Published on November 25, 2013
- Thủ tướng: Tăng bội chi ngân sách một phần để trả nợ
- Doanh nghiệp nhà nước nợ 3.4 tỷ đôla
- Nợ công của Việt Nam có thể lên tới 95% GDP
- 73.000 tỷ đồng nợ xấu của doanh nghiệp Nhà nước
- Thua lỗ chưa có điểm dừng
- LÙI 1 TIẾN 2 hay phép MẶC ĐỊNH của Thủ tướng Dũng cho lãnh đạo chính phủ ở nhiệm kỳ tới
- Cuộc đua vào ghế thủ tướng 2016 tại VN
- Tăng bội chi ngân sách sẽ đưa gánh nặng nợ cho con cháu
- Con ông cháu cha: Gánh nặng của ngân sách quốc gia?
- Ngân sách thì ít, ghế vẽ ra quá nhiều
- Trần bội chi ở Việt Nam vượt mức báo động đỏ chuẩn châu Âu: NGUY CƠ TIẾP TỤC HUY ĐỘNG TIỀN CỦA DÂN
- Báo cáo kinh tế màu hồng, còn nhân dân thấy màu tối
- Đua nhau xin vốn
- Ngân sách đã đến mức vay ăn và trả nợ
- Hàng trăm nghìn doanh nghiệp đang kinh doanh không lãi
- Chính phủ nợ Vinashin?
- Kinh tế Việt Nam đi về đâu?
- Khắp nơi trốn thuế, xé nát túi tiền quốc gia
- Nâng trần bội chi và tồn kho thể chế
- Bán luôn Vinamilk để ngân sách có tiền tiêu!?
- Phát hành thêm trái phiếu, nợ công khó an toàn?
- BẬT MÍ: Ai sẽ là TỔNG THỐNG DÂN CỬ ĐẦU TIÊN của nước Việt Nam thống nhất
- Nguyễn Tấn Dũng không mất chức thì Đảng Cộng Sản Việt Nam SẼ SUY VONG!
- TỜ TRÌNH CỦA BỘ CHÍNH TRỊ v/v KỶ LUẬT NGUYỄN TẤN DŨNG
- Không chỉ suy sụp hệ thống ngân hàng!
Số liệu tổng hợp của Đảng ủy khối doanh nghiệp (DN) trung ương cho thấy nhiều tập đoàn, tổng công ty không đạt kế hoạch doanh thu, lợi nhuận giảm và hầu hết các đơn vị đều không đạt chỉ tiêu nộp ngân sách theo kế hoạch trong nửa năm nay. Lương bình quân của người lao động giảm so với năm 2012.
Theo số liệu tổng hợp nói trên, đáng lưu ý là có nhiều DN thường xuyên kinh doanh hiệu quả trước đây nay cũng thua lỗ. Điển hình là Tổng Công ty Lương thực Miền Nam lỗ 168 tỉ đồng, nộp ngân sách 249 tỉ đồng, chỉ đạt gần 29% kế hoạch năm.
Tổng Công ty Đầu tư – Phát triển Nhà và Đô thị chỉ nộp ngân sách 166 tỉ đồng, bằng 17% kế hoạch năm.
Tính toàn khối, doanh thu không tăng và có nhiều đơn vị không đạt kế hoạch, trong đó Vinashin chỉ đạt 2.050 tỉ đồng, chưa đến 30% kế hoạch năm.
Tính đến hết quý III năm nay, tình hình có khả quan hơn, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đạt doanh thu hơn 1,158 triệu tỉ đồng, bằng 99% so với cùng kỳ; lợi nhuận đạt 52.005 tỉ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước nhưng không phải DN nào cũng làm ăn tốt. Vẫn có những đơn vị tiếp tục báo lỗ lũy kế như Tổng Công ty Lương thực Miền Nam lỗ 234 tỉ đồng, Tổng Công ty Cà phê lỗ 20 tỉ đồng.
Đáng lưu ý là lợi nhuận chỉ tập trung vào một số ít đơn vị, nhiều DN còn lại rơi vào tình trạng nợ cao, kết quả sản xuất kinh doanh thấp, thậm chí mất vốn.
Theo công bố của Bộ Tài chính, mức lỗ bình quân của DN nhà nước (NN) cao gấp 12 lần khu vực ngoài quốc doanh. Tổng lỗ tính đến năm 2011 của 13 tập đoàn, tổng công ty lên tới 48.104 tỉ đồng mà đứng đầu là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Xăng dầu (Petrolimex), Tông Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines)…
Một trong những nguyên nhân khiến DNNN hoạt động kém hiệu quả là nguồn lực phân tán đầu tư ra nhiều ngành. Để khắc phục, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các DN thoái hết vốn đầu tư ngoài ngành vào năm 2015 để tập trung vào ngành nghề kinh doanh chính nhưng mục tiêu này có nguy cơ bất thành.
Hiện nay, hàng loạt DNNN đang tắc thoái vốn ngoài ngành vì theo quy định, thoái vốn phải bảo đảm không được thấp hơn giá thị trường hoặc giá trị sổ sách kế toán. Trong khi đó, trên sàn chứng khoán từ vài năm nay, khoảng 50% mã cổ phiếu được giao dịch dưới mệnh giá (10.000 đồng/cổ phiếu), trong đó có không ít mã chỉ được giao dịch với giá 3.000-5.000 đồng/cổ phiếu.
Theo Người Lao động
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét