Trang

Nhãn

Chủ Nhật, 17 tháng 8, 2014

Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ gặp những trở ngại ngoại giao ở Hàn Quốc (vietnam.ucanews.com/)

Chuyến thăm của ngài diễn ra trong thời điểm đàn áp tôn giáo cao ở châu Á
Tags: , ,
August 13, 2014 
Steve Finch từ Rôma 
Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ gặp những trở ngại ngoại giao ở Hàn Quốc thumbnail
Cảnh sát thiết lập máy dò kim loại để chuẩn bị cho Thánh Lễ hòa giải đặc biệt do Đức Thánh Cha Phanxicô chủ sự tại Quảng trường Gwanghwamun ở Seoul. (AFP/Jung Yeon-Je)
Khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô rời Rôma để đi Seoul trong chuyến công du đầu tiên tới châu Á trong vòng 15 năm qua vào chiều thứ Tư, ngài phải đối mặt với những trở ngại vốn ngăn cản vị tiền nhiệm nhưng cũng là dịp để xây dựng những cơ hội hiếm hoi trong vùng có truyền thống chống lại Giáo hội.
Rời sân bay Fiumicino ở Rôma lúc 4 giờ chiều giờ địa phương, chuyên cơ Alitalia của Đức Giáo Hoàng sẽ vào không phận Trung Quốc vào sáng sớm thứ Năm, đây là chuyến bay giáo hoàng đầu tiên trên không phận này. Theo thông lệ Vatican, Đức Giáo Hoàng sẽ gửi một thông điệp chúc mừng tới Trung Quốc trong mối tương quan hiếm hoi với lãnh đạo Cộng sản Trung Quốc.
Cuộc thăm viếng của Đức Giáo Hoàng xảy ra trong thời điểm khủng hoảng đối với Giáo hội Trung Quốc và nền dân chủ ở Hồng Kông, là lãnh thổ cấp tiến nhất về mặt chính trị dưới sự kiểm soát của Bắc Kinh.
Tính đến tháng 7, ít nhất 231 nhà thờ ở phía đông tỉnh Chiết Giang đã bị phá hủy hoặc bị buộc phải gỡ bỏ thánh giá trong năm nay, theo các nhóm Kitô giáo Viện trợ Trung Quốc có trụ sở tại Mỹ.
Trong những tuần gần đây, Hồng Kông đã chứng kiến ​​các cuộc biểu tình thu hút hàng trăm ngàn người về vấn đề Bắc Kinh từ chối việc Hồng Kông đề cử các ứng cử viên cho cuộc cải cách chính trị bắt đầu vào năm 2017.
Cả hai vấn đề có khả năng nổi lên tại Seoul khi Đức Hồng Y John Tong và Đức Hồng Y Joseph Zen của Hồng Kông sẽ gặp Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong một cuộc họp giám mục Á châu đặc biệt tại trụ sở của Hội đồng Giám mục Hàn Quốc ở Seoul vào chiều thứ Năm.
Cơ hội đối thoại về tôn giáo và về nhân quyền ở Bắc Hàn có vẻ ít có triển vọng, ít nhất là trên bề mặt. Tuần trước, Hiệp hội Công giáo của nhà nước Bắc Hàn (KCA) đã từ chối lời mời gửi người Công giáo từ Bắc Hàn đến tham dự thánh lễ hòa giải đặc biệt tại Seoul vào thứ 2 ngày 18 tháng Tám, ngày cuối cùng của chuyến thăm lịch sử của Đức Giáo Hoàng.
Trong bức thư gửi Hội đồng Giám mục Công giáo Hàn Quốc, KCA đổ lỗi cho cuộc tập trận chung hàng năm với Mỹ vào cùng ngày với thánh lễ, nên quyết định không tham gia.
“Trong hoàn cảnh này, việc đến Seoul sẽ là một bước đi đau thương,” KCA cho biết phản ứng của mình.
Mặc dù các cơ hội để cải thiện những hạn chế nghiêm trọng về tự do tôn giáo ở Bắc Hàn cho thấy trước chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng, gần đây có tiến bộ, tuy nhiên, vẫn bị giới hạn.
Vào cuối tháng Năm, Tổng Giám Mục Andrew Yeom Soo-jung của Seoul đã trở thành hồng y Công giáo đầu tiên đến lãnh thổ Bắc Hàn khi ngài vượt qua khu phi quân sự và đi vào khu liên hợp công nghiệp Kaesong, nơi người Hàn Quốc từ phía bắc và phía nam làm việc với nhau.
Frank Ruediger, một nhà nghiên cứu về Bắc Hàn tại Đại học Vienna cho biết, mặc dù hiếm hoi, nhưng Bắc Hàn đã cho thấy sẵn sàng tham gia với tôn giáo ”Tây phương” này khi nó thích hợp, và có thể có nhiều cơ hội lâu dài hơn cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Ruediger giải thích như sau: mục sư Sun Myung Moon, người đứng đầu Giáo hội Thống nhất, đã gặp gỡ với cựu lãnh đạo Kim Il-sung và thiết lập các doanh nghiệp ở Bắc Hàn. Tương tự như vậy, Bình Nhưỡng trước đó đã mở ra với Giáo hội Chính thống Nga. Ngoài ra, còn có rất nhiều nhóm viện trợ Kitô giáo đã làm việc ở Bắc Hàn kể từ khi nạn đói nghiêm trọng vào giữa những năm 1990, và có một bệnh viện Kitô giáo trong Đặc khu Kinh tế Rason gần biên giới Nga.
Ruediger nói với ucanews.com: ”Một cách chính thức, Bắc Hàn không đảm bảo tự do tôn giáo, với việc hạn chế những sinh hoạt không chống lại nhà nước hoặc ‘trật tự xã hội,’. Điều này làm cho các nhà lãnh đạo có được sự linh hoạt trong việc đối phó với các tôn giáo theo cả hai cách. Nói cách khác, nhiều điều có thể xảy ra nếu nhà lãnh đạo cao cấp thực hiện quyết định đó vì bất cứ lý do gì - nhất là kinh tế hay liên quan đến quyền lực ”
Giải quyết vấn đề Bắc Hàn vẫn còn là một bước đi khó khăn cho Đức Giáo Hoàng khi ước tính có khoảng từ 200.000 đến 400.000 Kitô hữu tiếp tục tàn tạ trong các trại cưỡng bức lao động ở Bắc Hàn. Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đang chịu áp lực phải hành động cho nhân quyền ở phía bắc sau khi một cuộc điều tra chi tiết của Liên Hợp Quốc tìm thấy bằng chứng về tội ác chống lại nhân loại vào đầu năm nay.
Đáp lại, Hiệp hội Nghiên cứu Nhân quyền của Bắc Hàn cho biết gần đây, Hiệp hội sẽ đưa ra báo cáo riêng về nhân quyền để phơi bày cuộc điều tra ”bịa đặt” của Liên Hợp Quốc.
Các nhóm nhân quyền của Giáo Hội trong đó có nhóm Thế giới Đoàn kết Kitô giáo đặt trụ sở tại London (CSW) đã kêu gọi Vatican thảo luận về các vấn đề lạm dụng nhân quyền khi Đức Giáo Hoàng ở Hàn Quốc.
Benedict Rogers, trưởng nhóm Đông Á tại CSW, nói: ”Rõ ràng là Đức Giáo Hoàng sẽ không muốn công khai ’chính trị’, nhưng chúng tôi hy vọng ngài sẽ thu hút sự chú ý đến tình trạng này, và kêu gọi cầu nguyện.”
“Là một nhà lãnh đạo tinh thần và tôn giáo, và trong bối cảnh của việc phong chân phước cho các vị tử đạo Hàn Quốc, rất thích hợp cho ngài để nhấn mạnh đến nỗi đau của người dân Bắc Hàn ngày nay.”
Mặc dù Đức Giáo Hoàng được mong đợi ​​để nâng cao nhân quyền, tự do tôn giáo và thống nhất đất nước trong mối quan hệ với Bắc Hàn - cả ở nơi công cộng và riêng tư - vẫn chưa rõ ngài sẽ đi được bao xa cho đến khi chuyến bay của ngài hạ cánh ở Seoul.
Phát ngôn viên Vatican cha Federico Lombardi đã từ chối bình luận về những gì có thể mong đợi từ Đức Giáo Hoàng về Bắc Hàn và Trung Quốc trong chuyến công du sắp tới, cũng như những nỗ lực dành cho hai nước Cộng sản này khi hoạch định chuyến hành trình.
Đối với Tổng thống Nam Hàn Park Geun-hye, chuyến thăm Đức Thánh Cha Phanxicô có thể như là một điều gì đó ủng hộ bà đồng thời cũng là một kinh nghiệm không dễ chịu.
Đức Thánh Cha sẽ dừng chân tại phủ tổng thống Blue House sau khi hạ cánh tại Seoul vào thứ Năm, bất chấp những lời cảnh báo từ một số tổ chức Phi Chính phủ (NGOs) Công giáo Hàn Quốc. Tổng thống Park sẽ dùng chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng để nâng cao hình ảnh của mình sau cuộc bầu cử mà người ta cho là gian lận vào năm 2012.
Các nhóm bao gồm Liên đoàn Quốc gia Công giáo cho Công lý đã kêu gọi Giáo Hoàng Phanxicô tránh một cuộc gặp cá nhân.
Ít thoải mái cho Tổng thống, khi cuộc gặp gỡ đã được lên lịch của Đức Giáo Hoàng với gia đình các nạn nhân của thảm họa chìm phà Sewol, làm cho hơn 300 người tử vong vào giữa tháng Tư. Đảng cầm quyền của Tổng thống Park đã phải chịu áp lực cao để cho phép một cuộc điều tra đầy đủ, độc lập về thảm họa này, giữa các khiếu nạn rằng chính quyền lúng túng trong vấn đề cứu hộ.
Cho đến nay, đảng cầm quyền đã từ chối một cuộc điều tra đầy đủ, trong khi cuộc tranh luận vẫn tiếp tục nóng bỏng trong quốc hội Hàn Quốc.
Thành viên gia đình các nạn nhân tiếp tục cắm trại tại Quảng trường Gwanghwamun ở Seoul, nơi Đức Giáo Hoàng được dự kiến ​​sẽ chủ trì một thánh lễ đặc biệt có thể thu hút một triệu người tham dự vào ngày thứ Bảy.
“Thưa Đức Thánh Cha, xin hãy cùng khóc với chúng con ở đây…. Xin hãy cầu nguyện cho chúng con và bảo vệ chúng con khỏi bị đuổi ra khỏi quảng trường nhân danh buổi lễ của ngài,” những người biểu tình đã viết trong một bức thư gửi cho Đức Giáo Hoàng hồi đầu tháng này.
Cha Frank Park là một giáo sư xã hội học tôn giáo Dòng Tên người Mỹ đã nghỉ hưu tại Đại học Sogang ở Seoul đã giải thích như sau: Sự kiện này gợi lại những năm 1980 khi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II viếng thăm Hàn Quốc hai lần trong lúc nổ ra cuộc thảm sát Gwangju, chế độ quân phiệt đã giết ít nhất 241 người biểu tình. Đức Phanxicô sẽ gặp gia đình các nạn nhân cũng giống như người tiền nhiệm của ngài đã làm cho thế hệ trước đây. Câu hỏi đặt ra là liệu chuyến công du tới có thể giúp thúc đẩy một kết quả khác hay không.
Cha Park nói: ”Các cuộc điều tra [Gwangju] liên quan đến nhiều người nhưng không bao giờ có thể tìm ra một cách rõ ràng ai là người đã lệnh cho quân đội bắn vào người dân. Có một cảm giác bây giờ là các cuộc điều tra hiện nay về vụ tai nạn phà cũng sẽ như thế.”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét