vào năm 2012.
Hôm thứ Ba, Alex Chow, lãnh đạo cuộc biểu tình, nhắc lại lời kêu gọi ông Cheung – người bị người biểu tình kêu gọi từ chức – nối lại các cuộc đàm phán bị trì hoãn sau khi chính quyền đột ngột hủy bỏ cuộc đối thoại vào tuần trước
Cuộc xung đột xảy ra khi cảnh sát ra quân tháo bỏ các rào cản mới được dựng trên một con đường chính gần trụ sở chính quyền thành phố có dàn quân bảo vệ.
Trước khi trời sáng một bức tường cảnh sát trang bị khiên và dùi cui tiến về phía đám đông cầm chặt những chiếc dù vốn đã trở thành biểu tượng của cuộc đấu tranh đòi dân chủ đầy đủ của họ.
Cảnh sát dùng nắm đấm và dùi cui đẩy lùi những người biểu tình không chịu rút lui, và xịt hơi cay vào mặt họ trong cảnh lộn xộn.
Những người khác bị cảnh sát đè xuống đất, còng tay và lôi đi, và đã xảy ra thương tích ở cả hai phía. Cảnh sát cho biết 45 người đã bị bắt trong cuộc ra quân đó, trong đó có 37 đàn ông và 8 phụ nữ.
Trong vòng một giờ cảnh sát đã lấy lại quyền kiểm soát đường Lung Wo, chỉ cách văn phòng của Trưởng Đặc khu Hồng Kông Leung Chun-Ying vài mét, chấm dứt cuộc chiếm đóng ngắn do người biểu tình tổ chức vào ngày hôm trước.
Đây là một trong những vụ bạo loạn dữ dội nhất từng thấy từ khi các cuộc tập trung bắt đầu thu hút rất đông người kêu gọi Bắc Kinh cho phép thành phố bán tự trị này có quyền tổ chức bầu cử tự do.
Trung Quốc từng khẳng định họ sẽ kiểm tra chặt chẽ các ứng viên ra ứng cử chức lãnh đạo thành phố bán tự trị này vào năm 2017, một động thái bị những người biểu tình chế nhạo là “dân chủ giả”.
Trong khi các nhà hoạt động được khen ngợi lịch sự và có kỹ năng tổ chức, họ cũng gây trì trệ và tắc nghẽn giao thông trên diện rộng cho trung tâm tài chính này, và căng thẳng giữa các bên bắt đầu trở nên gay gắt.
Cảm xúc “bất ổn”
Trong một thông cáo cảnh sát cảnh báo “tiến đến hàng rào cảnh sát ngay cả khi giơ tay lên cũng không phải là hành động hòa bình”, và họ kêu gọi người biểu tình “giữ bình tĩnh và kiềm chế”.
Ben Ng, sinh viên 18 tuổi, tham gia biểu tình gần rào chắn mới dựng khi cảnh sát cầm dùi cui đến gần.
“Cảnh sát hơi cay mà không hề đưa ra lời đe dọa hay cảnh báo trước. Người biểu tình bị cảnh sát đánh đập”, anh kể. “Người biểu tình cũng như cảnh sát đều không giữ được bình tĩnh”.
Các nhà báo cũng bị lực lượng an ninh xô đẩy và cảnh báo họ sẽ không được đối xử khác nếu chọc thủng hàng rào cảnh sát.
“Cảnh sát túm lấy tôi, hơn 10 cảnh sát, và họ đánh tôi, đấm, đá, thúc cùi chỏ vào người tôi. Tôi cố nói cho họ biết tôi là phóng viên nhưng họ không nghe”, Daniel Cheung, phóng viên cho một cổng tin tức online, phát biểu với AFP.
Cheung, bị chẻ môi và bầm tím ở cổ và lưng, cho biết sau đó anh được thả ra sau khi trình thẻ phóng viên.
Các rào chắn bị tháo gỡ
Các cuộc biểu tình làm tê liệt nhiều nơi trong thành phố này hơn hai tuần qua phần lớn là hòa bình. Nhưng các vụ ẩu đả dữ dội thường xảy ra giữa người biểu tình và những người trung thành với chính quyền, khiến nhiều người lên tiếng buộc tội chính quyền thuê côn đồ.
Ở một số nơi người ta đang mất kiên nhẫn, các chủ cửa hiệu và tài xế taxi mất việc làm và người đi làm lên tiếng phát cáu vì bị tắc đường trên diện rộng.
Tuy nhiên, các vụ đụng độ trực tiếp với cảnh sát ít phổ biến hơn nhiều. Các vụ xung đột hôm thứ Tư nằm trong những vụ nghiêm trọng nhất kể từ 28-9, khi cảnh sát chống bạo loạn bắn đạn hơi cay vào các đám đông hòa bình.
Trong hai ngày qua, cảnh sát bắt đầu đột kích tháo gỡ các rào cản bên cạnh các nơi biểu tình trong thành phố, đẩy lùi người biểu tình và mở một số đường cho xe cộ lưu thông, trong khi cho phép người biểu tình ở yên một chỗ.
Cuộc trưng cầu dân ý mới được trường đại học Hồng Kông phát hành hôm thứ Ba cho thấy tỷ lệ ủng hộ ông Leung giảm 2,6% từ cuối tháng trước xuống còn 40,6%, tỷ lệ thấp thứ hai của ông từ khi ông nhậm chức vào năm 2012.
Hôm thứ Ba, Alex Chow, lãnh đạo cuộc biểu tình, nhắc lại lời kêu gọi ông Cheung – người bị người biểu tình kêu gọi từ chức – nối lại các cuộc đàm phán bị trì hoãn sau khi chính quyền đột ngột hủy bỏ cuộc đối thoại vào tuần trước
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét