Phương pháp ‘Humanitude’ chú trọng giao tiếp bằng mắt, tiếp xúc, chuyện trò và tôn trọng
Tags: chăm sóc, người cao tuổi, phương pháp ‘Humanitude’, đốt phá
Sawako Obara cho Japan Times
Humanitude, phương pháp chăm sóc được triển khai ở Pháp chú trọng đến giao tiếp bằng ánh mắt, tiếp xúc và giao tiếp hữu ngôn thể hiện sự tôn trọng bệnh nhân như người bình thường, đang được người Nhật áp dụng để điều trị cho các bệnh nhân mắc chứng mất trí.
Trung tâm Y khoa Tokyo thuộc khu Meguro, một trong các bệnh viện áp dụng phương pháp Humanitude, tổ chức hội nghị cho những người chăm sóc để mở rộng việc sử dụng phương pháp này.
Trong một băng video được chiếu tại một hội nghị như thế, hai y tá đưa một bệnh nhân nữ mắc chứng mất trí đến một vòi sen. Một y tá đến trước mặt người phụ nữ này, nhìn vào mắt bà và nói chuyện liên tục với bà cách nhẹ nhàng trong khi y tá kia tắm cho bà bằng nước ấm.
Bệnh nhân này ở tuổi 70, được cho biết là thường la hét và không chịu tắm, đã biết hợp tác và điềm tĩnh, và còn nói “tắm nước ấm cảm thấy dễ chịu”.
Phương pháp, có tên gọi kết hợp từ chữ “human” và “attitude”, được triển khai cách đây khoảng 30 năm bởi Yves Gineste, người dạy giáo dục thể chất, và đồng nghiệp của ông dựa trên triết lý “con người là gì”.
Bốn điểm cơ bản trong phương pháp này là nhìn vào mắt bệnh nhân, nói chuyện, tiếp xúc và giúp họ đứng thẳng.
Cụ thể hơn, đặc biệt đối với người cao tuổi mắc chứng mất trí, là đến gần họ từ phía trước để tránh làm bệnh nhân giật mình, vì họ thường có tầm nhìn hẹp; nhìn vào mắt họ; nói cho họ biết phương pháp thực hiện dù không có phản ứng; tránh giữ chặt cổ tay của bệnh nhân; và giúp họ đứng thẳng hoặc bước đi.
Trong băng video có những cảnh đặc biệt được quay hồi tháng 2 năm ngoái khi Gineste viếng thăm Trung tâm Y khoa Tokyo.
Anh chăm sóc cho một nữ bệnh nhân ở tuổi 80 không thể nói và nằm liệt giường nửa năm do bị đau khớp. Trong khi nói chuyện nhẹ nhàng với bà cụ thông qua người phiên dịch, anh giúp bà tự chăm sóc. Sau khoảng một giờ, bà tự duỗi thẳng hai tay và hai chân, và còn nói được câu “Cám ơn”.
Nguồn: Japan Times
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét