Trang

Nhãn

Thứ Sáu, 8 tháng 11, 2013

Chứng minh hài cốt tướng Kiên là răng lợn, nhà khoa học bị đuổi xuống (ttxva.org)

Published on November 8, 2013   ·   4 Comments

Tại Hội thảo khoa học về việc tìm hài cốt liệt sĩ bằng khả năng đặc biệt và phần hài cốt còn lại của liệt sỹ Phùng Chí Kiên tổ chức hôm qua, đại tá Nguyễn Văn Hòa, Viện trưởng Viện Pháp Y Quân đội cho rằng, ngoai cảm cũng là một nhà khoa học nhưng phải chung thực, khách quan, đặc biệt là khoa học. Theo đó, việc thẩm định kết quả tìm kiếm hài cốt liệt sĩ bằng ngoại cảm cũng phải khoa học.
Với phần hài cốt (thủ cấp) của liệt sĩ Phùng Chí Kiên, ông Hòa cho biết, đó chỉ là nắm đất lẫn với mấy mảnh sành và thứ duy nhất được gọi là hài cốt thì là một cái răng lợn.


Đưa dẫn cứ chứng minh chiếc răng lẫn trong nắm đất đen được cho là phần thủ cấp của liệt sĩ Phùng Chí Kiên đích thị là răng lợn, Viện trưởng Viện pháp y quân đội đã bị Ban tổ chức hội thảo mời xuống khi ông đang phát biểu.
“Một số ý kiến cho rằng, mẫu giám định có sự đánh tráo nhưng tôi hỏi, nếu giám định ADN, chúng tôi có danh tiếng không? Làm sao phải đánh tráo? Cái gì cũng phải khách quan và dựa vào những gì chúng tôi thấy. Và thực tế, những thứ chúng tôi nhìn thấy chỉ là mảnh sành (sứ) và cái duy nhất được gọi là hài cốt là răng con lợn”, ông Hòa nói.
Nói về ý kiến cho rằng, viện Pháp y quân đội đã làm trái ý kiến chỉ đạo của bộ trưởng bộ Quốc Phòng Phùng Quang Thanh là phải giám định AND, ông Hòa cho biết, theo quy trình, thử ADN là khâu cuối cùng của quy trình giám định. Theo đó, đầu tiên, phải xác định đó là xương không, xương người hay xương động vật, nếu là xương người mới giám định ADN. Nhưng trong trường hợp này, toàn mảnh sành và răng lợn thì giám định làm gì”.
Tiếp đó, ông Hòa đã chiếu các hình ảnh chụp chiếc răng trong phần thủ cấp liệt sĩ Phùng Chí Kiên và đối chứng với hình ảnh răng lợn để chỉ ra những điểm khác nhau giữa răng người và răng lợn. Tuy nhiên, bài phát biểu của ông Hòa đã phải dừng lại theo yêu cầu của ban tổ chức.
Sau lời phát biểu của Đại tá Nguyễn Văn Hòa, đại diện gia đình liệt sĩ Nguyễn Văn Nam phản ứng gay gắt và cho rằng, viện pháp y quân đội đã ăn cắp phần niêm phong hài cốt của liệt sĩ Phùng Chí Kiên.  Người cũng đề nghị Bộ quốc Phòng bàn giao phần thủ cấp còn lại cho gia đình để làm lễ chôn cất, toàn thây cho liệt sĩ Phùng Chí Kiên mà không cần xét nghiệm ADN.
Không những thế, trong khi ông Hòa phát biểu ý kiến, rất nhiều người phía dưới tỏ thái độ, nhao nhao nói “ông sai rồi, nói gì nữa”. Một người phát biểu trước đó được giới thiệu là cựu tù Phú Quốc đã lên chỉ thẳng tay vào mặt đại tá Hòa, mặt hằm hằm nói những lời chỉ trích.

Hình ảnh Ban tổ chức hội thảo cung cấp được cho là ghi lại việc cất bốc phần đầu liệt sĩ Phùng Chí Kiên ngày 8/5/2008 – Phần mộ do bà Phan Thị Bích Hằng tìm bằng ngoại cảm.
VTV “vạch mặt” nhà ngoại cảm là sai trái?
Ở phần thảo luận trước đó, giáo sư Nguyễn Lân Cường – một người nghiên cứu xương người hơn 60 năm cho biết, dựa vào bức ảnh ông được cung cấp (bức ảnh được cho là chụp lại phần thủ cấp liệt sĩ Phùng Chí Kiên khi khai quật) thì đúng là phần sọ người. Bức ảnh thể hiện rõ có răng ở hàm trên.
“Dựa vào ảnh, ngoài đất màu vàng, tôi nhìn rất rõ phần sọ, phần gò má, hốc mắt, mũi nên tôi tin đó là hộp sọ người. Nhìn ảnh cũng cho thấy rõ hàm trên có răng nhưng không hiểu sao kết quả xét nghiệm lại là răng lợn. Hôm bốc phần mộ, chị Hằng không có mặt nên có thể răng lợn lẫn vào”, ông Cường nói.
Giáo sư, tiến sĩ Phan Đăng Nhật cũng khẳng định, quá trình bốc cất diễn ra công khai, hàng trăm con mắt đều quan chiêm, thấy cả hộp sọ hóa thổ, hố mắt hóa thổ, cụm răng và xương hàm của liệt sĩ. Xong xuôi, niêm phong cũng tiến hành công khai. Không thể nào có răng lợn vào đấy.
“Cách giám định sai nguyên tắc và phải chăng cách giám định sai nguyên tắc là nguyên nhân và kết quả của việc giám định không chính xác”, ông Nhật nói.
Cũng theo tiến sĩ Nhật, điểm thắt nút của vụ việc chính là cụm răng của liệt sĩ Phùng Chí Kiên hóa thành răng lợn. Sự tráo đổi đó có quan hệ nhân quả với 5 điều sai khi thực hiện giám định.
“Khẩn thiết đề nghị viện pháp y, quân đội trả lại cho gia đình liệt sĩ Phùng Chí Kiên và các cơ quan liên quan hộp đựng phần còn lại của thủ cấp liệt sĩ Phùng chí Kiên với đầy đủ số lượng và đúng chất lượng, tính chất của chúng”, ông Nhật đề xuất.
GS Hoàng Xuân Liệu thì cho rằng, hội nghị chưa đi đến đâu, chưa giải quyết được vấn đề dư luận đang quan tâm. Tuy nhiên, ông nhận thấy, trong sự việc này, có rất nhiều thiếu sót của các cơ quan nhà nước.
“Cần phải xem lại giá trị của bản đánh giá kết luận nhanh chóng thô bạo khi nói phần hài cốt gia đình đồng đội liệt Phùng Chí Kiên tìm được không phải là đầu của Phùng Chí Kiên. Tôi đã khóc rất nhiều và khẳng định là thủ cấp của Phùng Chí Kiên. Việc VTV phát phóng sự vừa qua liên quan đến việc này là sai trái”, ông Liệu nói.
PHANTHIBICHHANG
“Mấy ngày nay gia đình tôi áp lực vô cùng. Mẹ tôi áp lực quá mà bị đột quỵ, con cái không dám đi học vì chúng bạn nói xấu”, bà Phan Thị Bích Hằng nói.
Phan Thị Bích Hằng: Mẹ đột quỵ, con không dám đi học
Tại hội thảo, bà Phan Thị Bích Hằng cũng đã thuật lại quá trình tìm phần thủ cấp của liệt sĩ Phùng Chí Kiên như đã trình bày ở một cuộc giao lưu trực tuyến trước đó và cũng không đưa ra được những căn cứ khoa học để phản bác lại những ý kiến trái chiều dư luận đưa ra mấy ngày qua.
Nói về những ngày gần đây, bà Hằng cho biết, bà và gia đình chịu áp lực quá lớn từ dư luận. “Mẹ tôi áp lực quá nên bị đột quỵ, con tôi không muốn tới trường vì sợ các bạn nói xấu, nói rằng VTV nói mẹ lừa đảo”. Tôi đau đớn vì việc chúng tôi làm được đâu phải lúc nào cũng nói. Tôi không muốn nói nhiều vì tôi tin vào lời bố tôi đã từng dạy “Hãy nhìn anh ta làm chứ đừng nghe anh ta nói”, bà Hằng nói.
Ngoài ra, bà cũng chia sẻ rằng bà cũng chỉ là người phụ nữ bình thường với những sân si, hỉ nộ, ái ố như tất cả mọi người.
“Tôi cũng sinh ra, lớn lên bằng cơm cha áo mẹ, sống với rất nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, có những thiên chức của người phụ nữ… Tôi mong muốn được hưởng cuộc sống như những người bình thường, có những ngày chủ nhật với gia đình….nhưng những ngày đó, đối với tôi lại phải khoác ba lô lên đường để tìm mộ liệt sĩ. Con tôi chỉ thích trong tủ quần áo của tôi chỉ toàn là váy, bởi vì “mẹ mặc váy là mẹ ở nhà với con, còn mẹ mặc quần áo là mẹ lại đi tìm mộ liệt sĩ. Tôi còn nhớ, khi VTV phát sóng chương trình “Mãi mãi tuổi hai mươi”, con tôi đã ôm tivi và khóc với bà: “Bà ơi, con không thích mẹ là liệt sĩ đâu. Cháu còn bảo tôi: “ Có 2 sự lựa chọn, một là liệt sĩ, hai là con, mẹ chọn đi”. Tôi đã vô cùng đau đớn bởi sự thiệt thòi của các con tôi không ai hiểu được”, bà Hằng chia sẻ.
THEO NGƯỜI ĐƯA TIN


Xem tin nguồn: http://splashurl.com/pt32nuk

1 nhận xét:

  1. Ờ hầu hất các quốc gia, tử sỹ lúc hy sinh, phải được đưa ngay về gia đình để truy điệu chôn cất, đó là điều thiêng liêng, là đạo đức cho dù việc đó làm người dân hoang mang, cho dù tốn kém, cho dù trở ngại cho chiến trường.

    Trả lờiXóa