Trang

Nhãn

Thứ Sáu, 17 tháng 10, 2014

Một ngôn ngữ thiểu số không phù hợp với Giáo hội hoàn vũ (vietnam.ucanews.com/)

Người Công giáo cần một ngôn ngữ chung mới – trên thực tế là hai
Tags: , , ,
October 16, 2014 
Linh mục William Grimm từ Tokyo 
Một ngôn ngữ thiểu số không phù hợp với Giáo hội hoàn vũ thumbnail
Linh mục William Grimm
Giáo sư tiếng Latinh tại chủng viện tôi theo học đã miêu tả tiếng Ý và các ngôn ngữ Romance hiện đại khác là “các hệ ngôn ngữ của tiếng Latinh được sửa đổi theo vùng”.
Đức Thánh cha Phanxicô quyết định không dùng tiếng Latinh làm ngôn ngữ làm việc trong Thượng Hội đồng Ngoại thường về Gia đình đang được tổ chức tại Vatican, nhưng dùng một trong những ngôn ngữ hiện đại có nguồn gốc từ tiếng Latinh là tiếng Ý.
Quyết định đó không được một số người theo chủ nghĩa truyền thống hoan nghênh, mặc dù số tham dự viên tại Thượng Hội đồng thật sự có thể hiểu tiếng Latinh, chưa kể đến nói, rất ít. Trên thực tế ngôn ngữ làm việc của Vatican là tiếng Ý.

Những người ủng hộ tiếng Latinh nói nó không thay đổi và do đó nó đáng tin cậy. Nhưng điều đó chỉ đúng khi đó là ngôn ngữ chết, thế nhưng từ mới thỉnh thoảng cần phải được thêm vào vì người La Mã xưa và người châu Âu thời trung cổ không có các từ chỉ những vật như bắp rang (máizae grana tosta), quán ăn nhỏ bán những món ăn nhẹ (thermopólium potórium et gustatórium) hay karate (oppugnátio inermis Iapónica). Tất cả những từ ngữ Latinh mới đó xuất hiện trên website Vatican.
Trên thực tế, không phải chỉ có một tiếng Latinh, vì khi nó là một sinh ngữ, nó thay đổi giống như các sinh ngữ khác. “Calix” hay chén thánh, ban đầu được các Giáo phụ dùng để miêu tả sự trêu ngươi nhưng là cám dỗ độc hại của lạc thuyết. Sau đó nó trở thành từ dùng chỉ cái chén Chúa Giêsu dùng trong Bữa Tiệc Ly và chúng ta dùng trong phụng vụ.
Những người ủng hộ muốn dùng tiếng Latinh nào? Ngôn ngữ cổ điển Cicero? Những hệ ngôn ngữ khác nhau sau này trở thành tiếng Pháp, Bồ Đào Nha, Rumani, Tây Ban Nha, …? Tiếng Latinh dùng trong Giáo hội trên thực tế là kết quả của quá trình phát triển từ tiếng Latinh cổ điển thành tiếng Ý.
Vì thế dù tiếng Latinh hay một ngôn ngữ hiện đại nào đó là ngôn ngữ chung của Giáo hội, thì cũng phải có sự lựa chọn, và lặp lại động thái chuyển từ tiếng Latinh sang tiếng Ý hiện đại là một bước đi đúng hướng, nhưng lại là một bước quá nhỏ.
Đức Thánh cha đã đứng về phía những người công khai chỉ trích tư tưởng địa vị nơi giới giáo sĩ. Thượng Hội đồng Ngoại thường Á châu năm 1998 kêu gọi gia tăng số thành viên và ảnh hưởng trong bộ máy hành chính Rôma. Cả hai vấn đề liên quan ít nhất có phần nào tới việc ngôn ngữ làm việc hiện nay của Vatican là tiếng Ý, ngôn ngữ của chỉ 64 triệu người, trong đó đa số đông đảo là người bản xứ.
Nói cách khác, để làm việc trong chính quyền trung ương của Giáo hội Công giáo, người ta phải là người Ý, người gốc Ý (như Đức Thánh cha), hay một người cố ý học tiếng này, thường là với mục đích thăng chức trong Giáo hội. Vì số người đủ thành thạo ngôn ngữ này để làm việc tại Vatican ít, nên một khi đã được lọt vào một chức vụ nào đó, người đó có thể ngồi mát ăn bát vàng cả đời.
Do các giám mục được những người nói tiếng Ý chọn cuối cùng, nên khả năng thành thạo ngôn ngữ đó rõ ràng hay vô tình trở thành điều kiện bổ nhiệm lãnh đạo ngay cả trong các Giáo hội cách xa Rôma về mặt địa lý và văn hóa.
Trong một Giáo hội có khoảng 1,2 tỷ tín hữu, phạm vi lựa chọn nhân tài làm lãnh đạo trên thực tế không hơn gì một chỗ trong bãi đỗ xe.
Liên Hiệp Quốc sử dụng sáu ngôn ngữ đại diện cho đa số người dân trên thế giới gồm tiếng Anh, Ảrập, Nga, Pháp, Tây Ban Nha và Trung Quốc. Ngôn ngữ làm việc của Văn phòng Liên Hiệp Quốc là tiếng Anh và tiếng Pháp. Trong khi cả sáu ngôn ngữ đó được người Công giáo nói, tất nhiên không phải tất cả đều được phần đông chúng ta dùng.
Giáo hội có nên noi theo Liên Hiệp Quốc trong việc mở rộng số thành viên từ đó có thể thu hút nhân tài và tiếp nhận các nguồn trí thức và tâm linh từ các ngôn ngữ và văn hóa vốn rất thường xa lạ với các viên chức Giáo hội, các ngôn ngữ và văn hóa thực sự hình thành thế giới mà chúng ta có bổn phận rao giảng Phúc âm trong đó không?
Có hai ngôn ngữ nên được dùng làm ngôn ngữ làm việc của Giáo hội ngày nay. Thứ nhất là một ngôn ngữ nằm trong “các hệ ngôn ngữ được sửa đổi theo vùng” bị giáo sư của tôi coi thường, đó là tiếng mẹ đẻ của Đức Thánh cha.
Ước tính có hơn nửa tỷ người nói tiếng Tây Ban Nha như là ngôn ngữ thứ nhất hay thứ hai. Đa số họ là người Công giáo, và chắc chắn đây là ngôn ngữ thứ nhất phổ biến nhất trong Giáo hội.
Ngôn ngữ thứ hai nên được dùng làm ngôn ngữ chính thức của Giáo hội mà đôi khi ở Rôma xem là “thuộc Tin lành”, mặc dù nó là ngôn ngữ làm việc của Liên Hội đồng Giám mục Á châu.
Đó là tiếng Anh, vốn được nói bởi ít nhất một tỷ người có mức độ lưu loát từ cơ bản đến bản xứ. Đây là ngôn ngữ internet và các công nghệ thông tin khác, khoa học, thương mại, ngoại giao và hầu hết các hoạt động toàn cầu hóa truyền thông và văn hóa khác. Khi Đức Thánh cha bay về Rôma sau một chuyến công du nước ngoài, phi công người Ý nhận hướng dẫn hạ cánh bằng tiếng Anh từ một nhân viên kiểm soát không lưu người Ý.
Đức Thánh cha Phanxicô đã có một bước tiến trong việc thừa nhận ngôn ngữ của ban lãnh đạo Giáo hội không phải là tiếng Latinh, nhưng là tiếng Ý. Bước tiếp theo là thay đổi ngôn ngữ đó và ban lãnh đạo để phản ánh tốt hơn thực trạng của một Giáo hội sống, thờ tự và rao giảng trong một thế giới được phản ánh tốt hơn bằng tiếng Tây Ban Nha và tiếng Anh.
Linh mục William Grimm thuộc dòng Maryknoll chịu trách nhiệm xuất bản của ucanews.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét