THỨ HAI 18 THÁNG MƯỜI MỘT 2013
Ngày 7/11 vừa qua, Việt Nam đã ký Công ước chống tra tấn của Liên Hiệp Quốc. Nhưng để thực hiện đầy đủ các nội dung của Công ước này, Việt Nam sửa đổi nhiều điều luật cũng như thay đổi cung cách làm việc của ngành tư pháp và công an, để tránh những vụ dùng nhục hình, ép cung, bức cung như vụ ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang.
Công ước chống tra tấn được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 10/12/1984 và có hiệu lực từ ngày 26/6/1987. Đến nay đã có 154 quốc gia phê chuẩn Công ước này.
Công ước quy định các quốc gia thành viên thực hiện các biện pháp cụ thể về lập pháp, hành pháp, tư pháp hoặc các biện pháp hiệu quả khác nhằm ngăn chặn mọi hành vi tra tấn. Các quốc gia tham gia Công ước còn có nghĩa vụ trừng trị những hành vi tra tấn bằng các hình phạt thích đáng, đồng thời có các biện pháp hỗ trợ nạn nhân.
Phát biểu sau lễ ký kết tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ngày 07/11, đại sứ Lê Hoài Trung, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực của Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc, đã tuyên bố rằng việc ký Công ước này thể hiện « cam kết mạnh mẽ của Nhà nước Việt Nam chống lại mọi hành vi tra tấn và đối xử tàn bạo, bảo đảm ngày càng tốt hơn tất cả các quyền cơ bản của con người ».
Theo lời ông Lê Hoài Trung, việc tham gia Công ước chống tra tấn sẽ tạo thêm điều kiện để Việt Nam « hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành, góp phần bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền con người tại Việt Nam ».
Trong thời gian gần đây, ngay cả trên mặt báo chính thức, thỉnh thoảng lại có tin một người bị chết trong đồn công an, mà một số bị cho là đã « tự tử », tuy ai cũng biết rõ đó là do công an đánh đập. Nạn nhận thậm chí là những người chỉ phạm tội vặt vãnh, như trường hợp của anh Cao Văn Tuyên (thôn Suối Lách, xã Khánh Trung, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hoà), đã bị công an xã dùng dùi cui đánh chết khi bị bắt về đồn để thẩm vấn vào đầu tháng 7. Nguyên nhân vụ bắt giữ chỉ là anh Tuyên thèm thịt gà mà không có tiền mua, nên ăn trộm gà hàng xóm. Kết quả điều tra sau đó của công an huyện Khánh Vĩnh khẳng định anh Tuyên chết do «bệnh lý » và cho tới nay, chưa biết những công an xã gây ra cái chết thương tâm của anh Tuyên bị xử lý ra sao.
Các hành vi tra tấn, bức cung, ép cung khi thẩm vấn, khi giam giữ là chuyện thường xảy ra ở Việt Nam, và chính điều đó đã dẫn đến nhiều vụ oan sai ở Việt Nam, mà tiêu biểu là vụ ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang, người vừa được tạm tha gần đây, sau 10 năm ở tù oan vì tội giết người.
Kể từ khi ra tù để chờ được xét xử lại, ông Nguyễn Thanh Chấn đã công khai tố cáo trên báo chí chính thức những nhục hình mà ông đã phải hứng chịu từ các điều tra viên hoặc những tù nhân khác do các điều tra viên này sai khiến. Những nhục hình đó là nhằm ép cung, buộc ông phải nhận tội giết người, thậm chí chỉ dẫn cho ông « luyện tập » để nhập vai hung thủ. Nhưng cho tới nay, các điều tra viên công an Bắc Giang có liên can đến vụ này đều phủ nhận chuyện đánh đâp, ép cung ông Nguyễn Thanh Chấn. Nhìn chung, mặc dù các vụ dùng nhục hình để bức cung, ép cung là rất phổ biến ở Việt Nam, nhưng cho tới nay, hầu như chưa có cán bộ điều tra nào bị ra tòa, bị xử phạt, thậm chí bị kỷ luật.
Ở Việt Nam, các tù nhân bị tra tấn không chỉ dưới hình thức đánh đập, mà còn dưới nhiều hình thức khác, mà đa số những người đã từng trải qua cuộc sống lao tù, dù là tù thường phạm hay tù chính trị đều hứng chịu, như trường hợp của nhà doanh nghiệp Nguyễn Bắc Truyển, từng thọ án 3 năm rưỡi tù từ năm 2007 đến 2010 vì tội « tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam », theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự. Với cái nhìn của một cựu tù chính trị, ông Nguyễn Bắc Truyển không mấy lạc quan về tác động tích cực của Việt Nam ký gia nhập Công ước chống tra tấn của Liên Hiệp Quốc.
Trước hết, ông Nguyễn Bắc Truyển kể lại thời gian bị giam để thẩm vấn :
Về phần mình, luật sư Trần Vũ Hải cũng chia sẽ những ý kiến của ông Nguyễn Bắc Truyển về việc phải sửa đổi một số điều luật về Tố tụng hình sự và thi hành án ở Việt Nam :
Phát biểu sau lễ ký kết tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ngày 07/11, đại sứ Lê Hoài Trung, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực của Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc, đã tuyên bố rằng việc ký Công ước này thể hiện « cam kết mạnh mẽ của Nhà nước Việt Nam chống lại mọi hành vi tra tấn và đối xử tàn bạo, bảo đảm ngày càng tốt hơn tất cả các quyền cơ bản của con người ».
Theo lời ông Lê Hoài Trung, việc tham gia Công ước chống tra tấn sẽ tạo thêm điều kiện để Việt Nam « hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành, góp phần bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền con người tại Việt Nam ».
Trong thời gian gần đây, ngay cả trên mặt báo chính thức, thỉnh thoảng lại có tin một người bị chết trong đồn công an, mà một số bị cho là đã « tự tử », tuy ai cũng biết rõ đó là do công an đánh đập. Nạn nhận thậm chí là những người chỉ phạm tội vặt vãnh, như trường hợp của anh Cao Văn Tuyên (thôn Suối Lách, xã Khánh Trung, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hoà), đã bị công an xã dùng dùi cui đánh chết khi bị bắt về đồn để thẩm vấn vào đầu tháng 7. Nguyên nhân vụ bắt giữ chỉ là anh Tuyên thèm thịt gà mà không có tiền mua, nên ăn trộm gà hàng xóm. Kết quả điều tra sau đó của công an huyện Khánh Vĩnh khẳng định anh Tuyên chết do «bệnh lý » và cho tới nay, chưa biết những công an xã gây ra cái chết thương tâm của anh Tuyên bị xử lý ra sao.
Các hành vi tra tấn, bức cung, ép cung khi thẩm vấn, khi giam giữ là chuyện thường xảy ra ở Việt Nam, và chính điều đó đã dẫn đến nhiều vụ oan sai ở Việt Nam, mà tiêu biểu là vụ ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang, người vừa được tạm tha gần đây, sau 10 năm ở tù oan vì tội giết người.
Kể từ khi ra tù để chờ được xét xử lại, ông Nguyễn Thanh Chấn đã công khai tố cáo trên báo chí chính thức những nhục hình mà ông đã phải hứng chịu từ các điều tra viên hoặc những tù nhân khác do các điều tra viên này sai khiến. Những nhục hình đó là nhằm ép cung, buộc ông phải nhận tội giết người, thậm chí chỉ dẫn cho ông « luyện tập » để nhập vai hung thủ. Nhưng cho tới nay, các điều tra viên công an Bắc Giang có liên can đến vụ này đều phủ nhận chuyện đánh đâp, ép cung ông Nguyễn Thanh Chấn. Nhìn chung, mặc dù các vụ dùng nhục hình để bức cung, ép cung là rất phổ biến ở Việt Nam, nhưng cho tới nay, hầu như chưa có cán bộ điều tra nào bị ra tòa, bị xử phạt, thậm chí bị kỷ luật.
Ở Việt Nam, các tù nhân bị tra tấn không chỉ dưới hình thức đánh đập, mà còn dưới nhiều hình thức khác, mà đa số những người đã từng trải qua cuộc sống lao tù, dù là tù thường phạm hay tù chính trị đều hứng chịu, như trường hợp của nhà doanh nghiệp Nguyễn Bắc Truyển, từng thọ án 3 năm rưỡi tù từ năm 2007 đến 2010 vì tội « tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam », theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự. Với cái nhìn của một cựu tù chính trị, ông Nguyễn Bắc Truyển không mấy lạc quan về tác động tích cực của Việt Nam ký gia nhập Công ước chống tra tấn của Liên Hiệp Quốc.
Trước hết, ông Nguyễn Bắc Truyển kể lại thời gian bị giam để thẩm vấn :
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét