- Hạn chế tắm giặt, đi vệ sinh hết mức có thể, di tản đi nơi khác, không nấu cơm... là những gì người dân tòa nhà CT8 Định Công phải chịu đựng trong suốt hơn một tháng qua do mất nước.
Đi ăn hàng tiện thể nhờ vệ sinh
Đập vào mắt bất cứ ai đến tòa nhà CT8 Định Công (Hoàng Mai, Hà Nội) những ngày này là cảnh người dân bày la liệt xô chậu để hứng nước. Tình trạng mất nước tại đây đã diễn ra từ 14/7 đến nay, nhưng vẫn chưa được khắc phục.
Do không có bể nước ngầm dự trữ, 100 hộ dân với khoảng 400 nhân khẩu tại CT8 ngày ngày phải cắt cử người ở nhà hứng nước, nhà nào đi làm phải nhờ hàng xóm hứng hộ.
Tuy nhiên, có hộ đến 2 tuần nay vẫn không hứng được giọt nào. Mọi nhu cầu tối thiểu đều bị ngưng trệ.
Bác Nguyễn Ngọc Hợi, Tổ trưởng Tổ dân phố 51, sống tại căn hộ 309 cho biết, chưa bao giờ các hộ dân tại đây phải sống trong cảnh khốn khổ như thế này.
"Thỉnh thoảng tòa nhà cũng bị mất nước nhưng chỉ 1-2 ngày rồi có, chưa bao giờ mất ròng rã hơn một tháng trời như này. Cả ngày canh nước nhưng có hôm không nổi một xô. Cả nhà tôi phải di tản sang nhà con gái để tắm rửa, giặt giũ", bác Hợi bức xúc.
Bác Hợi kể, sáng sáng phải dậy sớm hứng nước, tranh thủ có chút ít là phải vo gạo ngay. Đôi lúc để tiết kiệm phải chờ 2 người đi vệ sinh rồi mới dội một thể.
Khóc dở mếu dở với tình trạng mất nước kéo dài, chị Yến sống tại căn hộ 606 của tòa CT8 cho biết cả tháng nay nhà chị không nấu cơm, giặt giũ.
"Nhà tôi 4 người, đi làm cả ngày, không có thời gian để hứng nước nên mọi việc ăn uống, tắm rửa tại nhà đều ngưng trệ hết. Con trai sau giờ làm phải đến nhà bạn nhờ tắm rửa. Nhiều hôm vợ chồng tôi phải ra hàng ăn để tiện... đi vệ sinh nhờ. Cả tháng nay, căn nhà này chỉ dùng để ngủ", chị Yến thở dài.
Chỉ vào 2 xô nước con con vừa hứng được, chỉ Yến cho biết chừng này chỉ đủ để dội nhà vệ sinh một cách tiết kiệm trong một ngày.
Cùng cảnh ngộ, chị Phương sống tại tòa nhà này cho hay, ngoài việc không nấu cơm suốt hơn 1 tháng nay, nhà chị cũng không dám giặt quần áo, chỉ ưu tiên giặt đồng phục của con gái để đến trường.
Ngay đến nhà cửa cũng không dám lau, dám quét vì quét thì bụi mà không có nước gội đầu.
Sống tại căn hộ 509, bác Vũ Tuyết Nhung than thở 2 tuần nay không hứng được giọt nước nào, gia đình phải đi xin từng xô nước một để phục vụ những nhu cầu tối thiểu.
Nếu có nấu cơm cũng chỉ dám mua những món không phải rửa hoặc rửa rất ít. Riêng trẻ con, cứ đi học về là phải đưa đến ngay nhà người quen để tắm rửa rồi mới về nhà.
Không chịu nổi cảnh mất nước, bác Hợi cho biết nhiều hộ gia đình tại tầng 6, tầng 7 của tòa nhà đã phải di cư đi nơi khác.
Một số căn hộ tại đây khóa cửa im lìm, thỉnh thoảng họ chỉ ghé qua để kiểm tra. Tình trạng mất nước cũng diễn ra tại các tòa CT6, CT9 nhưng tình trạng bớt nghiêm trọng hơn.
Chưa biết mất đến bao giờ!
Bác Nguyễn Ngọc Hợi cho biết, khi thấy tình trạng mất nước kéo dài, bác đã làm đơn gửi đến chính quyền và Công ty TNHH MTV Dịch vụ nhà ở và khu đô thị (HUDS), nhưng đến nay vẫn chưa có câu trả lời chính xác đến khi nào được khắc phục.
Từ 14/7, giếng khoan số 4 nằm trong sân tòa nhà CT8 bị hư hỏng. Sau khi sự cố xảy ra, Xí nghiệp 3 có cử công nhân đến khắc phục song đến ngày 16/8, việc sửa chữa đã ngưng hoàn toàn.
Lý giải cho việc này, ông Hải - phụ trách kỹ thuật tại Xí nghiệp 3 (nhi nhánh của HUDS) cho biết: "Giếng số 4 được vận hành từ 2004 nhưng bị thủng vách rất nghiêm trọng nên không thể khắc phục, chúng tôi đã đóng nắp lại để tìm phương án khác".
Theo ông Hải, hiện tại để phục vụ nước cho các hộ dân, xí nghiệp đã liên hệ với Viwaco (cấp nước sông Đà) và đơn vị quân đội gần đó để hỗ trợ.
Khi được hỏi vì sao không khoan giếng mới hoặc đấu trực tiếp vào đường nước sông Đà, ông Hải cho biết khoan giếng mới mất rất nhiều tiền, còn dự định đấu vào đường nước sông Đà đã triển khai từ năm 2010 nhưng còn nhiều khúc mắc.
Theo ông Hải, hiện đã cấp trở lại được khoảng 70% lượng nước cho các hộ dân.
Tuy nhiên, theo người dân, từ 17/8, lượng nước cấp trở lại có nhỉnh hơn chút nhưng không nhiều, mỗi nhà chỉ hứng được khoảng 3 xô, vẫn không đủ phục vụ sinh hoạt.
Để phục vụ nhu cầu, một số hộ dân phải mua nước từ téc, với mức giá khoảng 1 triệu đồng/xe téc (6m3).
Bác Nguyễn Ngọc Hợi cung cấp thêm, hệ thống nước tại tòa nhà CT8 và nhiều tòa khác xung quanh đều lấy từ giếng khoan, nhưng giá nước vẫn được tính theo giá nước sạch của nhà nước.
Nấc thấp nhất cho 10 khối đầu tiên là 4.798 đồng/khối, từ khối 30 trở lên, mức giá áp dụng là 12.212 đồng/khối.
"Điều lạ lùng là mất nước kéo dài nhưng tiền nước tháng 7 của hộ nào cũng tăng từ 1,2-1,5 lần", bác Hợi thắc mắc.
Thúy Hạnh
-----------
(le tan: Chuyện chỉ có ở Hà Nội, VN)
XEM CLIP VỀ CHUNG CƯ MẤT NƯỚC TẠI ĐÂY: |
Đập vào mắt bất cứ ai đến tòa nhà CT8 Định Công (Hoàng Mai, Hà Nội) những ngày này là cảnh người dân bày la liệt xô chậu để hứng nước. Tình trạng mất nước tại đây đã diễn ra từ 14/7 đến nay, nhưng vẫn chưa được khắc phục.
Do không có bể nước ngầm dự trữ, 100 hộ dân với khoảng 400 nhân khẩu tại CT8 ngày ngày phải cắt cử người ở nhà hứng nước, nhà nào đi làm phải nhờ hàng xóm hứng hộ.
Tuy nhiên, có hộ đến 2 tuần nay vẫn không hứng được giọt nào. Mọi nhu cầu tối thiểu đều bị ngưng trệ.
Người dân tận dụng mọi vật dụng để chứa nước. Giỏ nhựa thường ngày để đựng quần áo cũng được bọc nilon để đựng nước |
"Thỉnh thoảng tòa nhà cũng bị mất nước nhưng chỉ 1-2 ngày rồi có, chưa bao giờ mất ròng rã hơn một tháng trời như này. Cả ngày canh nước nhưng có hôm không nổi một xô. Cả nhà tôi phải di tản sang nhà con gái để tắm rửa, giặt giũ", bác Hợi bức xúc.
Bác Hợi kể, sáng sáng phải dậy sớm hứng nước, tranh thủ có chút ít là phải vo gạo ngay. Đôi lúc để tiết kiệm phải chờ 2 người đi vệ sinh rồi mới dội một thể.
Bác Nguyễn Ngọc Ngợi cho biết tình trạng mất nước kéo dài khiến mọi sinh hoạt của cư dân trong tòa nhà bị đảo lộn. Mong muốn chỉ đủ nước để dội vệ sinh cũng không được đáp ứng |
"Nhà tôi 4 người, đi làm cả ngày, không có thời gian để hứng nước nên mọi việc ăn uống, tắm rửa tại nhà đều ngưng trệ hết. Con trai sau giờ làm phải đến nhà bạn nhờ tắm rửa. Nhiều hôm vợ chồng tôi phải ra hàng ăn để tiện... đi vệ sinh nhờ. Cả tháng nay, căn nhà này chỉ dùng để ngủ", chị Yến thở dài.
Chỉ vào 2 xô nước con con vừa hứng được, chỉ Yến cho biết chừng này chỉ đủ để dội nhà vệ sinh một cách tiết kiệm trong một ngày.
2 xô nước nhỏ chị Yến hứng được trong sáng 16/8 |
Ngay đến nhà cửa cũng không dám lau, dám quét vì quét thì bụi mà không có nước gội đầu.
Sống tại căn hộ 509, bác Vũ Tuyết Nhung than thở 2 tuần nay không hứng được giọt nước nào, gia đình phải đi xin từng xô nước một để phục vụ những nhu cầu tối thiểu.
Nếu có nấu cơm cũng chỉ dám mua những món không phải rửa hoặc rửa rất ít. Riêng trẻ con, cứ đi học về là phải đưa đến ngay nhà người quen để tắm rửa rồi mới về nhà.
Không chịu nổi cảnh mất nước, bác Hợi cho biết nhiều hộ gia đình tại tầng 6, tầng 7 của tòa nhà đã phải di cư đi nơi khác.
Một số căn hộ tại đây khóa cửa im lìm, thỉnh thoảng họ chỉ ghé qua để kiểm tra. Tình trạng mất nước cũng diễn ra tại các tòa CT6, CT9 nhưng tình trạng bớt nghiêm trọng hơn.
Chưa biết mất đến bao giờ!
Bác Nguyễn Ngọc Hợi cho biết, khi thấy tình trạng mất nước kéo dài, bác đã làm đơn gửi đến chính quyền và Công ty TNHH MTV Dịch vụ nhà ở và khu đô thị (HUDS), nhưng đến nay vẫn chưa có câu trả lời chính xác đến khi nào được khắc phục.
Từ 14/7, giếng khoan số 4 nằm trong sân tòa nhà CT8 bị hư hỏng. Sau khi sự cố xảy ra, Xí nghiệp 3 có cử công nhân đến khắc phục song đến ngày 16/8, việc sửa chữa đã ngưng hoàn toàn.
Lý giải cho việc này, ông Hải - phụ trách kỹ thuật tại Xí nghiệp 3 (nhi nhánh của HUDS) cho biết: "Giếng số 4 được vận hành từ 2004 nhưng bị thủng vách rất nghiêm trọng nên không thể khắc phục, chúng tôi đã đóng nắp lại để tìm phương án khác".
Giếng nước số 4 bị thủng vách nghiêm trọng, hiện không thể khắc phục. |
Khi được hỏi vì sao không khoan giếng mới hoặc đấu trực tiếp vào đường nước sông Đà, ông Hải cho biết khoan giếng mới mất rất nhiều tiền, còn dự định đấu vào đường nước sông Đà đã triển khai từ năm 2010 nhưng còn nhiều khúc mắc.
Theo ông Hải, hiện đã cấp trở lại được khoảng 70% lượng nước cho các hộ dân.
Tuy nhiên, theo người dân, từ 17/8, lượng nước cấp trở lại có nhỉnh hơn chút nhưng không nhiều, mỗi nhà chỉ hứng được khoảng 3 xô, vẫn không đủ phục vụ sinh hoạt.
Để phục vụ nhu cầu, một số hộ dân phải mua nước từ téc, với mức giá khoảng 1 triệu đồng/xe téc (6m3).
Bác Nguyễn Ngọc Hợi cung cấp thêm, hệ thống nước tại tòa nhà CT8 và nhiều tòa khác xung quanh đều lấy từ giếng khoan, nhưng giá nước vẫn được tính theo giá nước sạch của nhà nước.
Nấc thấp nhất cho 10 khối đầu tiên là 4.798 đồng/khối, từ khối 30 trở lên, mức giá áp dụng là 12.212 đồng/khối.
"Điều lạ lùng là mất nước kéo dài nhưng tiền nước tháng 7 của hộ nào cũng tăng từ 1,2-1,5 lần", bác Hợi thắc mắc.
Hà Nội: Tòa chung cư mất nước gần 1 tháng
Tình trạng mất nước triền miên khiến cuộc sống của người dân bị đảo lộn. Nhiều nhà đã phải di dời trẻ nhỏ đi nơi khác, còn người lớn thì... ra ngoài tắm.
|
-----------
(le tan: Chuyện chỉ có ở Hà Nội, VN)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét