ĐẠI ĐIỀN. Chúa Nhật 17-8-2014, ĐTC Phanxicô đã gặp gỡ Liên HĐGM Á châu
và chủ sự thánh lễ bế mạc Đại hội giới trẻ Công Giáo Á châu kỳ 6 tại khu vực
Đền Thánh Hải My (Haemi) thuộc giáo phận Đại Điền (Deajeon), Hàn Quốc.
Hải My cách thủ đô Hán Thành hơn 100 cây số về hướng nam. Đây là nơi kính nhớ các vị tử đạo vô danh của Giáo Hội Hàn quốc vì phần lớn trong số 132 vị tử đạo bị tra tấn và hành quyết tại đây không có tên tuổi được ghi lại.
Gặp gỡ các Giám Mục Á châu
ĐTC đã đáp trực thăng đến Đền thánh Hải My lúc gần 11 giờ và tại nguyện đường của thánh điện, ngài đã cùng với các GM cử hành kinh trưa bằng tiếng Anh. Có 68 GM đến từ 35 nước Á châu hiện diện.
Sau khi ĐTC ban phép lành kết thúc kinh nguyện, ĐHY Oswald Gracias, TGM giáo phận Mumbai, Ấn độ, trong tư cách là Chủ tịch Liên HĐGM Á châu, đã đại diện mọi người chào mừng ĐTC. Ngài nhắc lại biến cố lịch sử cách đây 44 năm, khi các GM Á châu nhóm họp tại Manila nhân cuộc viếng thăm lịch sử của DGH Phaolô 6 tại Philippines hồi tháng 12 năm 1970. Đó là lần đầu tiên có đông đảo các GM Á châu như thế, 180 vị, nhóm họp để trao đổi kinh nghiệm và thảo luận về những vấn đề mục vụ tại đại lục to lớn và có nhiều khác biệt như Á châu. Do lòng hăng say từ kinh nghiệm ấy thúc đẩy, các GM đã thiết lập Liên HĐGM Á châu với sự chúc lành của ĐGH Phaolô 6. Ngày nay, tổ chức này có 19 HĐGM thành viên, bao gồm 27 nước và 9 thành viên kết nạp, vì các giáo phận ấy không thuộc HĐGM nào.
ĐHY Gracias cũng nhận xét rằng Á châu là một đại lục đang cảm nghiệm những hy vọng và vui mừng về sự liên tục tái sinh trong Thánh Linh. 60% dân số thế giới sinh sống ở Á châu. Đây là một đại lục trẻ trung, đa số dân là người trẻ.. Dân Á châu bản chất là người có tôn giáo, nhưng tinh thần tục hóa và duy vật đang lẻn vào đại lục này. Cơ cấu gia đình, xưa kia được coi là quan trọng và ăn rễ sâu nơi xã hội Á châu, nay đang dần dần bị tan rã. Và tuy tâm hồn Á châu coi sự sống là thánh thiêng, nhưng những đe dọa sự sống đang gia tăng và thật đáng lo ngại dưới nhiều khía cạnh.
Huấn dụ của ĐTC
Trong bài huấn dụ trước các GM Á châu, ĐTC đặc biệt nói đến vai trò của Giáo Hội tại Đại lục bao la này, trong đó có rất nhiều nền văn hóa khác nhau:
”Giáo Hội được mời gọi làm chứng cho Tin Mừng, qua cuộc đối thoại và cởi mở đối với mọi người. Điểm khởi hành và điểm tham chiếu cơ bản chính là căn tính của chúng ta, căn tính Kitô hữu. Chúng ta không thể dấn thân đối thoại đích thực nếu chúng ta không ý thức về căn tính của mình. Nếu chúng ta muốn trao đổi một cách tự do, cởi mở và phúc lợi với tha nhân, chúng ta phải biết rõ mình là ai, điều mà Thiên Chúa đã làm cho chúng ta và điều Ngài yêu cầu chúng ta. Và nếu sự trao đổi của chúng ta không muốn là một cuộc độc thoại, thì phải có tâm trí mở rộng để chấp nhận những con người và các nền văn hóa.
Cũng trong lãnh vực làm chứng và đối thoại, cần có căn tính Kitô vững mạnh như điểm tham chiếu, ĐTC nhắc đến 3 khó khăn cần phải nghĩ đến và cố tránh chúng:
- Thứ I là thái độ duy tương đối, thúc đẩy chúng ta vào những vùng cát lún của sự hỗn độn và tuyệt vọng. Đó là cám dỗ trên thế giới ngày nay, mà cả các cộng đồng Kitô cũng gặp phải, khiến cho ta quên rằng ”bên kia những điều thay đổi có những thực tại bất biến; những thực tại ấy có nền tảng tối hậu nơi Chúa Kitô, Đấng vẫn luôn luôn bất biến, hôm qua, hôm nay và mãi mãi (GS 10; Xc Dt 13,8).
Thái độ duy tương đối cần tránh ở đây không phải chỉ là một hệ thống tư tưởng, nhưng còn là thái độ duy tương đối thực hành, trong đời sống thường nhật, nó làm suy yếu bất kỳ căn tính nào và hầu như người ta không cảm thấy tình trạng đó.
- Cách thức thứ II mà thế gian đe dọa căn tính Kitô vững chắc của chúng ta, đó là sự hời hợt; những điều thịnh hành theo thời, tránh né và trốn chạy. Đây là một vấn đề trầm trọng về mục vụ. Đối với các thừa tác viên của Giáo Hội, thái độ hời hợt này cũng có thể biểu lộ qua sự kiện họ bị thu hút vì những chương trình mục vụ và lý thuyết gây thương tổn cho cuộc gặp gỡ trực tiếp và phúc lợi với các tín hữu, nhất là những người trẻ, là những người trong thực tế đang cần một nền huấn giáo vững chắc, một sự linh hướng chắc chắn. Nếu không ăn rễ sâu nơi Chúa Kitô, thì những chân lý mà chúng ta sống rốt cuộc sẽ suy yếu, việc thực hành nhân đức chỉ có là vụ hình thức và cuộc đối thoại chỉ là một hình thức thương lượng hoặc đồng ý về sự bất đồng với nhau.
Cám dỗ thứ III là cái vẻ tự tin chắc chắn nấp đằng sau những câu trả lời dễ dàng, những câu làm sẵn, những luật lệ và qui tắc. Tự bản chất, đức tin không qui trọng tâm vào mình, đức tin có khuynh hướng ”đi ra ngoài”, tìm cách làm cho mình được hiểu rõ, làm nảy sinh chứng ta, tạo nên sứ mạng truyền giáo. Căn tính Kitô của chúng ta, xét cho cùng, hệ tại dấn thân tôn thờ một mình Thiên Chúa và yêu thương nhau, phục vụ nhau, không những chứng tỏ điều mà chúng ta tin, nhưng còn cho thấy điều mà chúng ta hy vọng và ai là Đấng mà chúng ta đặt trọn niềm tín thác (Xc 2 Tm 1,12).
ĐTC nói thêm rằng chính niềm tin sinh động nơi Chúa Kitô tạo nên căn tính sâu xa và phong phú nhất của chúng ta. Nó nảy sinh và được nuôi dưỡng nhờ ơn thánh do cuộc đối thoại của chúng ta với Chúa và sự thúc đẩy của Thánh Linh. Niềm tin ấy mang lại thành quả công lý, sự tốt lành và an bình.
ĐTC nói các GM Á châu: Anh em hãy làm sao để căn tính Kitô của các Giáo Hội địa phương được xuất hiện rõ ràng trong các chương trình huấn giáo và mục vụ giới trẻ của anh em, trong việc phục vụ người nghèo và những người mòn mỏi sống bên lề các xã hội sung túc của chúng ta và qua những cố gắng của anh em nuôi dưỡng các ơn gọi linh mục và tu sĩ.
LM. Trần Đức Anh OP8/17/2014
Sau cùng, ĐTC nói: ”Cùng với một ý thức rõ ràng về căn tính Kitô, cuộc đối thoại chân chính cũng đòi một khả năng cảm thông. Không phải chúng ta chỉ nghe những lời người khác nói, nhưng còn đón nhận cả những thông tin không được nói ra về kinh nghiệm, hy vọng và khát mong, những khó khăn của họ và những điều mà họ đặc biệt quan tâm. Sự cảm thông ấy phải là kết quả cái nhìn thiêng liêng của chúng ta và kinh nghiệm bản thân, khiến chúng ta nhìn tha nhân như anh chị em, lắng nghe qua những lời nói và hành động của họ, điều mà con tim họ muốn thông truyền. Trong tinh thần cởi mở như thế đối với tha nhân, các nước Á châu mà Tòa Thánh chưa có quan hệ ngoại giao trọn vẹn sẽ không do dự thăng tiến một cuộc đối thoại có lợi cho tất cả mọi người”.
ĐTC giải thích rằng ”Ở đây tôi không phải chỉ nói về đối thoại chính trị, nhưng cũng nói về đối thoại giữa con người với nhau, đối thoại huynh đệ nữa”.
Sau bài huấn dụ, ĐTC đã bắt tay chào thăm từng vị GM và lúc 1 giờ, ngài đã dùng bữa với các GM. Lúc gần 4 giờ chiều, ngài đến cánh đồng trước lâu đài Hải My cách đó hơn 1 cây số rưỡi để cử hành thánh lễ bế mạc Đại hội giới trẻ Công Giáo Á châu kỳ 6.
Lâu đài này được xây cất cách đây 593 năm (1421) như một thành trì chống lại quân cướp, nhưng 70 năm sau đó đã được biến thành một trung tâm quân sự với các doanh trại và cả nhà giam. Vì thế trong thời cách hại hồi thế kỷ 19, đã có gần 3 ngàn tín hữu Công Giáo bị giam giữ tại đây và nhiều người bị tra tấn và hành quyết.
Thánh Lễ bế mạc
Hiện diện trong cánh đồng trước lâu đài Hải My chiều Chúa Nhật 17-8-2014, có hàng chục ngàn tín hữu tụ tập để tham dự thánh lễ do ĐTC cử hành, trong đó có hơn 2 ngàn bạn trẻ Á châu, và 4 ngàn bạn trẻ tham dự Ngày Giới trẻ Công Giáo Hàn Quốc, trong áo choàng mầu xanh lá cây và áo T-shirt màu vàng chanh, được chỗ ở khu vực trước lễ đài. Đồng tế với ĐTC có đông đảo các GM Á châu và Hàn quốc cùng với 70 LM từ các nước Á châu.
Trong bài giảng thánh lễ, ĐTC đã phân tích từng phần của chủ đề Đại hội giới trẻ Công Giáo Á châu kỳ 6: ”Hỡi giới trẻ Á châu, hãy trỗi dậy! Vinh quang của các vị tử đạo chiếu sáng trên các bạn!”.
Ngài nhận định rằng Á châu là một đại lục phong phú về các truyền thống triết học và tôn giáo, đại lục này vẫn là một biên cương lớn đối với việc làm chứng cho Chúa Kitô, ”là đường, là sự thật và là sự sống” (Ga 14,6). ”Không những các bạn sống tại Á châu, nhưng các bạn còn là những người con của đại lục rộng lớn này, các bạn có quyền và nghĩa vụ tham gia trọn vẹn vào đời sống xã hội của các bạn. Các bạn đừng sợ mang sự khôn ngoan của đức tin vào trong mọi lãnh vực của đời sống xã hội.
ĐTC nói thêm rằng trong tư cách là những người trẻ Á châu, các bạn nhìn thấy và yêu mến từ bên trong tất cả những gì là đẹp đẽ, cao quí và chân thực trong các nền văn hóa và truyền thống của các bạn. Đồng thời, trong tư cách là Kitô hữu, các bạn cũng biết rằng Tin Mừng có sức mạnh thanh tây, nâng cao và kiện toàn gia sản ấy. Ngoài ra, các bạn có khả năng phân định điều gì là không thể dung hợp với đức tin Công Giáo, điều gì trái ngược với đời sống ơn thánh được phú vào các bạn nhờ bí tích rửa tội, và đâu là những khía cạnh trong nền văn hóa hiện đại là tội lỗi, hư hỏng và dẫn tới sự chết.
Đề cập đến phần thứ 3 trong đề tài của Ngày Giới trẻ Á châu là ”Hãy trỗi dậy!”, ĐTC nói: câu này nói về trách nhiệm mà Chúa ủy thác cho các bạn. Đó là nghĩa vụ phải tỉnh thức để không để cho những áp lực, cám dỗ và tội lỗi của chúng ta hay của người khác làm cho chúng ta không còn nhạy cảm đối với vẻ đẹp của sự thánh thiện, với niềm vui của Tin Mừng nữa.
Thánh lễ ĐTC cử hành bằng tiếng latinh, nhưng bài giảng của ngài bằng tiếng Anh, với phần thông dịch ra tiếng Hàn quốc, và các bài đọc bằng tiếng Philippines, Bahasa Malaysia, Hàn quốc, còn các ý nguyện trong lời nguyện giáo dân bằng tiếng Nhật, Anh, Lào và Hàn quốc.
Diễn từ của đại diện GM Hàn quốc và ĐHY Gracias
Sau phép lành của ĐTC vào cuối thánh lễ, Đức Cha Phêrô Khương Vũ Nhất (Kang U Il), GM giáo phận Tể Châu (Cheju), Chủ tịch HĐGM Hàn Quốc, đã đại diện mọi người chào ĐTC và nhắc đến sự kiện các bạn trẻ có cùng một niềm tin, từ các môi trường khác nhau, tụ họp lại, vượt lên trên những bức tường khác biệt: quốc tịch và ngôn ngữ, để củng cố tình huynh đệ của họ trong Chúa Kitô, để mừng lễ và cùng nhau chúc tụng Thiên Chúa. Vì lần này ĐGH dành nhiều thời giờ cho họ, người trẻ Á châu đã cảm nghiệm được những giờ phút hồng ân không thể tái diễn, một hạt giống hy vọng cho tương lai.
Tiếp lời Đức Cha Khương Vũ Nhất, ĐHY Oswald Gracias, TGM Mumbai, Chủ tịch Liên HĐGM Á châu, bày tỏ tâm tình của hàng chục ngàn bạn trẻ sau 5 ngày gặp gỡ, quyết tâm của họ bước theo Tin Mừng và sức mạnh của Bí tích rửa tội trong hành trình Kitô, cũng như trong đời sống dân sự. Cụ thể là không chấp nhận nền kinh tế loại trừ, không chiều theo một nền kinh tế ích kỷ, không có luân lý đạo đức, không chấp nhận tinh thần duy vật. Trái lại, chấp nhận một cuộc gặp gỡ bản thân với Chúa Giêsu, Đấng mà chúng ta muốn mang theo mình; lắng nghe tiếng kêu than của người nghèo, người túng thiếu và cô đơn, chấp nhận một thế giới đang nóng lòng mong đợi chúng ta.
Sau cùng, ĐHY Gracias loan báo Đại hội giới trẻ Công Giáo Á châu kỳ 7 sẽ diễn ra tại Indonesia vào năm 2017. Một Video ngắn về Giáo Hội Công Giáo tại Indonesia đã được trình chiếu nhân dịp này.
Sau thánh lễ, vì trời xấu, nên ĐTC đã đi xe lửa trở về thủ đô Hán Thành thay vì dùng trực thăng như chương trình dự định. Ngài dùng xe lửa đặc biệt do phủ tổng thống đề nghị.
Vài chi tiết bên lề
1. Rửa tội tại tòa Sứ Thần Tòa Thánh
Lúc 7 giờ sáng Chúa Nhật 17-8-2014, tại nhà nguyện tòa Sứ Thần Tòa Thánh ở thủ đô Hán Thành, ĐTC đã ban phép rửa tội cho Ông Lee Ho Jin, thân phụ của một trong những người trẻ bị thiệt mạng trong vụ đắm tàu Sewol ngày 16-4 năm nay. Hôm thứ sáu 15-8, trong thánh lễ tại Sân bóng đá thế giới ở thành phố Đại Điền, Ông đã xin ngài rửa tội cho trong dịp ngài gặp một nhóm thân nhân các nạn nhân bị đắm tàu và ngài đã nhận lời. Ông đã mang thánh giá đi hành hương 900 cây số từ nơi con ông sinh ra tới hải cảng nơi con tàu Sewol khởi hành. Trong hai năm trước đó, ông đã theo học giáo lý tại một xứ đạo Công Giáo.
Tháp tùng Ông Lee Ho Jin trong lễ nghi rửa tội có con trai và con gái của ông, cùng với 1 linh mục đã giới thiệu ông với ĐTC khi ở Đại Điền. Phần lớn lễ nghi rửa tội đơn sơ do Cha John Chong Che Chon, giám tỉnh dòng Tên Hàn quốc, thông dịch viên của ĐTC cử hành, và chính ĐTC đổ nước rửa tội và xức dầu ban phép thêm sức cho tân tòng. Ông đã nhận tên thánh là Phanxicô để ghi ơn ĐTC và người đỡ đầu là một nhân viên tòa Sứ Thần Tòa Thánh.
2. Tông đồ sự sống không có tay chân
Trong cuộc viếng thăm của ĐTC dành cho những người khuyết tật hôm thứ bẩy, 16-8-2014 tại trung tâm Kkottongnae, cũng gọi là ”Hoa Chi Thôn”, thuộc giáo phận Kim Châu (Cheonju), đặc biệt có cuộc gặp gỡ giữa ngài với Thày Lý Cố Văn (Lee Gu Won), một người không tay không chân đã trở thành tông đồ sự sống, thuộc tu hội Hội Thánh Luca Hoàng ở Hàn Quốc.
Tuy bị bỏ rơi ngay từ lúc mới sinh ra vì khuyết tật trầm trọng như vây, Lý Cố Văn đã sống sót và đã quyết tâm tận hiến đời mình cho Thiên Chúa và loan báo Tin Mừng hy vọng cho những người tàn tật ở Hàn Quốc.
Thầy Lý Cố Văn sinh ngày 9-5-1990 không tay chân và không hề có tiếp xúc nào với cha mẹ và cũng chẳng biết mình sinh ra ở đâu. Điều chắc chắn là hài nhi bị bỏ rơi tại trung tâm nhận con nuôi Thánh Giá ở Hán Thánh. Ngày 12 tháng 7 cùng năm 1990, Cha Gioan Bosco Kim Đông Nhật (Kim Dong-il) đến thăm cô nhi viện và thấy bé Lý. Cha biết chắc chắn sẽ không ai nhận cậu bé này làm con nuôi, nên đã xin Đức GM bản quyền cho phép nhận bé làm con nuôi và được GM đồng ý. Thế là cha mang hài nhi về Hội Thừa Sai Luca Hoàng ở giáo phận Kim Châu (Cheonju) và nuôi dưỡng trong cộng đoàn.
Cha nói: ”Giả sử tôi không nhận và mang bé theo tôi, thì cũng như là giết cậu bé. Tôi nhận thấy rằng nhận nuôi một đứa trẻ với những vấn đề như thế có nghĩa là phải hy sinh rất lớn về tài chánh và thời giờ, nhưng chúng ta không thể đo lương mọi sự trên căn bàn tiền bạc. Xã hội Hàn quốc cần hiểu rằng mỗi sự sống đều là quí giá, cho dù đó là một sự sống có vẻ phức tạp hơn.”
Được các ân nhân và thừa sai trợ giúp, hồi tháng 3 năm 2008, anh Lý Cố Văn, 18 tuổi, được nhận vào Đại học Công Giáo ở thành phố Đại Điền (Daejeon). Anh và cha nuôi đều ý thức rằng những kết quả này không phải là điều tự nhiên mà được, nhưng là kết quả của một sự học hành và làm việc chăm chỉ. Trong khi đó thì ơn gọi thừa sai bắt đầu chín mùi nơi anh Lý Cố Văn và ngày 31-1-2011, với phép của Đức GM, thầy đã được khấn lần đầu tiên sau tập viện. Thầy kể ”Những ngừơi anh em của tôi nói với tôi về ”Trung tâm phụng sự sự sống” thuộc Tu hội của chúng tôi nên tôi quyết định hiến đời tôi cho lý tưởng đó. Mong ước của tôi là công bố Tin Mừng sự sống và tình yêu thương con người”.
Tháng 3 năm 2013 thầy Lý Cố Văn tốt nghiệp đại học sau 5 năm theo học và giấc mơ của thầy thành tựu. Nay thầy làm việc tại trung tâm, an ủi các bệnh nhân và những người bị bỏ rơi, và hàng tháng viết bản tin, mang lại cho nhiều độc giả niềm phấn khởi và hy vọng.
Thày Lý Cố Văn cũng kể rằng: Cha Bosco Kim xin tôi công bố Tin Mừng cho những ngừơi khuyết tật. Tôi cầu xin Chúa và cám ơn Chúa vì phúc lành của Ngài, kể cả khả năng làm việc bênh vực sự sống trong lãnh vực truyền giáo. Tôi muốn thông truyền cho thế giới và Hàn quốc,là nước có tỷ lệ người trẻ tự tử cao nhất thế giới, sứ điệp hy vọng nơi Chúa chúng ta”.
Hải My cách thủ đô Hán Thành hơn 100 cây số về hướng nam. Đây là nơi kính nhớ các vị tử đạo vô danh của Giáo Hội Hàn quốc vì phần lớn trong số 132 vị tử đạo bị tra tấn và hành quyết tại đây không có tên tuổi được ghi lại.
Gặp gỡ các Giám Mục Á châu
ĐTC đã đáp trực thăng đến Đền thánh Hải My lúc gần 11 giờ và tại nguyện đường của thánh điện, ngài đã cùng với các GM cử hành kinh trưa bằng tiếng Anh. Có 68 GM đến từ 35 nước Á châu hiện diện.
Sau khi ĐTC ban phép lành kết thúc kinh nguyện, ĐHY Oswald Gracias, TGM giáo phận Mumbai, Ấn độ, trong tư cách là Chủ tịch Liên HĐGM Á châu, đã đại diện mọi người chào mừng ĐTC. Ngài nhắc lại biến cố lịch sử cách đây 44 năm, khi các GM Á châu nhóm họp tại Manila nhân cuộc viếng thăm lịch sử của DGH Phaolô 6 tại Philippines hồi tháng 12 năm 1970. Đó là lần đầu tiên có đông đảo các GM Á châu như thế, 180 vị, nhóm họp để trao đổi kinh nghiệm và thảo luận về những vấn đề mục vụ tại đại lục to lớn và có nhiều khác biệt như Á châu. Do lòng hăng say từ kinh nghiệm ấy thúc đẩy, các GM đã thiết lập Liên HĐGM Á châu với sự chúc lành của ĐGH Phaolô 6. Ngày nay, tổ chức này có 19 HĐGM thành viên, bao gồm 27 nước và 9 thành viên kết nạp, vì các giáo phận ấy không thuộc HĐGM nào.
ĐHY Gracias cũng nhận xét rằng Á châu là một đại lục đang cảm nghiệm những hy vọng và vui mừng về sự liên tục tái sinh trong Thánh Linh. 60% dân số thế giới sinh sống ở Á châu. Đây là một đại lục trẻ trung, đa số dân là người trẻ.. Dân Á châu bản chất là người có tôn giáo, nhưng tinh thần tục hóa và duy vật đang lẻn vào đại lục này. Cơ cấu gia đình, xưa kia được coi là quan trọng và ăn rễ sâu nơi xã hội Á châu, nay đang dần dần bị tan rã. Và tuy tâm hồn Á châu coi sự sống là thánh thiêng, nhưng những đe dọa sự sống đang gia tăng và thật đáng lo ngại dưới nhiều khía cạnh.
Huấn dụ của ĐTC
Trong bài huấn dụ trước các GM Á châu, ĐTC đặc biệt nói đến vai trò của Giáo Hội tại Đại lục bao la này, trong đó có rất nhiều nền văn hóa khác nhau:
”Giáo Hội được mời gọi làm chứng cho Tin Mừng, qua cuộc đối thoại và cởi mở đối với mọi người. Điểm khởi hành và điểm tham chiếu cơ bản chính là căn tính của chúng ta, căn tính Kitô hữu. Chúng ta không thể dấn thân đối thoại đích thực nếu chúng ta không ý thức về căn tính của mình. Nếu chúng ta muốn trao đổi một cách tự do, cởi mở và phúc lợi với tha nhân, chúng ta phải biết rõ mình là ai, điều mà Thiên Chúa đã làm cho chúng ta và điều Ngài yêu cầu chúng ta. Và nếu sự trao đổi của chúng ta không muốn là một cuộc độc thoại, thì phải có tâm trí mở rộng để chấp nhận những con người và các nền văn hóa.
Cũng trong lãnh vực làm chứng và đối thoại, cần có căn tính Kitô vững mạnh như điểm tham chiếu, ĐTC nhắc đến 3 khó khăn cần phải nghĩ đến và cố tránh chúng:
- Thứ I là thái độ duy tương đối, thúc đẩy chúng ta vào những vùng cát lún của sự hỗn độn và tuyệt vọng. Đó là cám dỗ trên thế giới ngày nay, mà cả các cộng đồng Kitô cũng gặp phải, khiến cho ta quên rằng ”bên kia những điều thay đổi có những thực tại bất biến; những thực tại ấy có nền tảng tối hậu nơi Chúa Kitô, Đấng vẫn luôn luôn bất biến, hôm qua, hôm nay và mãi mãi (GS 10; Xc Dt 13,8).
Thái độ duy tương đối cần tránh ở đây không phải chỉ là một hệ thống tư tưởng, nhưng còn là thái độ duy tương đối thực hành, trong đời sống thường nhật, nó làm suy yếu bất kỳ căn tính nào và hầu như người ta không cảm thấy tình trạng đó.
- Cách thức thứ II mà thế gian đe dọa căn tính Kitô vững chắc của chúng ta, đó là sự hời hợt; những điều thịnh hành theo thời, tránh né và trốn chạy. Đây là một vấn đề trầm trọng về mục vụ. Đối với các thừa tác viên của Giáo Hội, thái độ hời hợt này cũng có thể biểu lộ qua sự kiện họ bị thu hút vì những chương trình mục vụ và lý thuyết gây thương tổn cho cuộc gặp gỡ trực tiếp và phúc lợi với các tín hữu, nhất là những người trẻ, là những người trong thực tế đang cần một nền huấn giáo vững chắc, một sự linh hướng chắc chắn. Nếu không ăn rễ sâu nơi Chúa Kitô, thì những chân lý mà chúng ta sống rốt cuộc sẽ suy yếu, việc thực hành nhân đức chỉ có là vụ hình thức và cuộc đối thoại chỉ là một hình thức thương lượng hoặc đồng ý về sự bất đồng với nhau.
Cám dỗ thứ III là cái vẻ tự tin chắc chắn nấp đằng sau những câu trả lời dễ dàng, những câu làm sẵn, những luật lệ và qui tắc. Tự bản chất, đức tin không qui trọng tâm vào mình, đức tin có khuynh hướng ”đi ra ngoài”, tìm cách làm cho mình được hiểu rõ, làm nảy sinh chứng ta, tạo nên sứ mạng truyền giáo. Căn tính Kitô của chúng ta, xét cho cùng, hệ tại dấn thân tôn thờ một mình Thiên Chúa và yêu thương nhau, phục vụ nhau, không những chứng tỏ điều mà chúng ta tin, nhưng còn cho thấy điều mà chúng ta hy vọng và ai là Đấng mà chúng ta đặt trọn niềm tín thác (Xc 2 Tm 1,12).
ĐTC nói thêm rằng chính niềm tin sinh động nơi Chúa Kitô tạo nên căn tính sâu xa và phong phú nhất của chúng ta. Nó nảy sinh và được nuôi dưỡng nhờ ơn thánh do cuộc đối thoại của chúng ta với Chúa và sự thúc đẩy của Thánh Linh. Niềm tin ấy mang lại thành quả công lý, sự tốt lành và an bình.
ĐTC nói các GM Á châu: Anh em hãy làm sao để căn tính Kitô của các Giáo Hội địa phương được xuất hiện rõ ràng trong các chương trình huấn giáo và mục vụ giới trẻ của anh em, trong việc phục vụ người nghèo và những người mòn mỏi sống bên lề các xã hội sung túc của chúng ta và qua những cố gắng của anh em nuôi dưỡng các ơn gọi linh mục và tu sĩ.
LM. Trần Đức Anh OP8/17/2014
Sau cùng, ĐTC nói: ”Cùng với một ý thức rõ ràng về căn tính Kitô, cuộc đối thoại chân chính cũng đòi một khả năng cảm thông. Không phải chúng ta chỉ nghe những lời người khác nói, nhưng còn đón nhận cả những thông tin không được nói ra về kinh nghiệm, hy vọng và khát mong, những khó khăn của họ và những điều mà họ đặc biệt quan tâm. Sự cảm thông ấy phải là kết quả cái nhìn thiêng liêng của chúng ta và kinh nghiệm bản thân, khiến chúng ta nhìn tha nhân như anh chị em, lắng nghe qua những lời nói và hành động của họ, điều mà con tim họ muốn thông truyền. Trong tinh thần cởi mở như thế đối với tha nhân, các nước Á châu mà Tòa Thánh chưa có quan hệ ngoại giao trọn vẹn sẽ không do dự thăng tiến một cuộc đối thoại có lợi cho tất cả mọi người”.
ĐTC giải thích rằng ”Ở đây tôi không phải chỉ nói về đối thoại chính trị, nhưng cũng nói về đối thoại giữa con người với nhau, đối thoại huynh đệ nữa”.
Sau bài huấn dụ, ĐTC đã bắt tay chào thăm từng vị GM và lúc 1 giờ, ngài đã dùng bữa với các GM. Lúc gần 4 giờ chiều, ngài đến cánh đồng trước lâu đài Hải My cách đó hơn 1 cây số rưỡi để cử hành thánh lễ bế mạc Đại hội giới trẻ Công Giáo Á châu kỳ 6.
Lâu đài này được xây cất cách đây 593 năm (1421) như một thành trì chống lại quân cướp, nhưng 70 năm sau đó đã được biến thành một trung tâm quân sự với các doanh trại và cả nhà giam. Vì thế trong thời cách hại hồi thế kỷ 19, đã có gần 3 ngàn tín hữu Công Giáo bị giam giữ tại đây và nhiều người bị tra tấn và hành quyết.
Thánh Lễ bế mạc
Hiện diện trong cánh đồng trước lâu đài Hải My chiều Chúa Nhật 17-8-2014, có hàng chục ngàn tín hữu tụ tập để tham dự thánh lễ do ĐTC cử hành, trong đó có hơn 2 ngàn bạn trẻ Á châu, và 4 ngàn bạn trẻ tham dự Ngày Giới trẻ Công Giáo Hàn Quốc, trong áo choàng mầu xanh lá cây và áo T-shirt màu vàng chanh, được chỗ ở khu vực trước lễ đài. Đồng tế với ĐTC có đông đảo các GM Á châu và Hàn quốc cùng với 70 LM từ các nước Á châu.
Trong bài giảng thánh lễ, ĐTC đã phân tích từng phần của chủ đề Đại hội giới trẻ Công Giáo Á châu kỳ 6: ”Hỡi giới trẻ Á châu, hãy trỗi dậy! Vinh quang của các vị tử đạo chiếu sáng trên các bạn!”.
Ngài nhận định rằng Á châu là một đại lục phong phú về các truyền thống triết học và tôn giáo, đại lục này vẫn là một biên cương lớn đối với việc làm chứng cho Chúa Kitô, ”là đường, là sự thật và là sự sống” (Ga 14,6). ”Không những các bạn sống tại Á châu, nhưng các bạn còn là những người con của đại lục rộng lớn này, các bạn có quyền và nghĩa vụ tham gia trọn vẹn vào đời sống xã hội của các bạn. Các bạn đừng sợ mang sự khôn ngoan của đức tin vào trong mọi lãnh vực của đời sống xã hội.
ĐTC nói thêm rằng trong tư cách là những người trẻ Á châu, các bạn nhìn thấy và yêu mến từ bên trong tất cả những gì là đẹp đẽ, cao quí và chân thực trong các nền văn hóa và truyền thống của các bạn. Đồng thời, trong tư cách là Kitô hữu, các bạn cũng biết rằng Tin Mừng có sức mạnh thanh tây, nâng cao và kiện toàn gia sản ấy. Ngoài ra, các bạn có khả năng phân định điều gì là không thể dung hợp với đức tin Công Giáo, điều gì trái ngược với đời sống ơn thánh được phú vào các bạn nhờ bí tích rửa tội, và đâu là những khía cạnh trong nền văn hóa hiện đại là tội lỗi, hư hỏng và dẫn tới sự chết.
Đề cập đến phần thứ 3 trong đề tài của Ngày Giới trẻ Á châu là ”Hãy trỗi dậy!”, ĐTC nói: câu này nói về trách nhiệm mà Chúa ủy thác cho các bạn. Đó là nghĩa vụ phải tỉnh thức để không để cho những áp lực, cám dỗ và tội lỗi của chúng ta hay của người khác làm cho chúng ta không còn nhạy cảm đối với vẻ đẹp của sự thánh thiện, với niềm vui của Tin Mừng nữa.
Thánh lễ ĐTC cử hành bằng tiếng latinh, nhưng bài giảng của ngài bằng tiếng Anh, với phần thông dịch ra tiếng Hàn quốc, và các bài đọc bằng tiếng Philippines, Bahasa Malaysia, Hàn quốc, còn các ý nguyện trong lời nguyện giáo dân bằng tiếng Nhật, Anh, Lào và Hàn quốc.
Diễn từ của đại diện GM Hàn quốc và ĐHY Gracias
Sau phép lành của ĐTC vào cuối thánh lễ, Đức Cha Phêrô Khương Vũ Nhất (Kang U Il), GM giáo phận Tể Châu (Cheju), Chủ tịch HĐGM Hàn Quốc, đã đại diện mọi người chào ĐTC và nhắc đến sự kiện các bạn trẻ có cùng một niềm tin, từ các môi trường khác nhau, tụ họp lại, vượt lên trên những bức tường khác biệt: quốc tịch và ngôn ngữ, để củng cố tình huynh đệ của họ trong Chúa Kitô, để mừng lễ và cùng nhau chúc tụng Thiên Chúa. Vì lần này ĐGH dành nhiều thời giờ cho họ, người trẻ Á châu đã cảm nghiệm được những giờ phút hồng ân không thể tái diễn, một hạt giống hy vọng cho tương lai.
Tiếp lời Đức Cha Khương Vũ Nhất, ĐHY Oswald Gracias, TGM Mumbai, Chủ tịch Liên HĐGM Á châu, bày tỏ tâm tình của hàng chục ngàn bạn trẻ sau 5 ngày gặp gỡ, quyết tâm của họ bước theo Tin Mừng và sức mạnh của Bí tích rửa tội trong hành trình Kitô, cũng như trong đời sống dân sự. Cụ thể là không chấp nhận nền kinh tế loại trừ, không chiều theo một nền kinh tế ích kỷ, không có luân lý đạo đức, không chấp nhận tinh thần duy vật. Trái lại, chấp nhận một cuộc gặp gỡ bản thân với Chúa Giêsu, Đấng mà chúng ta muốn mang theo mình; lắng nghe tiếng kêu than của người nghèo, người túng thiếu và cô đơn, chấp nhận một thế giới đang nóng lòng mong đợi chúng ta.
Sau cùng, ĐHY Gracias loan báo Đại hội giới trẻ Công Giáo Á châu kỳ 7 sẽ diễn ra tại Indonesia vào năm 2017. Một Video ngắn về Giáo Hội Công Giáo tại Indonesia đã được trình chiếu nhân dịp này.
Sau thánh lễ, vì trời xấu, nên ĐTC đã đi xe lửa trở về thủ đô Hán Thành thay vì dùng trực thăng như chương trình dự định. Ngài dùng xe lửa đặc biệt do phủ tổng thống đề nghị.
Vài chi tiết bên lề
1. Rửa tội tại tòa Sứ Thần Tòa Thánh
Lúc 7 giờ sáng Chúa Nhật 17-8-2014, tại nhà nguyện tòa Sứ Thần Tòa Thánh ở thủ đô Hán Thành, ĐTC đã ban phép rửa tội cho Ông Lee Ho Jin, thân phụ của một trong những người trẻ bị thiệt mạng trong vụ đắm tàu Sewol ngày 16-4 năm nay. Hôm thứ sáu 15-8, trong thánh lễ tại Sân bóng đá thế giới ở thành phố Đại Điền, Ông đã xin ngài rửa tội cho trong dịp ngài gặp một nhóm thân nhân các nạn nhân bị đắm tàu và ngài đã nhận lời. Ông đã mang thánh giá đi hành hương 900 cây số từ nơi con ông sinh ra tới hải cảng nơi con tàu Sewol khởi hành. Trong hai năm trước đó, ông đã theo học giáo lý tại một xứ đạo Công Giáo.
Tháp tùng Ông Lee Ho Jin trong lễ nghi rửa tội có con trai và con gái của ông, cùng với 1 linh mục đã giới thiệu ông với ĐTC khi ở Đại Điền. Phần lớn lễ nghi rửa tội đơn sơ do Cha John Chong Che Chon, giám tỉnh dòng Tên Hàn quốc, thông dịch viên của ĐTC cử hành, và chính ĐTC đổ nước rửa tội và xức dầu ban phép thêm sức cho tân tòng. Ông đã nhận tên thánh là Phanxicô để ghi ơn ĐTC và người đỡ đầu là một nhân viên tòa Sứ Thần Tòa Thánh.
2. Tông đồ sự sống không có tay chân
Trong cuộc viếng thăm của ĐTC dành cho những người khuyết tật hôm thứ bẩy, 16-8-2014 tại trung tâm Kkottongnae, cũng gọi là ”Hoa Chi Thôn”, thuộc giáo phận Kim Châu (Cheonju), đặc biệt có cuộc gặp gỡ giữa ngài với Thày Lý Cố Văn (Lee Gu Won), một người không tay không chân đã trở thành tông đồ sự sống, thuộc tu hội Hội Thánh Luca Hoàng ở Hàn Quốc.
Tuy bị bỏ rơi ngay từ lúc mới sinh ra vì khuyết tật trầm trọng như vây, Lý Cố Văn đã sống sót và đã quyết tâm tận hiến đời mình cho Thiên Chúa và loan báo Tin Mừng hy vọng cho những người tàn tật ở Hàn Quốc.
Thầy Lý Cố Văn sinh ngày 9-5-1990 không tay chân và không hề có tiếp xúc nào với cha mẹ và cũng chẳng biết mình sinh ra ở đâu. Điều chắc chắn là hài nhi bị bỏ rơi tại trung tâm nhận con nuôi Thánh Giá ở Hán Thánh. Ngày 12 tháng 7 cùng năm 1990, Cha Gioan Bosco Kim Đông Nhật (Kim Dong-il) đến thăm cô nhi viện và thấy bé Lý. Cha biết chắc chắn sẽ không ai nhận cậu bé này làm con nuôi, nên đã xin Đức GM bản quyền cho phép nhận bé làm con nuôi và được GM đồng ý. Thế là cha mang hài nhi về Hội Thừa Sai Luca Hoàng ở giáo phận Kim Châu (Cheonju) và nuôi dưỡng trong cộng đoàn.
Cha nói: ”Giả sử tôi không nhận và mang bé theo tôi, thì cũng như là giết cậu bé. Tôi nhận thấy rằng nhận nuôi một đứa trẻ với những vấn đề như thế có nghĩa là phải hy sinh rất lớn về tài chánh và thời giờ, nhưng chúng ta không thể đo lương mọi sự trên căn bàn tiền bạc. Xã hội Hàn quốc cần hiểu rằng mỗi sự sống đều là quí giá, cho dù đó là một sự sống có vẻ phức tạp hơn.”
Được các ân nhân và thừa sai trợ giúp, hồi tháng 3 năm 2008, anh Lý Cố Văn, 18 tuổi, được nhận vào Đại học Công Giáo ở thành phố Đại Điền (Daejeon). Anh và cha nuôi đều ý thức rằng những kết quả này không phải là điều tự nhiên mà được, nhưng là kết quả của một sự học hành và làm việc chăm chỉ. Trong khi đó thì ơn gọi thừa sai bắt đầu chín mùi nơi anh Lý Cố Văn và ngày 31-1-2011, với phép của Đức GM, thầy đã được khấn lần đầu tiên sau tập viện. Thầy kể ”Những ngừơi anh em của tôi nói với tôi về ”Trung tâm phụng sự sự sống” thuộc Tu hội của chúng tôi nên tôi quyết định hiến đời tôi cho lý tưởng đó. Mong ước của tôi là công bố Tin Mừng sự sống và tình yêu thương con người”.
Tháng 3 năm 2013 thầy Lý Cố Văn tốt nghiệp đại học sau 5 năm theo học và giấc mơ của thầy thành tựu. Nay thầy làm việc tại trung tâm, an ủi các bệnh nhân và những người bị bỏ rơi, và hàng tháng viết bản tin, mang lại cho nhiều độc giả niềm phấn khởi và hy vọng.
Thày Lý Cố Văn cũng kể rằng: Cha Bosco Kim xin tôi công bố Tin Mừng cho những ngừơi khuyết tật. Tôi cầu xin Chúa và cám ơn Chúa vì phúc lành của Ngài, kể cả khả năng làm việc bênh vực sự sống trong lãnh vực truyền giáo. Tôi muốn thông truyền cho thế giới và Hàn quốc,là nước có tỷ lệ người trẻ tự tử cao nhất thế giới, sứ điệp hy vọng nơi Chúa chúng ta”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét