Có người thợ mộc già nọ làm việc rất chuyên cần và hữu hiệu lâu năm cho hãng thầu xây cất nọ. Một ngày kia, ông ngỏ ý với hãng muốn xin nghỉ việc về hưu để vui thú với gia đình. Tuy không còn có đồng lương nhưng ông ta muốn nghỉ ngơi để an hưởng tuổi già. Hãng xây cất cũng vô cùng luyến tiếc là sẽ thiếu đi một người thợ giỏi đã tận tụy nhiều năm. Hãng đề nghị với ông cố gắng ở lại giúp hãng xây cất một căn nhà chót truớc khi thôi việc. Ông ta nhận lời. Vì biết mình sẽ giải nghệ, cùng với sự miễn cưỡng, ông ta làm việc một cách tắc trách qua quít, xây cất căn nhà với những vật liệu tầm thường kém chọn lọc miễn có một bề ngoài đẹp đẽ mà thôi. Mấy tháng sau, khi căn nhà làm xong, Ông đuợc ông chủ hãng mời tới, đưa cho ông chiếc chìa khóa của ngôi nhà và nói : “Ông đã phục vụ rất tận tụy với hãng nhiều năm, để tưởng thưởng về sự đóng góp của ông cho sự thịnh vượng của hãng, hãng xin tặng ông ngôi nhà vừa xây xong!”
Thật là bàng hoàng. Nếu người thợ mộc biết là xây cất căn nhà cho chính mình thì ông ta đã làm việc cẩn thận và chọn lựa những vật liệu có phẩm chất hơn. Sự làm việc tắc trách chỉ có mình ông tự biết và nay thì ông phải sống với căn nhà mà chỉ có riêng ông biết là kém phẩm chất.
Suy nghĩ: Câu chuyện này cũng giống như chuyện đời của chúng ta. Chúng ta giống như người thợ già kia thường tạo dựng một đời sống hào nhoáng, tạm bợ, đua đòi không chú trọng tới phẩm chất của nó. Nhiều khi ngồi kiểm điểm những sự bê bối của mình trong quá khứ, thì chúng ta thấy mình đang phải cam chịu những hậu quả của nó. Đời là một công trình kiến trúc do chính mình tạo nên. Đời sống hiện tại là kết quả của sự tạo dựng trong quá khứ, đời sống ngày mai sẽ là kết quả của sự tạo dựng hôm nay. Hãy xây dựng đời mình một cách đúng đắn. Bodhgaya monk
Vì thế mà cuộc sống trở nên mầu nhiệm.
..Có lẽ đa số chúng ta nghĩ rằng con đường tu học sẽ là buồn chán lắm, vì ta sẽ phải
buông bỏ đi hết những say mê của mình trong cuộc sống. Và nếu như ta không còn có một sự ham thích nào nữa thì cuộc sống mình sẽ ra sao? Nếu như ta chỉ biết chấp nhận và buông xả hết mọi việc, ta có trở nên dửng dưng với mọi việc xảy ra chung quanh mình chăng?
Theo tôi, TÂM XẢ không phải là một thái độ dửng dưng đối với cuộc sống, mà nó
lại là một cảm xúc rất sâu sắc, và có thể mang lại cho ta những niềm vui và hạnh phúc lớn.
Cũng như một ly nước đục, khi ta lọc bỏ đi phần cặn dơ thì nó sẽ được trở nên trong sạch hơn, chứ nước đâu có mất đi! Cũng vậy, khi ta buông xả đi những độc tố của lòng tham ái, thì ta chỉ bỏ đi phần khổ đau, chứ tình thương, sự rộng lượng, lòng tha thứ vẫn còn có mặt.
Và nhờ vậy mà những hạnh phúc trong cuộc sống lại trở nên nhiệm mầu hơn.__(())__Qua Ngõ Phù Vân
Người về qua ngõ tàn phai
Mang hồn du tử trần ai chập chùng..
Đất trời sương phủ mông lung
Nghiêng vai trút sạch tận cùng đảo điên.
- Một đời qua, nặng ưu phiền
Tháng năm đầu đội bao niềm âu lo..
Từ đâu, ai đã buộc cho
Khư khư rồi lại .. bo bo nghiệp trần?
Người về qua ngõ phù vân
Cõi tình phai dấu nhịp chân vô thường.
Không ưng vui, có đâu buồn
Phong trần bỏ dưới cội nguồn Chân như .
Ngày về mặc áo Không hư
Gọi người trong mộng giả từ kiếp mơ.
Và từ đó hết làm thơ
Mây trong cõi ý mịt mờ, loãng tan..
Thích Tánh Tuệ
Hai điều phải nhớ trong đời:
Một mình, chú ý suy nghĩ cho phải
Với người, chú ý nói năng cho phải
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét