Cựu Tổng thống Ba Lan, giải Nobel Hòa bình, điểm lại con đường dân chủ hóa mà Ba Lan đã đi qua kể từ năm 1980, đặc biệt ông nhấn mạnh đến vai trò của Công đoàn Đoàn kết trong quá trình kết liễu chế độ độc tài toàn trị, không những của Ba Lan mà còn đối với toàn bộ khối cộng sản Đông Âu. Cựu lãnh đạo phong trào dân chủ Ba Lan cũng chia sẻ về những thách thức của Ba Lan hiện nay và cho biết một số nhận xét của ông về những diễn biến chính trị đương đại.
RFI : Ông cảm nhận như thế nào trước sự ra đi của Tadeusz Mazowiecki ?
Lech Walesa : Tôi đã rất đau buồn, vì ông ấy là người đã từng ở bên cạnh tôi trong những cuộc bãi công tại các xưởng đóng tàu ở Gdansk, và thậm chí sau đó. Việc ông ấy qua đời khiến tôi rất đau khổ.
Ông từng nói rằng Tadeusz Mazowiecki đã là một vị Thủ tướng tốt nhất của Ba Lan. Hiện nay, có còn những người có tầm cỡ như thế nữa không ?
Thời đó là một giai đoạn khác, một giai đoạn cực kỳ khó khăn, đấy là giai đoạn chuyển từ chế độ cộng sản sang chủ nghĩa tư bản và tự do. Vào thời đó, ông ấy là vị Thủ tướng xuất sắc nhất, thời kỳ này sẽ không bao giờ trở lại nữa.
RFI : Nhiều người Ba Lan nói rằng, thật đáng tiếc là việc phá hủy bức tường Berlin lại trở thành biểu tượng cho sự chấm dứt chế độ toàn trị cộng sản. Trong khi mà đối với họ, chính câu nói “Hôm nay, chủ nghĩa cộng sản chấm dứt tại Ba Lan”, được đưa ra vào hôm sau cuộc bầu cử tự do đầu tiên năm 1989, mới đáng được coi là biểu tượng cho sự chấm dứt của chế độ cộng sản.
Lech Walesa : Các vị không nên buồn, bởi vì sự sụp đổ của bức tường Berlin là một biến cố hết sức ấn tượng. Nhưng tất cả những điều này không phải là cơ bản. Quan trọng nhất là phong trào của chúng tôi : Solidarnosc – Phong trào Công đoàn Đoàn kết. Vào thời điểm này, đã có một niềm tin tưởng là : Bức tường Berlin không còn lý do gì để tồn tại nữa, bởi vì nhiều người Đông Đức đã chạy sang Hungary. Chính vì vậy mà bức tường được dỡ bỏ. Người Đức đã có sự may mắn ấy.
Nếu tôi ở cương vị Gorbatchev, tôi đã làm khác. Tôi sẽ nói : “Các người có thể có thể rời bỏ nước Đức, không cần qua ngả Hungary, tôi sẽ mở tất cả các đường biên giới. Tốt nhất là tất cả các vị nên đi cả, chỉ lưu ý đến hai yêu cầu sau. Thứ nhất là, các vị viết cho tôi một tờ giấy chứng nhận rằng các vị ra đi theo quyết định của các vị, chứ không phải do bị tôi trục xuất. Điều kiện thứ hai là : Hãy nói cho biết các vị sẽ chấp nhận để cho ai vào ở trong các căn hộ của mình sau khi ra đi, là người Châu Á hay người Ukraina ? Có nhiều người ở Liên Xô không có nhà, và tôi sẽ đưa họ đến ở tại các căn hộ mà các vị để lại”.
Ở vào vị trí của Gorbatchev, tôi sẽ nói : “Tôi không thể hủy bỏ hiệp ước Varsava, vì vậy tôi phải đưa vào vị trí của các vị những người khác, để khiến cho hiệp ước này có thể tiếp tục tồn tại”. Sau đó, tôi sẽ mời các quan sát viên Châu Âu, tôi sẽ tổ chức các cuộc bầu cử, một cuộc trưng cầu dân ý, để khiến cho các vùng đất này không bao giờ còn có thể trở lại thuộc quyền nước Đức nữa. Như vậy có rõ không ? Tôi sẽ nói : “Các vị có thể đi đi!”
Và điều gì sẽ diễn ra ? Điều gì sẽ diễn ra, nếu tôi ở cương vị của Gorbatchev, điều đó có thể dẫn đến một thất bại lớn nhất trong Lịch sử của nước Đức.
Xin các bạn hãy nhớ rằng, Ba Lan đã chiến đấu, Ba Lan đã gặp phải nhiều vấn đề, mà trong thời gian đó, thì người (Đông) Đức đã bỏ chạy, để lại một khoảng trống đằng sau người Ba Lan. Đó là chủ nghĩa anh hùng của người Đức. Họ đã chỉ tạo ra một nguy cơ cho cuộc cách mạng của chúng tôi, bởi vì khoảng trống này, có thể khiến chính quyền Liên Xô đưa một lực lượng quân đội lớn vào Đông Đức. Vì vậy mà ta hãy nên nói ít hơn về bức tường này.
RFI : Hiện nay, Ba Lan đang chiến đấu chống lại gì ? Một cuộc khủng hoảng kinh tế ?
Lech Walesa : Không, hiện tại, cuộc chiến đấu duy nhất của chúng tôi là để vị trí đặc biệt của Ba Lan được thừa nhận, để cho kinh nghiệm của chúng tôi được biết đến. Nhờ ở vị trí chiến lược, nằm giữa Đức và Nga, mà Ba Lan có được một kinh nghiệm phong phú. Ba Lan đã học được cách cảm nhận được các cơ hội và cảm thấy các nguy cơ đe dọa mình hơn là các nước khác.
RFI : Đâu là những điều nhức nhối trong quan hệ giữa Ba Lan và Nga ? Trước kia ông đã chẳng từng nói là, có hai Putin, một nhà quản trị và một nhân viên KGB. Quan hệ giữa Ba Lan và Nga hiện nay có phải vẫn luôn luôn khó khăn ?
Lech Walesa : Đối với chúng tôi, quan hệ với nước Đức phức tạp hơn nhiều, còn quan hệ với nước Nga thì đau đớn hơn nhiều. Tuy nhiên, sau chiến tranh, người Đức đã thừa nhận những sai lầm của họ. Họ đã hàn gắn các vết thương, như vậy, giờ đây chúng tôi đã có thể xây dựng quan hệ chung trên các nền tảng lành mạnh. Về phần nước Nga, Matxcơva vẫn luôn ở trong sự phủ nhận. Nga không muốn thừa nhận gì cả, Nga làm tất cả để chối bỏ trách nhiệm. Chừng nào mà Nga và Ba Lan không xem xét lại những gì không ổn giữa hai bên, thì quan hệ không thể nào tốt được, không thể có quan hệ bằng hữu.
RFI : Chúng ta đã thấy, trong thời gian gần đây, có một số cuộc cách mạng, đặc biệt là phong trào “Mùa Xuân Ả Rập”. Liên hiệp Châu Âu liệu có được một ảnh hưởng đến các lãnh đạo độc tài hiện nay ?
Lech Walesa : Chúng ta đồng thời là chứng nhân của một cuộc cách mạng trong ngành tài chính tại Mỹ và chúng ta biết các ngân hàng đã trục xuất những người phản đối như thế nào. Chúng tôi không thích điều này. Đây không phải là các phương pháp tốt. Có nhiều cuộc cách mạng, với các quan điểm khác nhau. Ở Mỹ cũng có cuộc cách mạng chống lại chủ nghĩa tư bản.
RFI : Theo ông, trên thế giới hiện nay, có những nhà lãnh đạo có tầm cỡ như chính ông và Vaclav Havel không ? Có các hình tượng tương tự không ?
Lech Walesa : Không, giờ là thời đại khác với những lãnh đạo khác. Ở thời kỳ của chúng tôi, chúng tôi đối mặt với các Nhà nước, tự coi mình là đại diện cho công nhân và nông dân, với một giai cấp công nhân nắm quyền. Tuy nhiên, chính các công nhân lâu năm trong nghề, những người phải nuôi sống các gia đình đông đúc, đã nổi lên chống lại hệ thống này.
Hiện nay, các bộ máy Nhà nước tương tự như vậy không còn nữa. Ngày nay các chính quyền có một chính sách thông minh hơn, họ không dùng đến các khẩu hiệu áp đặt như trước. Thời nay khác, thời của một cuộc đấu tranh khác, với những anh hùng khác.
RFI : Ông cảm nhận như thế nào trước sự ra đi của Tadeusz Mazowiecki ?
Lech Walesa : Tôi đã rất đau buồn, vì ông ấy là người đã từng ở bên cạnh tôi trong những cuộc bãi công tại các xưởng đóng tàu ở Gdansk, và thậm chí sau đó. Việc ông ấy qua đời khiến tôi rất đau khổ.
Ông từng nói rằng Tadeusz Mazowiecki đã là một vị Thủ tướng tốt nhất của Ba Lan. Hiện nay, có còn những người có tầm cỡ như thế nữa không ?
Thời đó là một giai đoạn khác, một giai đoạn cực kỳ khó khăn, đấy là giai đoạn chuyển từ chế độ cộng sản sang chủ nghĩa tư bản và tự do. Vào thời đó, ông ấy là vị Thủ tướng xuất sắc nhất, thời kỳ này sẽ không bao giờ trở lại nữa.
RFI : Nhiều người Ba Lan nói rằng, thật đáng tiếc là việc phá hủy bức tường Berlin lại trở thành biểu tượng cho sự chấm dứt chế độ toàn trị cộng sản. Trong khi mà đối với họ, chính câu nói “Hôm nay, chủ nghĩa cộng sản chấm dứt tại Ba Lan”, được đưa ra vào hôm sau cuộc bầu cử tự do đầu tiên năm 1989, mới đáng được coi là biểu tượng cho sự chấm dứt của chế độ cộng sản.
Lech Walesa : Các vị không nên buồn, bởi vì sự sụp đổ của bức tường Berlin là một biến cố hết sức ấn tượng. Nhưng tất cả những điều này không phải là cơ bản. Quan trọng nhất là phong trào của chúng tôi : Solidarnosc – Phong trào Công đoàn Đoàn kết. Vào thời điểm này, đã có một niềm tin tưởng là : Bức tường Berlin không còn lý do gì để tồn tại nữa, bởi vì nhiều người Đông Đức đã chạy sang Hungary. Chính vì vậy mà bức tường được dỡ bỏ. Người Đức đã có sự may mắn ấy.
Nếu tôi ở cương vị Gorbatchev, tôi đã làm khác. Tôi sẽ nói : “Các người có thể có thể rời bỏ nước Đức, không cần qua ngả Hungary, tôi sẽ mở tất cả các đường biên giới. Tốt nhất là tất cả các vị nên đi cả, chỉ lưu ý đến hai yêu cầu sau. Thứ nhất là, các vị viết cho tôi một tờ giấy chứng nhận rằng các vị ra đi theo quyết định của các vị, chứ không phải do bị tôi trục xuất. Điều kiện thứ hai là : Hãy nói cho biết các vị sẽ chấp nhận để cho ai vào ở trong các căn hộ của mình sau khi ra đi, là người Châu Á hay người Ukraina ? Có nhiều người ở Liên Xô không có nhà, và tôi sẽ đưa họ đến ở tại các căn hộ mà các vị để lại”.
Ở vào vị trí của Gorbatchev, tôi sẽ nói : “Tôi không thể hủy bỏ hiệp ước Varsava, vì vậy tôi phải đưa vào vị trí của các vị những người khác, để khiến cho hiệp ước này có thể tiếp tục tồn tại”. Sau đó, tôi sẽ mời các quan sát viên Châu Âu, tôi sẽ tổ chức các cuộc bầu cử, một cuộc trưng cầu dân ý, để khiến cho các vùng đất này không bao giờ còn có thể trở lại thuộc quyền nước Đức nữa. Như vậy có rõ không ? Tôi sẽ nói : “Các vị có thể đi đi!”
Và điều gì sẽ diễn ra ? Điều gì sẽ diễn ra, nếu tôi ở cương vị của Gorbatchev, điều đó có thể dẫn đến một thất bại lớn nhất trong Lịch sử của nước Đức.
Xin các bạn hãy nhớ rằng, Ba Lan đã chiến đấu, Ba Lan đã gặp phải nhiều vấn đề, mà trong thời gian đó, thì người (Đông) Đức đã bỏ chạy, để lại một khoảng trống đằng sau người Ba Lan. Đó là chủ nghĩa anh hùng của người Đức. Họ đã chỉ tạo ra một nguy cơ cho cuộc cách mạng của chúng tôi, bởi vì khoảng trống này, có thể khiến chính quyền Liên Xô đưa một lực lượng quân đội lớn vào Đông Đức. Vì vậy mà ta hãy nên nói ít hơn về bức tường này.
RFI : Hiện nay, Ba Lan đang chiến đấu chống lại gì ? Một cuộc khủng hoảng kinh tế ?
Lech Walesa : Không, hiện tại, cuộc chiến đấu duy nhất của chúng tôi là để vị trí đặc biệt của Ba Lan được thừa nhận, để cho kinh nghiệm của chúng tôi được biết đến. Nhờ ở vị trí chiến lược, nằm giữa Đức và Nga, mà Ba Lan có được một kinh nghiệm phong phú. Ba Lan đã học được cách cảm nhận được các cơ hội và cảm thấy các nguy cơ đe dọa mình hơn là các nước khác.
RFI : Đâu là những điều nhức nhối trong quan hệ giữa Ba Lan và Nga ? Trước kia ông đã chẳng từng nói là, có hai Putin, một nhà quản trị và một nhân viên KGB. Quan hệ giữa Ba Lan và Nga hiện nay có phải vẫn luôn luôn khó khăn ?
Lech Walesa : Đối với chúng tôi, quan hệ với nước Đức phức tạp hơn nhiều, còn quan hệ với nước Nga thì đau đớn hơn nhiều. Tuy nhiên, sau chiến tranh, người Đức đã thừa nhận những sai lầm của họ. Họ đã hàn gắn các vết thương, như vậy, giờ đây chúng tôi đã có thể xây dựng quan hệ chung trên các nền tảng lành mạnh. Về phần nước Nga, Matxcơva vẫn luôn ở trong sự phủ nhận. Nga không muốn thừa nhận gì cả, Nga làm tất cả để chối bỏ trách nhiệm. Chừng nào mà Nga và Ba Lan không xem xét lại những gì không ổn giữa hai bên, thì quan hệ không thể nào tốt được, không thể có quan hệ bằng hữu.
RFI : Chúng ta đã thấy, trong thời gian gần đây, có một số cuộc cách mạng, đặc biệt là phong trào “Mùa Xuân Ả Rập”. Liên hiệp Châu Âu liệu có được một ảnh hưởng đến các lãnh đạo độc tài hiện nay ?
Lech Walesa : Chúng ta đồng thời là chứng nhân của một cuộc cách mạng trong ngành tài chính tại Mỹ và chúng ta biết các ngân hàng đã trục xuất những người phản đối như thế nào. Chúng tôi không thích điều này. Đây không phải là các phương pháp tốt. Có nhiều cuộc cách mạng, với các quan điểm khác nhau. Ở Mỹ cũng có cuộc cách mạng chống lại chủ nghĩa tư bản.
RFI : Theo ông, trên thế giới hiện nay, có những nhà lãnh đạo có tầm cỡ như chính ông và Vaclav Havel không ? Có các hình tượng tương tự không ?
Lech Walesa : Không, giờ là thời đại khác với những lãnh đạo khác. Ở thời kỳ của chúng tôi, chúng tôi đối mặt với các Nhà nước, tự coi mình là đại diện cho công nhân và nông dân, với một giai cấp công nhân nắm quyền. Tuy nhiên, chính các công nhân lâu năm trong nghề, những người phải nuôi sống các gia đình đông đúc, đã nổi lên chống lại hệ thống này.
Hiện nay, các bộ máy Nhà nước tương tự như vậy không còn nữa. Ngày nay các chính quyền có một chính sách thông minh hơn, họ không dùng đến các khẩu hiệu áp đặt như trước. Thời nay khác, thời của một cuộc đấu tranh khác, với những anh hùng khác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét