Trang

Nhãn

Thứ Sáu, 15 tháng 8, 2014

TƯỜNG THUẬT TỌA ĐÀM "THOÁT TRUNG VỀ VĂN HÓA" TẠI 53 NGUYỄN DU, HN (xuandien....)

 

Chiều nay, 15.8.2014, tại Hội trường tầng 4, Liên hiệp các hội Khoa học kĩ thuật Việt Nam, 53 Nguyễn Du, Hà Nội. 

Đến dự, có đông đảo các nhân sĩ trí thức, học giả  quen biết: Ông Nguyễn Khắc Mai, Nhà giáo Phạm Toàn, TS. Nguyễn Thanh Giang, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh, nhà văn Phạm Xuân Nguyên, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân, dịch giả Dương Tường, TS. Nguyễn Quang A, TS. Phạm Gia Minh, PGS.TS Hoàng Quý Thân, GS. Đăng Thanh Lê, GS Phạm Khiêm Ích, Đại tá Thái Kế Toại, ...và rất nhiều bạn trẻ phải đứng để theo dõi cuộc tọa đàm vì hội trường không còn ghế trống.

14h04: GS Chu Hảo phát biểu mở đầu tọa đàm, thảo luận về vấn đề Thoát Trung về mặt văn hóa. 

14h10: Nhà văn Hoàng Hưng trình bày tóm tắt và tổng hợp từ chùm 19 bài về vấn đề Thoát Trung về Văn hóa đăng tải trên Văn Việt.

- Ý nghĩa của vấn đề "Thoát Trung về Văn hoá": Với quan niệm Văn hoá theo nghĩa rộng, bao gồm ý thức tư tưởng, niềm tin, lối sống... "Thoát Trung về Văn hoá" là sự bảo đảm nền tảng lâu bền về tinh thần cho việc thoát khỏi sự phụ thuộc chính trị, kinh tế với Trung Quốc đã kéo dài quá lâu đem đến nguy cơ mất chủ quyền, cũng là nền tảng xây dựng một xã hội hiện đại, phát triển bền vững, một quốc gia giàu mạnh. 

- Thoát Trung về Văn hoá là thoát cái gì: thoát những mặt tiêu cực của thứ văn hoá mà giới cai trị Trung Quốc (phong kiến xưa và chủ nghĩa Mao ngày nay) áp đặt cho xã hội nước họ và ảnh hưởng nặng nề đến xã hội các nuớc phụ thuộc. Trong ý nghĩa ấy, "thoát Trung" cũng là "tự thoát". 

- Thoát Trung về văn hoá để hướng tới nền Văn hoá nào: Khôi phục, phát huy những đặc sắc văn hoá của dân tộc VN đã bị phá hủy, mai một do sự xâm lăng của Văn hoá phong kiến và Maoist Trung Quốc, tiếp thu những cái ưu việt của văn hoá các dân tộc trên thế giới, để xây dựng một nền Văn hoá Dân tộc, Hiện đại, hội nhập với nhân loại trong thế giới phẳng.

Những người tham dự đều được phát bài tổng hợp của Hoàng Hưng, gồm 10 trang in khổ A4. (Chúng tôi sẽ đăng tải lại tại blog này).

Văn bản bài nói của Hoàng Hưng gồm các phần:

A. Những ý kiến không đồng tình với chủ đề  và một số ý kiến về Thoát Trung đăng trên Văn Việt. (Phạm Thành, Trần Tiễn Cao Đăng, Trần Đĩnh).

B. Ý nghĩa thời sự của cuộc thảo luận "Thoát Trung về văn hóa"

1. Việt Văn sử dụng "văn hóa" theo nghĩa rộng.
2. Thoát Trung về chính trị cũng là Thoát Trung về Văn hóa.
3. Sự phụ thuộc toàn diện của VN vào China trong nhiều năm qua trong đó phụ thuộc văn hóa là nghiêm trọng.
4. China rất ý thức "bá quyền văn hóa" và dùng văn hóa để ràng buộc VN.

C. Thoát Trung về Văn hóa là thoát gì?

1. Tư tưởng bành trướng bá quyền, chủ nghĩa dân tộc Đại Hán
2. Yếu tố phải thoát khỏi trong văn hóa Trung Hoa ngày nay 
nằm ở mặt Văn hóa Chính trị mà cái gốc là ý thức hệ.
- Tư tưởng phản dân chủ của Khổng giáo kéo dài đến hôm nay.
- Chủ nghĩa Mác - Lê nin?
- Thực chất hơn nữa, rút lại, chính là thoát ý thức hệ độc tài, toàn trị.
3. Rút cục, Thoát Trung là phải tự thoát: vì trớ trêu là lãnh đạo VN còn bám chắc vào ý thức hệ hơn TQ.

D. Thoát Văn hóa Trung để đi tới văn hóa nào?

1. Khôi phục những truyền thống văn hóa Việt đã bị xóa bỏ hoặc xói mòn bởi bọn xâm lược TH và sự tiếp nhận mù quáng của chính giới lãnh đạo Việt Nam.
2. Khôi phục những ảnh hưởng tinh túy văn hóa thế giới phương Tây mà VN đã có thời tiếp nhận.
3. Tư tưởng hòa bình.

Thay lời kết:

- Thoát Trung về văn hóa rút cục là thoát sự phụ thuộc, sao chép những yếu tố văn hóa tiêu cực mà các tầng lớp thống trị China đã áp đặt lên xã hội của họ và xã hội VN.

- Xây dựng nền văn hóa Việt phải: khôi phục phát huy những giá trị tinh túy của văn hóa Việt; chủ động tiếp nhận ảnh hưởng tích cực của các nền văn hóa hiện đại thế giới mà tinh thần chủ đạo là "dân chủ, đa nguyên". 

- Vấn đề bao trùm cả thoát Trung, tự thoát, phải chăng là Thoát Á?

- Còn câu hỏi lớn: Thoát Trung về văn hóa bằng cách nào?
(14h42').

Trương Thị Thúy Hằng (Học viện Quản lý giáo dục). ...


Lại Nguyên Ân:
Tôi nêu vấn đề, có thể là rất nhỏ: Người VN, nhất là người cầm bút hiện nay là chưa thống nhất cách gọi tên riêng người Trung Quốc. Nên gọi tên riêng người Trung Quốc theo cách gọi của người Trung Quốc. 

Đinh Bá Anh

Trần Đình Hiến: 
Các vấn đề đều đụng đến cả. Nhưng mới chỉ đụng đến thắt lưng, chưa đụng đến cốt lõi. Ngay cả ở TQ, văn hóa TQ trừng trị hết thảy các nhân vật lỗi lạc nhất Trung QUốc, từ thời Tam Quốc đến Mao Trạch Đông.

Bùi Thiết
Nguyễn Xuân Diện
Bà Đạm Thư
Nguyễn Quang A
Nguyễn Khắc Mai
SV Phạm Nam Anh
Trần Đình Hiến (lần 2)
Phạm Xuân Nguyên
 

1 nhận xét:

  1. Cac bac rat vi dan toc dat nuoc neu ai cung co bau nhiet huyet nhu cac bac chac dan toc ta dat nuoc ta da sanh nghang cac cuong quoc nam chau roi nhung khon loi dacs viet nam co qua nhieu bon mat nguoi da thu thu hoi ong trong thang long duc manh no dop bao xuong mau cua dan quy goi ban dat cha ong cam tam lam tay sai bon tau dan ap nguoi dan luong thien bon chung tha mat nuoc chu khong chiu tu bo quyen luc dan toc ta anh hung nhuong nhin bon chung da lau de tranh canh noi da sao thit nhung bon chung cang ngay cang to ra hung han dung thu doan de hen de dan ap nhan dan cam on cac bac da lam cho dan chung toi hieu bo mat cho ma cua bon cong san moi nguoi dong long doan khet doi thoi co se dao mo cuoc ma bon chung khien cho bonchung khong con mam mong hai dan ban nuoc ngay csvn sup do khong con bao lau nua chuc cac bac luon manh khoe dan chung toi luon doan ket ung ho cac bac

    Trả lờiXóa