Theo Bauxite Việt Nam
Simon Shuster từ Simferopol, Time, ngày 3/3/2014
Vũ Thị Phương Anh dịch
Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái), và Tổng cục trưởng Tổng cục huấn luyện chiến đấu của Lực lượng vũ trang Ivan Buvaltsev quan sát cuộc diễn tập tại trường bắn Kirillov, tỉnh Leningrad, ngày 3 tháng Ba, 2014. Mikhail Klimentyev—RIA Novosti/Reuters
Chỉ một tuần trước đây, ý tưởng về sự can thiệp quân sự của Nga vào Ukraina vẫn còn rất xa vời nếu không phải chỉ là những đồn thổi nhằm gây hoang mang dư luận. Bởi các rủi ro là quá lớn đối với Tổng thống Vladimir Putin và đất nước mà ông đã cai trị trong suốt 14 năm qua. Nhưng sự xuất hiện của quân đội Nga ở Crimea vào cuối tuần qua đã cho thấy rằng Putin chẳng phải là không thích những cuộc phiêu lưu liều lĩnh, ngay cả khi chúng hầu như chẳng mang lại lợi ích gì cả. Trong những ngày tới, ông sẽ phải quyết định xem mình sẽ tiếp tục can thiệp đến đâu và sẵn sàng trả giá cho nó đến mức độ nào. Tuy nhiên, rõ ràng là Putin đã không thể nổi lên như kẻ chiến thắng trong cuộc xung đột này, ít ra là không cân nhắc những thiệt hại và lợi ích mà ông đạt được qua cuộc xung đột. May lắm thì đó sẽ là một chiến thắng với cái rất cao, còn nếu không may thì đó sẽ là một thảm họa hoàn toàn. Dưới đây là những lý do:
Trong nước, can thiệp này có vẻ là một trong những quyết định mất lòng dân nhất mà Putin đã từng thực hiện. Bộ phận thăm dò dư luận riêng của Kremlin hôm Thứ Hai vừa công bố kết quả một cuộc khảo sát cho thấy 73 % người Nga không đồng ý với việc Nga can thiệp vào Ukraina. Trong cuộc thăm dò được đưa ra vào đầu Tháng Hai với số lượng tham gia là 1.600 người trên toàn quốc, các nhà xã hội học tại WCIOM, một tổ chức sử dụng kinh phí của nhà nước, rõ ràng đã cố gắng viết câu hỏi sao chNgay cả những đồng minh thân cận nhất của Nga cũngo có được càng nhiều sự ủng hộ cho sự can thiệp càng tốt: “Nước Nga có nên phản ứng về việc lật đổ một chính quyền đã được bầu lên một cách hợp pháp ở Ukraina không?” – câu hỏi được diễn đạt như vậy. Chỉ có 15% đồng ý – khó có thể xem đây là một sự đồng thuận quốc gia.
Kết quả này thật đáng kinh ngạc nếu ta xét đến việc người dân Nga đã bị tẩy não như thế nào với những thông tin liên quan đến Ukraina. Trong nhiều tuần, tin tức độc quyền hiệu quả của điện Kremlin thông qua kênh truyền hình đã tạo ra một tâm lý báo động về Ukraina. Cuộc cách mạng ở Ukraina, họ tuyên bố, chính là kết quả của sự liên minh giữa Mỹ và Đức Quốc xã nhằm làm suy yếu nước Nga. Mặc dù thế, có đến gần ba phần tư dân Nga đã phản đối việc Nga có “phản ứng” dưới bất kỳ hình thức nào, chứ đừng nói là một cuộc chiếm đóng quân sự như đang diễn ra ở Crimea. Cuộc xâm lược năm 2008 vào Gruzia đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi hơn nhiều, vì Gruzia không phải là Ukraina. Ukraina là một quốc gia của người Slave với mối quan hệ văn hóa và lịch sử sâu sắc đối với Nga. Hầu hết người Nga đều có ít nhất một vài thành viên của gia đình hoặc bạn bè sống ở Ukraina, và ý tưởng về một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn giữa hai quốc gia cùng gốc Slave lớn nhất thế giới gợi lên một nỗi kinh hoàng mà dù có bị Kremlin tẩy não đến cỡ nào thì người ta cũng không thể bình tĩnh chấp nhận.
Thật vậy, cuộc khảo sát hôm Thứ Hai cho thấy ảnh hưởng của các kênh truyền hình của Putin đang thất bại. Các thông tin về Ukraina sai lệch trắng trợn và mị dân trên truyền hình Nga dường như đã đẩy dân Nga lên mạng để tự tìm thông tin cho mình. Còn đối với những người không có kết nối Internet, họ chỉ cần nhấc điện thoại lên và gọi cho bạn bè và người thân đang hoảng loạn của họ ở Ukraina để biết.
Vậy còn những kẻ theo chủ nghĩa dân tộc của Nga thì sao? Đảng Dân chủ Tự do hiếu chiến, con rối cánh hữu của Kremlin, đang kêu gào nước Nga sử dụng xe tăng. Vào ngày 28 Tháng Hai, khi các đội quân bắt đầu xuất hiện trên các đường phố của Crimea, nhà lãnh đạo của đảng này là Vladimir Zhirinovsky, đã có mặt tại hiện trường để cung cấp tiền mặt cho một đám đông dân địa phương đang reo hò ủng hộ tại thành phố Sevastopol, nơi trú quân của các hạm đội Biển Đen của Nga. “Hãy đưa tiền cho các phụ nữ, những người giúp việc lớn tuổi, các bà bầu, những kẻ cô đơn, ly dị,” ông đứng trên một chiếc ghế và nói với đám đông như vậy. “Nước Nga giàu có. Chúng tôi sẽ cung cấp những gì cần thiết cho tất cả mọi người.” Nhưng trong cuộc khảo sát hôm Thứ Hai, đến 82% số người trung thành với đảng của ông đã bác bỏ bất kỳ sự hào phóng nào tương tự như vậy. Ngay cả những tín đồ của Đảng Cộng sản, những người có xu hướng cảm thấy mình có quyền trên tất cả các vùng đất thuộc Liên Xô cũ, đa số – đến 62% – cũng tin rằng Nga không nên nhảy vào cuộc khủng hoảng nội bộ của Ukraina.
Nhưng điều đó không có nghĩa là ông Putin sẽ phải đối mặt với một cuộc nổi dậy trong nước. Cho đến nay, các cuộc biểu tình chống chiến tranh ở Moscow đều tỏ ra kiềm chế đến thảm hại. Nhưng các nhà xã hội học thì lâu nay vẫn cho rằng số cử tri nòng cốt ủng hộ Putin ngày càng giảm. Lý do khiến ông đạt được sự ủng hộ cho đến giờ – khoảng 60% dân Nga vẫn tin tưởng vào Putin trước khi cuộc khủng hoảng ở Ukraina bắt đầu – chẳng qua là do không có những lựa chọn thay thế tốt hơn cho Putin mà thôi. Nhưng quyết định can thiệp vào Ukraina lần này chắc chắn sẽ làm giảm đi đám đông thụ động gồm những người ủng hộ ông, đặc biệt là ở các thành phố lớn nhất của Nga.
Trong cuộc khảo sát hôm thứ hai, 30% người trả lời đến từ Moscow và St Petersburg cho biết nước Nga đã có thể đoán được các cuộc biểu tình chính trị lớn nhằm lật đổ chính phủ Ukraina từ tháng trước. Đối với Putin thì phương tiện duy nhất để ngăn chặn những bất ổn như vậy là thẳng tay đàn áp từ sớm. Vì vậy, vào ngày 28, nhà hoạt động đối lập nổi bật nhất của Nga Alexei Navalny đã bị quản thúc tại nhà với thời gian là dưới sáu tháng sau khi ông giành được 30% số phiếu bầu trong cuộc chạy đua giành chức thị trưởng Moscow. Và nếu phe đối lập bắt đầu mở miệng phản đối sự can thiêp vào Ukraina thì coi chừng sẽ có nhiều bản án tương tự nữa.
Tác động kinh tế đã khiến nước Nga loạng choạng. Khi thị trường mở cửa vào sáng Thứ Hai vừa qua, các nhà đầu tư đã có cơ hội đầu tiên để phản ứng với sự can thiệp của Nga vào Ukraina, với kết quả là các chỉ số chứng khoán chính của Nga giảm mạnh hơn 10 %. Sự sụt giảm đó tương đương với gần 60 tỷ USD trên giá trị cổ phiếu chỉ trong vòng một ngày, hơn cả số tiền mà Nga đã bỏ ra để chuẩn bị cho Thế vận hội Olympic mùa đông tại Sochi vào tháng trước. Gazprom, công ty khí đốt độc quyền của nhà nước, chiếm khoảng một phần tư doanh thu từ thuế của Nga, đã bị mất 15 tỷ USD giá trị thị trường trong vòng một ngày – ngẫu nhiên trùng với số tiền Nga hứa sẽ giúp đỡ cho cái hế độ đang bị khủng hoảng của Ukraina hồi tháng Mười Hai và sau đó đã bị lật đổ vào Tháng Một khi cách mạng xảy ra.
Trong khi đó, giá trị tiền tệ của Nga đã giảm giá so với đồng đô la ở mức thấp nhất đã từng được ghi nhận, và các ngân hàng trung ương Nga đã chi 10 tỷ USD vào thị trường ngoại hối để cố gắng chống đỡ cho đồng tiền của mình. “Điều này đã làm thay đổi cơ bản cách nhìn về nước Nga của các nhà đầu tư và các cơ quan xếp hạng”, Timothy Ash, người đứng đầu nghiên cứu các thị trường mới nổi tại Ngân hàng Standard Bank cho biết. Vào thời điểm khi tăng trưởng kinh tế của Nga vốn đã trong tình trạng trì trệ, “cuộc phiêu lưu quân sự mới nhất này sẽ làm tăng tình trạng thoái vốn, làm suy yếu giá tài sản của Nga, làm chậm lại sự đầu tư cũng như các hoạt động và sự tăng trưởng kinh tế. Biện pháp trừng phạt tài chính của phương Tây đối với Nga sẽ làm tổn thương thêm nữa”, Ash đã phát biểu với tờ Wall Street Journal như vậy.
Ngay cả những đồng minh thân cận nhất của Nga cũng muốn dính líu. Đất nước Kazakhstan nhiều dầu mỏ, thành viên quan trọng nhất trong số các liên minh khu vực của Nga trong số các nước thuộc Liên Xô cũ, hôm Thứ Hai đã đưa ra lời tuyên bố lên án, đánh dấu lần đầu tiên các nhà lãnh đạo của nước này quay lưng lại với Nga về một vấn đề chiến lược quan trọng như vậy: “Kazakhstan bày tỏ quan ngại sâu sắc về những diến biến tại Ukraina,” Bộ Ngoại giao của nước này cho biết. “Kazakhstan kêu gọi tất cả các bên chấm dứt việc sử dụng vũ lực để giải quyết tình trạng hiện nay.”
Điều làm cho các nước láng giềng của Nga lo lắng nhất có lẽ là phát biểu của Kremlin vào ngày 02 Tháng Ba, sau khi Putin nói chuyện trên điện thoại với Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon. “Vladimir Putin lưu ý rằng trong bất kỳ trường hợp nào có sự leo thang về bạo lực đối với dân số nói tiếng Nga ở khu vực phía Đông của Ukraina và Crimea, Nga sẽ không thể đứng ngoài và sẽ sử dụng bất kỳ biện pháp cần thiết nào phù hợp với luật pháp quốc tế.” Điều này đặt ra một tiền lệ kinh hoàng cho tất cả các nước láng giềng của Nga.
Tất cả các quốc gia thuộc Liên Xô cũ, từ vùng Trung Á đến vùng Baltic, đều có một số lượng lớn người dân nói tiếng Nga, và tuyên bố này có nghĩa là Nga có quyền xâm nhập các nước này khi cảm thấy rằng dân nói tiếng Nga bị đe dọa. Phản ứng tự nhiên của bất kỳ đồng minh nào của Nga trong khu vực sẽ là tìm kiếm sự đảm bảo an ninh để tránh khả năng trở thành một Ukraina tiếp theo. Đối với các nước ở Đông Âu và vùng Caucasus, bao gồm cả Armenia, một đồng minh trung thành của Nga, điều này có khả năng tạo ra sự mong muốn được liên minh chặt chẽ hơn với NATO và Liên minh châu Âu. Đối với các nước Trung Á, vùng đất truyền thống nằm trong vòng ảnh hưởng của Nga trên bản đồ địa chính trị thế giới, điều đó có nghĩa là tăng cường quan hệ với đất nước Trung Quốc ở gần đó, bao gồm cả quan hệ quân sự.
Trung Quốc, đối tác vốn thường im lặng của Nga đối với tất cả các vấn đề an ninh toàn cầu từ Syria tới Iran, cũng đã đưa ra tuyên bố thận trọng về hành động của Nga trong Ukraina. “Quan điểm lâu nay của Trung Quốc là không can thiệp vào công việc nội bộ của người khác,” Bộ Ngoại giao Trung Quốc được cho là đã phát biểu như vậy trong một tuyên bố hôm chủ nhật.”Chúng tôi tôn trọng sự độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina.” Vậy là chỉ trong vòng hai ngày cuối tuần, Putin đã làm hoảng sợ tất cả các nước mà ông muốn bao gồm trong cái Liên minh Á-Âu vĩ đại của mình, khối các quốc gia mà ông hy vọng sẽ làm cho nước Nga một lần nữa trở thành một cường quốc khu vực. Những quốc gia tích cực nhất trong cái liên minh ấy cho đến nay chỉ còn lại Kazakhstan (xem ở trên) và Belarus, vốn được gọi là chế độ độc tài cuối cùng của châu Âu. Lãnh đạo nước này, ông Alexander Lukashenko, cho đến nay vẫn giữ im lặng về sự can thiệp của Nga trong Ukraina. Nhưng tuần trước, Belarus cũng đã công nhận tính hợp pháp của chính quyền cách mạng mới tại Kiev, đánh dấu một sự thay đổi lớn để tách khỏi ảnh hưởng của Nga, vốn đang lên án các nhà lãnh đạo mới của Ukraina là cực đoan và thân phương Tây. Đại sứ Belarus tại Kiev còn chúc mừng Bộ trưởng Ngoại giao mới của Ukraina khi nhậm chức và nói rằng ông trông đợi được làm việc với người đồng cấp mới của mình.
Đối với đất nước Armenia nghèo khổ, một thành viên mới của cái Liên minh Á-Âu non trẻ của Nga, cũng đã được công nhận chính phủ mới tại Kiev mặc dù vẫn không đưa ra bất kỳ lời lên án chính thức nào đối với sự can thiệp của Putin tại Ukraina cho đến nay. Nhưng vào ngày Thứ Bảy, các chính trị gia nổi bật của nước này cũng đã dẫn đầu một cuộc biểu tình chống Putin ở thủ đô Armenia. “Chúng tôi không chống lại nước Nga”, cựu Bộ trưởng Bộ An ninh Quốc gia David Shakhnazaryan tuyên bố. “Chúng tôi là chống lại các chính sách mang tính đế quốc của Putin và của Kremlin.”
Sự cô lập nước Nga từ phương Tây sẽ tăng cường đáng kể. Vào Tháng Sáu năm trước, Putin đã lập kế hoạch để chào đón các nhà lãnh đạo G8, câu lạc bộ của các cường quốc phương Tây (cộng thêm Nhật Bản), tại thành phố nghỉ mát Sochi của Nga. Nhưng Chủ nhật vừa qua, tất cả trong các nước này đều thông báo rằng họ đã ngưng lại sự chuẩn bị tham dự hội nghị thượng đỉnh này để phản đối sự can thiệp của Nga tại Ukraina. Và thế là chẳng còn hy vọng cho chiếc ghế phải khó khăn lắm mới giành được của Putin trong cùng một bàn với các nhà lãnh đạo của thế giới phương Tây.
Trong những năm gần đây, một trong những điểm tranh cãi lớn nhất của Nga với phương Tây chính là kế hoạch để xây dựng một lá chắn tên lửa ở châu Âu của NATO. Nga đã xem điều này như một mối đe dọa lớn đối với an ninh của mình, vì lá chắn này có thể quét sạch khả năng khởi động tên lửa hạt nhân tấn công phương Tây của Nga. Khả năng ngăn chặn hạt nhân từ lâu đã bảo vệ Nga khỏi sự tấn công của phương Tây qua nhiều thế hệ – tức học thuyết chiến tranh lạnh đảm bảo hủy diệt lẫn nhau, viết tắt là MAD – vì thế sẽ bị phá hủy, các tướng lĩnh của Nga đã đưa ra lời cảnh báo như vậy. Nhưng sau khi Nga quyết định đơn phương xâm chiếm nước láng giềng phía Tây hồi cuối tuần này, tất cả mọi ý kiến chống lại dự án lá chắn tên lửa đã hoàn toàn bị gạt bỏ trước mối quan tâm an ninh mới của các thành viên NATO, mà chủ yếu là các nước ở Đông Âu và vùng Baltic. Mọi hy vọng của Nga trong việc ngăn cản xây dựng lá chắn tên lửa thông qua biện pháp ngoại giao hiện nay hầu như đã biến mất.
Gây lo ngại không kém cho Putin là các biện pháp trừng phạt kinh tế mà phương Tây đang chuẩn bị để đáp trả cho sự can thiệp của Nga tại Ukraina. Tùy thuộc vào cường độ của các biện pháp này, các công ty và doanh nghiệp Nga có thể bị cắt đứt toàn bộ khả năng vay vốn và kinh doanh với hầu hết các nền kinh tế lớn nhất thế giới. Các đồng minh của Putin cũng sẽ rơi vào tình trạng khó khăn hơn nhiều khi cho con cái đi du học hoặc giữ cho tài sản của họ trong các ngân hàng phương Tây, điều mà hiện nay họ đều làm. Tất cả những điều đó làm tăng nguy cơ cho Putin ngay trong vòng những người ủng hộ mình và thậm chí có thể dẫn đến một cuộc đảo chính bên trong cung điện. Hầu như không có bất cứ điều gì quan trọng đối với các quan chức chính trị của Nga hơn là sự an toàn của những tài sản của họ ở nước ngoài, và chắc chắn là hơn sự trung thành của họ đối với một nhà lãnh đạo có vẻ đang sẵn sàng gây ra những nguy hại cho quyền lợi riêng của họ.
Vậy có điểm nào thuận lợi cho Putin không? Hầu như không có gì nhiều, ít nhất là không nhiều so với những thiệt hại mà Putin đã gây ra cho nước Nga và cho bản thân mình. Tuy nhiên, Putin có vẻ như cũng đang cố gắng bằng mọi giá đạt được một vài điều. Ít nhất, ông đã chứng minh được với thế giới rằng các đường ranh màu đỏ của mình là dứt khoát không thể vượt qua – không giống như cách làm của Nhà Trắng.
Nếu chính quyền cách mạng của Ukraina vẫn tiếp tục với kế hoạch hội nhập thị trường EU, và, có lẽ thế nếu NATO, liên minh quân sự mà Nga coi là mối đe dọa chiến lược chính, di chuyển đến vùng biên giới phía Tây của Nga và tiến vào Crimea, thì hạm đội Biển Đen của Nga sẽ bị bao vây. Đó chính là đường ranh giới màu đỏ không thể vượt qua đối với Putin và tướng lĩnh của ông.
Bằng cách gửi quân tới bán đảo Crimea và có thể vào cả phía Đông Ukraina, Nga có thể đảm bảo một vùng đệm xung quanh hạm đội hải quân chiến lược của Nga và tại biên giới phía Tây của mình. Đối với các tướng lĩnh ở Moscow, đó là những ưu tiên quan trọng, và để đạt được điều này họ sẵn sang chấp nhận trả một giá cao. Các hành động của Putin vào cuối tuần qua cho thấy ông đang chăm chú lắng nghe các tướng lĩnh của mình. Đồng thời, nó cũng cho thấy ông dường như đang bỏ qua sự phẫn nộ đến từ hầu hết những người khác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét