Lm. Nguyễn Đức Hiểu11/25/2013
-----------
1. Quá tiểu tiết chi li. Chính phủ đã ban hành Nghị định số: 92/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo. Nghị định trên đã qui định chi tiết rồi, vậy mà Dự thảo còn ban hành thêm quá nhiều tiểu tiết chi li rắc rối, chẳng hạn điều 20 qui định hồ sơ xin phép xây dựng công trình tôn giáo cần tới 15 loại văn bản giấy tờ! Điều này đi ngược với chủ trương của Chính phủ về cải cách và đơn giản hóa các thủ tục hành chính.
2. Quyền tự do tôn giáo. Hiến Pháp và Pháp Lệnh về Tín ngưỡng, Tôn giáo đều khẳng định: “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và Nhà nước bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Không ai được xâm phạm quyền tự do ấy”. Tự do tôn giáo là một quyền chứ không phải là một ân huệ. Nhưng Dự thảo cho thấy có nhiều bất cập và hạn chế về quyền này. Các tổ chức và chức sắc tôn giáo thay vì được hưởng những quyền lợi chính đáng thì phải đi xin những quyền đó như tự do tổ chức lễ nghi tôn giáo, đào tạo, phong chức, xây dựng sửa chữa công trình…
3. Đi ngược lại đà tiến của xã hội. Xã hội loài người nói chung và Việt Nam nói riêng vận hành theo đà tiến ngày càng dân chủ tự do hơn. Nhưng nhìn chung Dự thảo là một sự thụt lùi so với Nghị Định số: 92/2012/NĐ-CP. Thực chất, những điều nêu trong Dự thảo muốn tái lập tình trạng Xin-Cho trong các sinh hoạt tôn giáo. Cơ chế Xin-Cho biến những quyền tự do của công dân thành những thứ quyền Nhà Nước nắm trong tay và ban lại cho người dân qua những thủ tục cấp phép.
4. Bảo hộ tài sản tôn giáo. Pháp Lệnh về Tín ngưỡng, Tôn giáo qui định tài sản thuộc các cơ sở tôn giáo được pháp luật bảo hộ. Đề nghị Dự thảo đưa thêm những qui định về trách nhiệm bảo hộ của Nhà nước và quyền lợi được bảo hộ của tổ chức tôn giáo, nhất là về đất đai của các cơ sở tôn giáo.
5. So sánh các địa phương khác. Giáo phận Bắc Ninh có đồng bào Công Giáo ở 11 tỉnh khác nhau. Tỉnh Bắc Ninh nằm sát thủ đô Hà Nội và là cái nôi của văn hóa quan họ giàu tình nghĩa. Nếu Dự thảo qui định quá khắt khe sẽ tạo hình ảnh không đẹp về tỉnh Bắc Ninh khi so với những tỉnh khác trong giáo phận Bắc Ninh.
Trên đây là môt số nhận định và góp ý chân thành. Chúng tôi mong muốn Dự thảo thực sự là một văn bản luật tiến bộ, thực sự vì hạnh phúc của người dân, trong đó có niềm hạnh phúc lớn nhất là được tự do thực hành niềm tin tôn giáo và đời sống tâm linh của mình, có như thế xã hội mới ngày càng phát triển bền vững và tốt đẹp.
Trân trọng kính chào.
Linh mục Nguyễn Đức Hiểu, Chủ tọa phiên họp
(ấn ký)
Nơi nhận:
- Như kính gửi;
- Lưu văn phòng.
CHÚNG TÔI ĐỒNG KÝ TÊN
(Các linh mục khác đồng kí tên ở trang sau)
-----------
LINH
MỤC ĐOÀN BẮC NINH
Số: 01/2013/CV-TG
V/v Đóng góp ý kiến cho bản Dự thảo: “Quy định một số việc cụ thể về quản lý các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh” CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Bắc Ninh, ngày 24 tháng 11 năm 2013
CÁC LINH MỤC TỈNH BẮC NINH NHẬN ĐỊNH VÀ GÓP Ý
DỰ THẢO QUY ĐỊNH MỘT SỐ VIỆC CỤ THỂ VỀ QUẢN LÝ
CÁC HOẠT ĐỘNG TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH
Kính gửi: Sở Nội vụ tỉnh Bắc Ninh
Nhận được bản Dự thảo “Quy định một số việc cụ thể về quản lý các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh” (sau đây gọi tắt là Dự thảo) của Sở Nội vụ, chúng tôi, toàn thể các linh mục đang sống và làm việc tại tỉnh Bắc Ninh, sau khi đã đọc và thảo luận về bản Dự thảo, có một số nhận định và góp ý như sau:
Số: 01/2013/CV-TG
V/v Đóng góp ý kiến cho bản Dự thảo: “Quy định một số việc cụ thể về quản lý các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh” CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Bắc Ninh, ngày 24 tháng 11 năm 2013
CÁC LINH MỤC TỈNH BẮC NINH NHẬN ĐỊNH VÀ GÓP Ý
DỰ THẢO QUY ĐỊNH MỘT SỐ VIỆC CỤ THỂ VỀ QUẢN LÝ
CÁC HOẠT ĐỘNG TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH
Kính gửi: Sở Nội vụ tỉnh Bắc Ninh
Nhận được bản Dự thảo “Quy định một số việc cụ thể về quản lý các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh” (sau đây gọi tắt là Dự thảo) của Sở Nội vụ, chúng tôi, toàn thể các linh mục đang sống và làm việc tại tỉnh Bắc Ninh, sau khi đã đọc và thảo luận về bản Dự thảo, có một số nhận định và góp ý như sau:
1. Quá tiểu tiết chi li. Chính phủ đã ban hành Nghị định số: 92/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo. Nghị định trên đã qui định chi tiết rồi, vậy mà Dự thảo còn ban hành thêm quá nhiều tiểu tiết chi li rắc rối, chẳng hạn điều 20 qui định hồ sơ xin phép xây dựng công trình tôn giáo cần tới 15 loại văn bản giấy tờ! Điều này đi ngược với chủ trương của Chính phủ về cải cách và đơn giản hóa các thủ tục hành chính.
2. Quyền tự do tôn giáo. Hiến Pháp và Pháp Lệnh về Tín ngưỡng, Tôn giáo đều khẳng định: “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và Nhà nước bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Không ai được xâm phạm quyền tự do ấy”. Tự do tôn giáo là một quyền chứ không phải là một ân huệ. Nhưng Dự thảo cho thấy có nhiều bất cập và hạn chế về quyền này. Các tổ chức và chức sắc tôn giáo thay vì được hưởng những quyền lợi chính đáng thì phải đi xin những quyền đó như tự do tổ chức lễ nghi tôn giáo, đào tạo, phong chức, xây dựng sửa chữa công trình…
3. Đi ngược lại đà tiến của xã hội. Xã hội loài người nói chung và Việt Nam nói riêng vận hành theo đà tiến ngày càng dân chủ tự do hơn. Nhưng nhìn chung Dự thảo là một sự thụt lùi so với Nghị Định số: 92/2012/NĐ-CP. Thực chất, những điều nêu trong Dự thảo muốn tái lập tình trạng Xin-Cho trong các sinh hoạt tôn giáo. Cơ chế Xin-Cho biến những quyền tự do của công dân thành những thứ quyền Nhà Nước nắm trong tay và ban lại cho người dân qua những thủ tục cấp phép.
4. Bảo hộ tài sản tôn giáo. Pháp Lệnh về Tín ngưỡng, Tôn giáo qui định tài sản thuộc các cơ sở tôn giáo được pháp luật bảo hộ. Đề nghị Dự thảo đưa thêm những qui định về trách nhiệm bảo hộ của Nhà nước và quyền lợi được bảo hộ của tổ chức tôn giáo, nhất là về đất đai của các cơ sở tôn giáo.
5. So sánh các địa phương khác. Giáo phận Bắc Ninh có đồng bào Công Giáo ở 11 tỉnh khác nhau. Tỉnh Bắc Ninh nằm sát thủ đô Hà Nội và là cái nôi của văn hóa quan họ giàu tình nghĩa. Nếu Dự thảo qui định quá khắt khe sẽ tạo hình ảnh không đẹp về tỉnh Bắc Ninh khi so với những tỉnh khác trong giáo phận Bắc Ninh.
Trên đây là môt số nhận định và góp ý chân thành. Chúng tôi mong muốn Dự thảo thực sự là một văn bản luật tiến bộ, thực sự vì hạnh phúc của người dân, trong đó có niềm hạnh phúc lớn nhất là được tự do thực hành niềm tin tôn giáo và đời sống tâm linh của mình, có như thế xã hội mới ngày càng phát triển bền vững và tốt đẹp.
Trân trọng kính chào.
Linh mục Nguyễn Đức Hiểu, Chủ tọa phiên họp
(ấn ký)
Nơi nhận:
- Như kính gửi;
- Lưu văn phòng.
CHÚNG TÔI ĐỒNG KÝ TÊN
(Các linh mục khác đồng kí tên ở trang sau)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét