Hợp đồng với công ty truyền hình Ý được tuyên bố là hoàn toàn mất
Tags: Hồng y Bertone, ngân hàng Vatican, đầu tư
Philip Pullella cho Reuters
Hai năm trước, ngân hàng Vatican đã đầu tư 15 triệu € [20 triệu USD] vào một công ty truyền hình Ý làm các bộ phim về gia đình, bao gồm cả các bộ phim về các vị giáo hoàng và một loạt phim về một linh mục vùng quê đi xe đạp giúp cảnh sát phá án.
Lúc bấy giờ Hồng y Tarcisio Bertone Bộ trưởng ngoại giao của Vatican đã quyết định đầu tư vào Lux Vide SpA, ông cho biết đây là cổ phiếu ”mục tiêu phúc âm hóa tuyệt vời” của Tòa Thánh.
Hồng y Bertone, người đứng thứ hai sau Đức Giáo hoàng Bênêđictô, đã thông qua hợp đồng bất chấp sự phản đối từ giám đốc và các thành viên hội đồng quản trị của ngân hàng, những người nghĩ rằng chi phí quá lớn và không hợp lý với ngân hàng, theo giám đốc điều hành ngân hàng hiện thời và trước đây.
Tháng trước, Vatican đã mất toàn bộ khoản tiền trên, trong việc đánh giá rộng hơn về tài chính Vatican vốn cũng dẫn đến việc đóng cửa hàng trăm tài khoản tại Viện Công trình Tôn giáo, hay IOR viết tắt bằng tiếng Ý, dùng để gọi ngân hàng.
Bertone, người đã đứng ra quyết định đầu tư vào công ty truyền hình, nói khi ngân hàng thông qua hợp đồng có sự nhất trí của hội đồng quản trị.
Chỉ số đầu tư bằng 0 của Lux Vide dẫn đến việc Đức Giáo hoàng Phanxicô nỗ lực nới lỏng các mối quan hệ giữa Tòa Thánh và giới kinh doanh – chính trị ở Ý, một mạng lưới các mối quan hệ lâu đời mà vị Giáo hoàng người Argentina cho rằng không phù hợp với sứ mạng tôn giáo của Giáo Hội.
Trong 16 tháng đầu tại vị, Đức Giáo hoàng Phanxicô cố gắng cải cách Giáo triều, như việc quản trị trung tâm của Vatican đòi hỏi. Ngài đã thuê các tổ chức tư vấn quốc tế để cải thiện các quy trình kế toán tài chính. Ngài đã trao quyền kinh tài rộng rãi cho Hồng y người Úc được xem là xa khỏi các trung tâm quyền lực ở Ý.
Trong quá trình này, một trong những thay đổi lớn nhất là cắt giảm quyền hạn của Bộ trưởng Ngoại giao của Vatican, đặc biệt trong vấn đề tài chính của Tòa Thánh.
Bộ trưởng Ngoại giao luôn luôn nắm một vai trò quan trọng, làm việc như đại diện cho giáo hoàng. Nhưng Bertone đã nắm trong tay toàn bộ quyền lực một cách bất thường trong vấn đề quản trị và tài chính của Vatican khi ông giữ chức từ năm 2006 đến năm 2013
Đức Giáo hoàng Bênêdictô, một nhà thần học, tiếp tục viết sách về chuyên môn sau khi đắc cử. Ngài ít quan tâm đến các vấn đề hành chính và trao cho hồng y Bertone tự do hoàn toàn điều hành việc quản trị Vatican.
Phần lớn quyền lực của Bertone đã gieo rắc sự xung đột trong Vatican những năm qua như thúc đẩy quyết định nghỉ hưu của Đức Giáo hoàng Bênêdictô vào tháng Hai năm 2013. Bertone đứng đầu ủy ban các hồng y giám sát hội đồng quản trị và giám đốc ngân hàng.
Theo giám đốc điều hành ngân hàng cũ, Bertone ủng hộ một đề nghị cho IOR để mua đến 25 phần trăm của Lux Vide vào năm 2010 và một lần nữa vào năm 2012. Cả hai lần, các giám đốc ngân hàng đã cố gắng từ chối hợp đồng này, nói rằng không có lợi nhuận cho IOR để đầu tư vào các công ty truyền hình và chi phí cao, giám đốc điều hành cho biết, ông yêu cầu không được nêu danh tính bởi vì họ không được phép nói về vấn đề kinh doanh của ngân hàng.
Tuy nhiên, hợp đồng này cuối cùng đã được chấp thuận. ”Hội đồng quản trị cho biết ’đây không phải là một ý tưởng hay’ nhưng không thể ngăn chặn hợp đồng này được”, một quan chức ngân hàng hiện nay cho biết. ”Thông điệp là: ông chủ (Bertone) muốn điều này.”
Theo cơ cấu mới do Đức Giáo Hoàng Phanxicô lập ra, người kế nhiệm Hồng y Bertone là Hồng y Pietro Parolin làm Bộ trưởng ngoại giao Vatican, không có quyền lực trực tiếp trên bất kỳ vấn đề tài chính của Tòa Thánh, bao gồm cả hai cơ quan IOR và APSA, việc quản trị tài sản Vatican và quyền đầu tư. Đức Thánh cha Phanxicô bổ nhiệm một nhóm độc lập các chuyên gia để giám sát APSA, một cơ quan kiểm soát bất động sản của Vatican và hoạt động như một bộ phận giao dịch trung ương và nguồn nhân lực, để xem xét các hoạt động giao dịch của mình có là trọng tâm đối với sứ mạng của Giáo Hội hay không.
Nguồn: Reuters
Lúc bấy giờ Hồng y Tarcisio Bertone Bộ trưởng ngoại giao của Vatican đã quyết định đầu tư vào Lux Vide SpA, ông cho biết đây là cổ phiếu ”mục tiêu phúc âm hóa tuyệt vời” của Tòa Thánh.
Hồng y Bertone, người đứng thứ hai sau Đức Giáo hoàng Bênêđictô, đã thông qua hợp đồng bất chấp sự phản đối từ giám đốc và các thành viên hội đồng quản trị của ngân hàng, những người nghĩ rằng chi phí quá lớn và không hợp lý với ngân hàng, theo giám đốc điều hành ngân hàng hiện thời và trước đây.
Tháng trước, Vatican đã mất toàn bộ khoản tiền trên, trong việc đánh giá rộng hơn về tài chính Vatican vốn cũng dẫn đến việc đóng cửa hàng trăm tài khoản tại Viện Công trình Tôn giáo, hay IOR viết tắt bằng tiếng Ý, dùng để gọi ngân hàng.
Bertone, người đã đứng ra quyết định đầu tư vào công ty truyền hình, nói khi ngân hàng thông qua hợp đồng có sự nhất trí của hội đồng quản trị.
Chỉ số đầu tư bằng 0 của Lux Vide dẫn đến việc Đức Giáo hoàng Phanxicô nỗ lực nới lỏng các mối quan hệ giữa Tòa Thánh và giới kinh doanh – chính trị ở Ý, một mạng lưới các mối quan hệ lâu đời mà vị Giáo hoàng người Argentina cho rằng không phù hợp với sứ mạng tôn giáo của Giáo Hội.
Trong 16 tháng đầu tại vị, Đức Giáo hoàng Phanxicô cố gắng cải cách Giáo triều, như việc quản trị trung tâm của Vatican đòi hỏi. Ngài đã thuê các tổ chức tư vấn quốc tế để cải thiện các quy trình kế toán tài chính. Ngài đã trao quyền kinh tài rộng rãi cho Hồng y người Úc được xem là xa khỏi các trung tâm quyền lực ở Ý.
Trong quá trình này, một trong những thay đổi lớn nhất là cắt giảm quyền hạn của Bộ trưởng Ngoại giao của Vatican, đặc biệt trong vấn đề tài chính của Tòa Thánh.
Bộ trưởng Ngoại giao luôn luôn nắm một vai trò quan trọng, làm việc như đại diện cho giáo hoàng. Nhưng Bertone đã nắm trong tay toàn bộ quyền lực một cách bất thường trong vấn đề quản trị và tài chính của Vatican khi ông giữ chức từ năm 2006 đến năm 2013
Đức Giáo hoàng Bênêdictô, một nhà thần học, tiếp tục viết sách về chuyên môn sau khi đắc cử. Ngài ít quan tâm đến các vấn đề hành chính và trao cho hồng y Bertone tự do hoàn toàn điều hành việc quản trị Vatican.
Phần lớn quyền lực của Bertone đã gieo rắc sự xung đột trong Vatican những năm qua như thúc đẩy quyết định nghỉ hưu của Đức Giáo hoàng Bênêdictô vào tháng Hai năm 2013. Bertone đứng đầu ủy ban các hồng y giám sát hội đồng quản trị và giám đốc ngân hàng.
Theo giám đốc điều hành ngân hàng cũ, Bertone ủng hộ một đề nghị cho IOR để mua đến 25 phần trăm của Lux Vide vào năm 2010 và một lần nữa vào năm 2012. Cả hai lần, các giám đốc ngân hàng đã cố gắng từ chối hợp đồng này, nói rằng không có lợi nhuận cho IOR để đầu tư vào các công ty truyền hình và chi phí cao, giám đốc điều hành cho biết, ông yêu cầu không được nêu danh tính bởi vì họ không được phép nói về vấn đề kinh doanh của ngân hàng.
Tuy nhiên, hợp đồng này cuối cùng đã được chấp thuận. ”Hội đồng quản trị cho biết ’đây không phải là một ý tưởng hay’ nhưng không thể ngăn chặn hợp đồng này được”, một quan chức ngân hàng hiện nay cho biết. ”Thông điệp là: ông chủ (Bertone) muốn điều này.”
Theo cơ cấu mới do Đức Giáo Hoàng Phanxicô lập ra, người kế nhiệm Hồng y Bertone là Hồng y Pietro Parolin làm Bộ trưởng ngoại giao Vatican, không có quyền lực trực tiếp trên bất kỳ vấn đề tài chính của Tòa Thánh, bao gồm cả hai cơ quan IOR và APSA, việc quản trị tài sản Vatican và quyền đầu tư. Đức Thánh cha Phanxicô bổ nhiệm một nhóm độc lập các chuyên gia để giám sát APSA, một cơ quan kiểm soát bất động sản của Vatican và hoạt động như một bộ phận giao dịch trung ương và nguồn nhân lực, để xem xét các hoạt động giao dịch của mình có là trọng tâm đối với sứ mạng của Giáo Hội hay không.
Nguồn: Reuters
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét