Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2014-02-28
Dưới quan điểm của Giáo Sư Tương Lai, nguyên giám đốc Viện Xã Hội Việt Nam thì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người có tầm nhìn xa và có thể làm cho Việt Nam biến chuyển theo hướng tích cực. Đây là một nhận xét rất gây tranh cãi và cuộc phỏng vấn đặc biệt do Mặc Lâm thực hiện hoàn toàn không nói lên quan điểm của người phỏng vấn cũng như Đài Á châu Tự do, mời quý vị theo dõi:
Điều gì Trung Quốc muốn nhất?
Mặc Lâm: Thưa GS ông từng quan ngại việc chính quyền ngày càng có những biểu hiện lệ thuộc quá sâu vào quan hệ Việt Trung một cách bất lợi cho Việt Nam. Giới nghiên cứu cho rằng từ sau Hội nghị Thành Đô thì Bộ chính trị bó tay trong các chính sách đối với Trung Quốc gây nên các cáo buộc là họ đang ngấm ngầm bán nước, ông có chia sẻ gì về việc này?GS Tương Lai: Ngay những người đề ra các đường lối mà tôi cho là sai lầm họ cũng không tán tận lương tâm muốn bán nước cho Tàu đâu. Hiện nay tôi vẫn tin rằng trong những người có đường lối sai lầm khởi đầu từ Hội nghị Thành Đô họ cũng không phải là những người quyết định bán nước nhưng vì họ muốn giữ cái thể chế chính trị, toàn trị, mà họ cho rằng đó là vì họ yêu nước. Và vì nếu giữ cái chế độ toàn trị đó thì thằng Tàu nó ủng hộ.
Không có gì có lợi hơn cho thằng xâm lược khi mà có một thể chế chính trị bịt miệng dân và quay lưng lại với dân, chỉ xoay lại đấu đá nội bộ với nhau thôi. Bịp dân về 16 chữ, hữu nghị… đấy tất cả các vấn đề nó nằm ở chỗ đó.
Tôi chỉ căn cứ vào lời tuyên bố và lời tuyên bố đó nó phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử. Lời tuyên bố đó đáp ứng được cái lời nguyện vọng của nhân dân.Vậy thì bây giờ phải vạch trần cái chỗ đó ra cho người dân thấy đó là một sự nguy hiểm. Phải thấy cái chỗ này: họ không bán nước, họ muốn giữ chế độ toàn trị, mà cái chế độ toàn trị đó thằng Tàu rất thích, nó không muốn gì hơn là có cái chế độ ấy. Chính quyền này thất sủng với dân, nếu như trước đây thất sủng với vua thì bây giờ đây họ thất sủng với dân. Dân không tin họ nữa thì họ không có sức mạnh, và vì họ không có sức mạnh nên họ dựa vào thế lực ngoại bang. Từ đó mọi sự lừa mị, mọi sự rao giảng về cảnh giác, về lập trường về quan điểm, thực chất đây là một cuộc nói dối vĩ đại.
-GS Tương Lai
Mặc Lâm: Theo GS thì ai là người trong giới cầm quyền có thể thay đổi sự thật này bằng những việc làm cụ thể, và nếu họ đi ngược lại với xu hướng chung trong đảng thì ai sẽ ủng hộ họ?
GS Tương Lai: Vấn đề bây giờ là làm sao thức tỉnh tinh thần yêu nước của cả dân tộc để cho cả dân tộc này thấy rằng nguy cơ lớn nhất là nguy cơ của thằng Trung Quốc xâm lược đây này! Phải tập trung mũi nhọn vào đó và nhà cầm quyền, bất cứ người nào, họ là ông A, ông B, ông X, ông Y tôi không cần biết họ là ai, tôi chỉ cần họ đáp ứng với nguyện vọng của dân, họ tuyên bố rõ là dựa vào dân và phải có một thái độ rành rọt trước kẻ thù thì tôi ủng hộ, dân ủng hộ, trí thức ủng hộ vậy thôi.
Tôi không đứng về phía ông nào hết, tôi đứng về phía nhân dân, tôi đứng về lợi ích của tổ quốc. Ai yêu nước, đấu tranh, chống ngoại xâm và cải cách thể chế, đem trả cái quyền dân chủ về cho dân, xây dựng một nhà nước pháp quyền đích thật thì tôi ủng hộ lực lượng đó bất chấp họ như thế nào. Họ đáp ứng được yêu cầu của dân thì hãy ủng hộ họ để cho họ làm việc.
Sẽ có tranh cãi nếu ủng hộ ai đó?
Mặc Lâm: Chúng tôi còn nhớ GS đã trả lời RFA rằng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bị sức ép từ đâu đấy nên bài tuyên bố đem Trường Sa Hoàng Sa vào sách giáo khoa của ông ấy đã bị rút xuống. GS có bị một sức ép tương tự nào sau khi chia sẻ ý kiến này hay không?
GS Tương Lai: Thì vừa rồi, trên cái diễn đàn xã hội dân sự của chúng tôi, họ dồn tôi, họ bắt buộc tôi trả lời là Giáo sư Tương Lai hãy trả lời đi, “ai gây sức ép cho Thủ Tướng?” Họ thừa biết rồi việc gì phải hỏi như vậy? Thực ra mà nói, bây giờ có những vấn đề nó lẫn lộn và xáo trộn như thế làm thật giả khó phân. Nếu không tỉnh táo thì ngay chính cái người đang đấu tranh nhiều khi cũng vấp phải những sai lầm. Đứng phía ông A, hay đứng phía ông B.
Mặc Lâm: Quay lại với việc đứng phía nào như GS vừa nói, GS nghĩ sao khi nhiều người xác quyết rằng ông đang ủng hộ một cách mạnh mẽ đương kim Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nếu vậy GS có thể cho biết căn cứ trên những việc nào mà ông mạnh dạn ủng hộ ông Thủ tướng?
GS Tương Lai: Tôi chỉ căn cứ vào lời tuyên bố và lời tuyên bố đó nó phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử. Lời tuyên bố đó đáp ứng được cái lời nguyện vọng của nhân dân, tôi nói thí dụ: cái việc khẳng định Hoàng Sa – Trường Sa là chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam phải đưa vào sách giáo khoa. Điều này là số một vì nó biểu tỏ dứt khoát ai là kẻ thù, ai là kẻ đang cướp nước của chúng ta?
Hãy nói đi đã. Nói được cái đúng để cho nhân dân lấy đó làm cái gậy tựa vào đó mà đi.Thứ hai là tuyên bố cái thể chế mà do đại hội VI tạo ra thì bây giờ động lực ấy đã hết rồi, động lực đó là gì? Là “dân chủ, và nhà nước pháp quyền là cặp song sinh thể hiện đặc điểm của thể chế chính trị hiện đại”, như thế không phải và không thể là chế độ toàn trị như hiện nay nữa, mà phải là dân chủ nhà nước pháp quyền đích thực của thể chế chính trị hiện đại. Rõ ràng còn có gì để mà nói, còn có gì để mà phân vân về cái chuyện này? Vì điều này nó rõ rồi cho nên tôi ủng hộ, tôi ủng hộ cái quan điểm đó.
-GS Tương Lai
Còn có một anh khác tuyên bố là “không, đảng ta không thừa nhận tam quyền phân lập!” thì như vậy anh ta đã phủ nhận thành tựu của nền văn minh loài người. Bởi vì tam quyền phân lập đâu phải là sản phẩm tư sản, đấy chính là một quá trình dài lâu trong lịch sử người ta mới tìm ra được. Bây giờ họ quay lưng lại vứt bỏ, và chỉ nghĩ rằng là chuyên chế vô sản thì mới có thể là triệu lần dân chủ hơn. Đấy là một sự nói dối vĩ đại, một sự bịp bợm vĩ đại, và vì bịp bợm như thế thì dân không tin, và khi anh đã bịp bợm lớn như vậy thì mọi điều khác người ta cũng không tin,
Có phải chỉ là một ly nước giải cơn khát?
Mặc Lâm: Vâng, nhưng thưa GS Thủ tướng Dũng cũng bị nhiều người cho rằng ông ấy tuyên bố nhưng không làm mà chỉ là động tác nhằm giảm thiểu sức ép công luận trong một khoảng thời gian đặc biệt hay trước một biến cố nào đó mà thôi?Ông là thủ tướng mà tuyên bố như vậy thì tôi xin nói với ví dụ: anh công an chặn đường tôi, tôi nói anh chận tôi vì lý do gì, ông thủ tướng của các anh nói đấy.GS Tương Lai: Đồng ý, nhưng hãy nói đi đã. Nói được cái đúng để cho nhân dân lấy đó làm cái gậy tựa vào đó mà đi. “Dân có quyền làm những điều mà pháp luật không cấm, còn riêng với nhà nước chỉ làm được những gì mà pháp luật cho phép”.
-GS Tương Lai
Điều đó cũ rich, cũ nhưng mà hết sức mới vì lâu nay người tra không làm. Bây giờ ông Thủ tướng tuyên bố như vậy tôi không biết ông là ai, nhưng ông là thủ tướng mà tuyên bố như vậy thì tôi xin nói với ví dụ: anh công an chặn đường tôi, tôi nói anh chận tôi vì lý do gì, ông thủ tướng của các anh nói đấy, “dân có quyền làm những gì mà pháp luật không cấm” tại sao anh cấm tôi, tại sao anh cấm tôi biểu tình, biểu tình là điều đã ghi trong hiến pháp.... thì có phải cái điều này là sai luật hay không?
Mặc Lâm: Thưa GS dựa trên những nhận xét tích cực đó ông có kỳ vọng Thủ tướng Dũng sẽ là một Gorbachev thứ hai cho Việt Nam hay không?
GS Tương Lai: Việt Nam không phải là Liên Xô và tôi không muốn có một Gorbachev cho Việt Nam. Mỗi một nước có một đặc điểm dân tộc. Ở Việt Nam tôi cần một tư tưởng, một đường lối mà nó giải phóng cho sức sống của dân tộc. Nó huy động sức đoàn kết của toàn dân, ai làm được điều đó thì người ấy chính là cái người mà nhân dân cần. Nhân dân sẵn sàng bỏ qua tất cả những gì sai lầm mà họ có.
Nhân dân sẵn sàng ủng hộ họ, nếu như họ thật sự phát động nhân dân, đi vào nhân dân, hô hào nhân dân đứng lên và trao quyền làm chủ cho dân chống lại cái xã hội toàn trị hiện nay. Cái thời toàn trị đó, những người chóp bu ấy thực tế là đang tiếp tay cho kẻ thù cho nên tôi ủng hộ.
Mặc Lâm: Xin cảm ơn Giáo sư Tương Lai.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét