Thứ ba, 15/04/2014, 23:05 (GMT+7)
Kỷ niệm ngày thống nhất 30-4) - Có hận thù được hóa giải ngay sau bao nhiêu máu đổ. Có hận thù muốn hàn gắn phải mất vài thập kỷ. Xóa bỏ hận thù để hòa hợp và yêu thương, cũng là một cách nhân loại giúp nhau phát triển.
Cuối tuần trước, tôi đưa bọn trẻ ra chơi trên Quảng trường quốc gia (National Mall) ở Washington DC. Nơi đây, mỗi tượng đài, nhà tưởng niệm, khu vườn, viện bảo tàng hay hồ Tidal Basin đều mang một ý nghĩa đặc biệt.
Thả hồn trên quảng trường, chợt nghĩ về số phận các dân tộc được định đoạt khác nhau và đưa đến vị thế khác nhau chỉ vì cách hòa hợp và yêu thương rất khác nhau.
Chiến tranh Triều Tiên – nỗi ám ảnh 6 thập kỷ
Người viết bài này nhớ lại lần đầu đến thăm bức tường chiến tranh Triều Tiên. Ai mới nhìn qua cũng có thể biết sự khốc liệt của cuộc chiến vẫn còn đó. Tượng những người lính cầm súng xung trận, cuộc chiến tranh liên Triều khốc liệt vẫn như hiện lên trước mắt. Giống một ám ảnh, một định mệnh, tượng đài chiến tranh như chưa hề tan khói thuốc súng, nên tới nay bóng ma chiến tranh vẫn thoắt ẩn hiện, dù đã 60 năm trôi qua.
Sau sáu thập kỷ, Triều Tiên vẫn bị chia cắt. Chưa có hòa giải dân tộc nào thành công. Năm 1950, quân đội Bắc Triều Tiên tấn công Nam Triều Tiên để giải phóng đất nước. Liên Xô, Trung Quốc, rồi Mỹ tham chiến. Cuộc chiến tranh hao người tốn của cho cả hai phía cuối cùng vẫn kết thúc ở vĩ tuyến 38 như trước.
Bức tường Chiến tranh Việt Nam
Bom đạn dường như lúc nào cũng sẵn sàng nổ trên đất nước này. Xót xa hơn, trong thế kỷ 21 mà hàng chục triệu người dân vẫn sống nghèo khổ, một phần vì người ta chưa biết bao dung, tha thứ, đoàn kết, hòa hợp và yêu thương.
Bao nhiêu nước mắt đã rơi trên con đường nhỏ dưới chân tường hình chữ V. Có biết bao nhiêu người Mỹ đã từng chua xót, ngậm ngùi… khi đứng trước bức tường im lặng mà nói lên rất nhiều điều về kiếp người mỏng manh trước những hận thù, để chỉ nhìn thấy họ tên người thân yêu của mình, những người lính buộc phải chết trận cho những tham vọng… không phải của mình.
Họ tên 58 ngàn lính Mỹ tử trận được khắc lên những tấm đá hoa cương. Và cuộc chiến ấy cũng đã để lại mất mát vô cùng to lớn cho Việt Nam với mấy triệu người ngã xuống.
Đã có ba triệu du khách tới thăm viếng bức tường im lìm này hàng năm. Dù mùa Đông giá lạnh hay ngày Hè nóng bức, dù mùa Xuân hoa nở hay mùa Thu lá vàng. Chỉ nhìn những tấm đá lạnh lẽo cũng đủ thấy sự ám ảnh, sự lạnh buốt của cái chết và sự khốc liệt của cuộc chiến bên kia đại dương.
Người Mỹ đã hòa giải với Việt Nam. Ở thế giới bên kia, linh hồn những người tử trận của hai phía đã làm bạn với nhau và quên cả cuộc chiến tranh đó rồi. Nhưng trên mặt đất, đâu đó vẫn còn sự chia rẽ trong lòng của kẻ ở người đi, về mầu cờ hay bài hát. Chiến tranh đã lùi xa, thế nhưng hậu quả nặng nề vẫn còn khắp nơi. Bom mìn sót lại là nỗi ám ảnh cái chết rất có thể xảy ra bất ngờ ngay khi cuộc sống đã bình yên, và người ta đã tính, phải mất 400 năm nữa, mới có thể dọn sạch. Di chứng da cam để lại hệ lụy bi thảm cho hàng triệu người.
Vẫn còn tiếng vọng về hận thù làm át đi ý định hàn gắn. Đó mới là thứ bom mìn hay di chứng da cam nguy hiểm, dù trên bức tường chiến tranh không hề có biểu tượng súng ống. Chỉ có những phiến đá in rõ cả bầu trời lẫn hàng cây xanh.
Thế chiến thứ 2 và sự hòa nhập của Châu Âu
Nằm gần giữa National Mall là Đài tưởng niệm Chiến tranh Thế giới thứ hai với biểu tượng 50 bang nước Mỹ. Nửa triệu lính Mỹ đã bỏ mạng. Quanh đài phun nước hoành tráng hình bầu dục, du khách tưởng mình đang hòa nhập với thế giới hòa bình.
Cách đây hàng thế kỷ, người Đức từng tự hào là dân tộc thượng đẳng, không chấp nhận dân Do Thái thông minh hay quí tộc Ba Lan được sống chung dưới một bầu trời. Xích sắt của xe tăng, đại bác nổ đã cướp đi sinh mạng mấy chục triệu người.
Dân Do Thái bị thiêu trong lò. Người Ba Lan bị giết hại khoảng 6 triệu người, bằng 1/5 dân số. Sự căm thù đối với nước Đức là tột cùng.
Nhưng rồi đên một ngày, nước Đức phải giơ cờ trắng ra hàng Hồng quân Liên Xô ngay tại sào huyệt của chủ nghĩa phát xít. Nước Đức chia đôi bởi bức tường Berlin. Tây Berlin phát triển theo đúng qui luật kinh tế thị trường, Đông Berlin dù mạnh nhất phe XHCN cũng không thể nào sánh nổi với Tây Đức.
Ngày thống nhất nước Đức cuối cùng đã đến, dù muộn hơn 45 năm so với sự hòa giải Mỹ-Nhật. Ước mong thống nhất, tình yêu thương đã làm nên nước Đức hùng mạnh ngày nay.
Ba Lan, Tiệp khắc, Hungari cùng với các nước Tây Âu lập nên EU, một “quốc gia” châu Âu bao gồm các quốc gia, một sức mạnh kinh tế và quân sự của thế giới. Kẻ gây ra chiến tranh đã hối cải, sát cánh với những nạn nhân, quên quá khứ, hướng tới tương lai nên mới có hàng chục quốc gia tiêu chung đồng tiền euro và đi lại không cần visa.
Ý thức hệ Đức thượng đẳng, mặt trời nước Anh không lặn, niềm kiêu hãnh thuộc địa của Pháp, cuối cùng, đã không còn chỗ đứng trong EU này.
Tidal Basin – hồ nước yên bình hóa giải mối hận thù
Để có những cánh hoa mỏng manh rơi trên mặt hồ Tidal Basin phẳng lặng, hai dân tộc Mỹ – Nhật đã phải trải qua những sóng gió dài hàng thế kỷ. Khi tháng Tư và mùa Xuân về, hàng triệu du khách dạo quanh hồ Tidal Basin ngắm hoa anh đào Nhật nở rực rỡ giữa thủ đô Washington DC. Rất nhiều người từ Tokyo bay sang tận đây để chiêm ngưỡng những bông hoa có nguồn gốc từ chính đất nước họ. Thật lạ lùng, anh đào Nhật trồng bên DC, nở đẹp hơn trên núi Phú Sỹ.
Năm 1912, thành phố Tokyo tặng Washington DC một món quà 3000 cây hoa anh đào, thể hiện mối tình hữu nghị những năm tháng êm đềm. Sau Thế chiến II, vào năm 1965, người ta trồng thêm 3800 cây nữa để phủ kín xung quanh bờ hồ, những mong hoa anh đào giúp xoá đi nỗi đau chiến tranh tàn khốc giữa hai dân tộc.
Ngày 7-12-1941, người Nhật bất ngờ tấn công Trân Châu Cảng, phá tan căn cứ hải quân của Hoa Kỳ tại đảo Hawaii. Đây là trận đánh đi vào lịch sử chiến tranh thế giới thứ II và cũng mở đầu cho cuộc chiến Mỹ-Nhật. Tổng thống Franklin D. Roosevelt tuyên bố: “Ngày 7 tháng 12 năm 1941 sẽ mãi là một ngày ô nhục”.
Sau đó là cuộc chiến cướp đi sinh mạng hàng triệu người và được kết thúc bởi hai trái bom nguyên tử ném xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki. Khoảng hai trăm ngàn người bị thiêu cháy hoặc vùi trong đống gạch vun.
Thấy đất nước hoang tàn, vua Chiêu Hòa bất ngờ lên đài phát thanh tuyên bố đầu hàng không điều kiện. Đó là bước ngoặt của người da vàng dù người Nhật tưởng mặt trời không bao giờ tắt trên đất nước mình. Người Nhật vốn trọng nghĩa khí, thất bại trên không thể chấp nhận được. Cả dân tộc được nuôi dưỡng trong huyền thoại Thiên Chiếu Đại Thần.
Thiên Hoàng chuyển sang thành người của dương gian để hòa hợp hàng triệu người thất trận. Tướng Douglas MacArthur, chỉ huy lực lượng Đồng Minh, biết quên đi nỗi ô nhục Trân Châu Cảng, không truy tố vị vua nước Nhật.
Đó chính là chiếc chìa khóa mở ra tương lai cho một quốc gia bại trận tiến lên, trở thành cường quốc kinh tế thế giới sau 30 năm phát triển. Thủ đô Washington có thêm những cây anh đào, hoa nở đẹp mê hồn mỗi khi xuân đến bên Tidal Basin.
Phải chăng đó là sự hóa giải lòng hận thù thành tình hữu nghị vĩ đại nhất sau thế chiến thứ hai?
Hòa hợp để Yêu thương
Hòa hợp để yêu thương thế nào ư? Vừa dễ mà cũng vừa khó. Dễ vì bắt đầu lúc nào cũng được, nhưng khó nhất là con người ta có dám làm không. Ai, dân tộc nào, cộng đồng nào dám từ bỏ một định kiến cá nhân bằng một phổ quát toàn cầu, thay xây hạnh phúc quốc gia bằng hòa hợp và hữu hảo với cả thế giới?
Nếu tiếp tục sự ích kỷ của một người, một cộng đồng, hay một quốc gia thì sự chia cắt đất nước như bán đảo Triều Tiên sẽ còn mãi. Đau khổ trong chia ly thuộc về người dân, mất mát và đổ máu cũng thuộc về người dân.
Người Nhật tự do bay sang DC ngắm hoa anh đào vì đã biết xóa bỏ quá khứ đau đớn, dùng đó cho bài học tương lai.
Mải nghĩ, ba cha con tôi quay về bức tường chiến tranh Việt Nam lúc nào không biết. Những tấm đá như chìm dưới mặt đất, chôn đi quá khứ phũ phàng. Vài người cựu chiến binh già lặng lẽ tìm gì đó trên tường, thấy cả bóng mình và đất trời trong đó. Châu Âu không cần visa và tiêu một đồng tiền chung vì mười mấy quốc gia đã ngồi cùng nước Đức gây bao tội ác để bàn về một thứ mà cả nhân loại mong đợi, đó là toàn cầu hóa và hội nhập.
Có thể họ đang suy ngẫm về những gì đã mất, làm gì để đau thương ngày hôm qua không còn đeo đuổi.
Cuộc chiến Việt Nam đã kết thúc 39 năm. Nếu không biết hóa giải hận thù, xóa bỏ những định kiến cá nhân, để đặt quyền lợi dân tộc lên trên, thì chính người đang sống đã vô ơn những người đã khuất.
Máu của người đã trở về vĩnh viễn trong cát bụi hẳn không phải để nuôi dưỡng sự hận thù. Người nằm lại chiến trường cũng chính là để mầm sống nảy nở, đơm hoa kết trái, giúp cho sự hòa hợp để yêu thương đến sớm hơn với đồng loại.
(Theo Hiệu Minh)
(Ban biên tập đã biên tập lại nội dung cho phù hợp)
Kỷ niệm ngày thống nhất 30-4) - Có hận thù được hóa giải ngay sau bao nhiêu máu đổ. Có hận thù muốn hàn gắn phải mất vài thập kỷ. Xóa bỏ hận thù để hòa hợp và yêu thương, cũng là một cách nhân loại giúp nhau phát triển.
Cuối tuần trước, tôi đưa bọn trẻ ra chơi trên Quảng trường quốc gia (National Mall) ở Washington DC. Nơi đây, mỗi tượng đài, nhà tưởng niệm, khu vườn, viện bảo tàng hay hồ Tidal Basin đều mang một ý nghĩa đặc biệt.
Thả hồn trên quảng trường, chợt nghĩ về số phận các dân tộc được định đoạt khác nhau và đưa đến vị thế khác nhau chỉ vì cách hòa hợp và yêu thương rất khác nhau.
Chiến tranh Triều Tiên – nỗi ám ảnh 6 thập kỷ
Người viết bài này nhớ lại lần đầu đến thăm bức tường chiến tranh Triều Tiên. Ai mới nhìn qua cũng có thể biết sự khốc liệt của cuộc chiến vẫn còn đó. Tượng những người lính cầm súng xung trận, cuộc chiến tranh liên Triều khốc liệt vẫn như hiện lên trước mắt. Giống một ám ảnh, một định mệnh, tượng đài chiến tranh như chưa hề tan khói thuốc súng, nên tới nay bóng ma chiến tranh vẫn thoắt ẩn hiện, dù đã 60 năm trôi qua.
Sau sáu thập kỷ, Triều Tiên vẫn bị chia cắt. Chưa có hòa giải dân tộc nào thành công. Năm 1950, quân đội Bắc Triều Tiên tấn công Nam Triều Tiên để giải phóng đất nước. Liên Xô, Trung Quốc, rồi Mỹ tham chiến. Cuộc chiến tranh hao người tốn của cho cả hai phía cuối cùng vẫn kết thúc ở vĩ tuyến 38 như trước.
Bức tường Chiến tranh Việt Nam
Bom đạn dường như lúc nào cũng sẵn sàng nổ trên đất nước này. Xót xa hơn, trong thế kỷ 21 mà hàng chục triệu người dân vẫn sống nghèo khổ, một phần vì người ta chưa biết bao dung, tha thứ, đoàn kết, hòa hợp và yêu thương.
Bao nhiêu nước mắt đã rơi trên con đường nhỏ dưới chân tường hình chữ V. Có biết bao nhiêu người Mỹ đã từng chua xót, ngậm ngùi… khi đứng trước bức tường im lặng mà nói lên rất nhiều điều về kiếp người mỏng manh trước những hận thù, để chỉ nhìn thấy họ tên người thân yêu của mình, những người lính buộc phải chết trận cho những tham vọng… không phải của mình.
Họ tên 58 ngàn lính Mỹ tử trận được khắc lên những tấm đá hoa cương. Và cuộc chiến ấy cũng đã để lại mất mát vô cùng to lớn cho Việt Nam với mấy triệu người ngã xuống.
Đã có ba triệu du khách tới thăm viếng bức tường im lìm này hàng năm. Dù mùa Đông giá lạnh hay ngày Hè nóng bức, dù mùa Xuân hoa nở hay mùa Thu lá vàng. Chỉ nhìn những tấm đá lạnh lẽo cũng đủ thấy sự ám ảnh, sự lạnh buốt của cái chết và sự khốc liệt của cuộc chiến bên kia đại dương.
Người Mỹ đã hòa giải với Việt Nam. Ở thế giới bên kia, linh hồn những người tử trận của hai phía đã làm bạn với nhau và quên cả cuộc chiến tranh đó rồi. Nhưng trên mặt đất, đâu đó vẫn còn sự chia rẽ trong lòng của kẻ ở người đi, về mầu cờ hay bài hát. Chiến tranh đã lùi xa, thế nhưng hậu quả nặng nề vẫn còn khắp nơi. Bom mìn sót lại là nỗi ám ảnh cái chết rất có thể xảy ra bất ngờ ngay khi cuộc sống đã bình yên, và người ta đã tính, phải mất 400 năm nữa, mới có thể dọn sạch. Di chứng da cam để lại hệ lụy bi thảm cho hàng triệu người.
Vẫn còn tiếng vọng về hận thù làm át đi ý định hàn gắn. Đó mới là thứ bom mìn hay di chứng da cam nguy hiểm, dù trên bức tường chiến tranh không hề có biểu tượng súng ống. Chỉ có những phiến đá in rõ cả bầu trời lẫn hàng cây xanh.
Thế chiến thứ 2 và sự hòa nhập của Châu Âu
Nằm gần giữa National Mall là Đài tưởng niệm Chiến tranh Thế giới thứ hai với biểu tượng 50 bang nước Mỹ. Nửa triệu lính Mỹ đã bỏ mạng. Quanh đài phun nước hoành tráng hình bầu dục, du khách tưởng mình đang hòa nhập với thế giới hòa bình.
Cách đây hàng thế kỷ, người Đức từng tự hào là dân tộc thượng đẳng, không chấp nhận dân Do Thái thông minh hay quí tộc Ba Lan được sống chung dưới một bầu trời. Xích sắt của xe tăng, đại bác nổ đã cướp đi sinh mạng mấy chục triệu người.
Dân Do Thái bị thiêu trong lò. Người Ba Lan bị giết hại khoảng 6 triệu người, bằng 1/5 dân số. Sự căm thù đối với nước Đức là tột cùng.
Nhưng rồi đên một ngày, nước Đức phải giơ cờ trắng ra hàng Hồng quân Liên Xô ngay tại sào huyệt của chủ nghĩa phát xít. Nước Đức chia đôi bởi bức tường Berlin. Tây Berlin phát triển theo đúng qui luật kinh tế thị trường, Đông Berlin dù mạnh nhất phe XHCN cũng không thể nào sánh nổi với Tây Đức.
Ngày thống nhất nước Đức cuối cùng đã đến, dù muộn hơn 45 năm so với sự hòa giải Mỹ-Nhật. Ước mong thống nhất, tình yêu thương đã làm nên nước Đức hùng mạnh ngày nay.
Ba Lan, Tiệp khắc, Hungari cùng với các nước Tây Âu lập nên EU, một “quốc gia” châu Âu bao gồm các quốc gia, một sức mạnh kinh tế và quân sự của thế giới. Kẻ gây ra chiến tranh đã hối cải, sát cánh với những nạn nhân, quên quá khứ, hướng tới tương lai nên mới có hàng chục quốc gia tiêu chung đồng tiền euro và đi lại không cần visa.
Ý thức hệ Đức thượng đẳng, mặt trời nước Anh không lặn, niềm kiêu hãnh thuộc địa của Pháp, cuối cùng, đã không còn chỗ đứng trong EU này.
Tidal Basin – hồ nước yên bình hóa giải mối hận thù
Để có những cánh hoa mỏng manh rơi trên mặt hồ Tidal Basin phẳng lặng, hai dân tộc Mỹ – Nhật đã phải trải qua những sóng gió dài hàng thế kỷ. Khi tháng Tư và mùa Xuân về, hàng triệu du khách dạo quanh hồ Tidal Basin ngắm hoa anh đào Nhật nở rực rỡ giữa thủ đô Washington DC. Rất nhiều người từ Tokyo bay sang tận đây để chiêm ngưỡng những bông hoa có nguồn gốc từ chính đất nước họ. Thật lạ lùng, anh đào Nhật trồng bên DC, nở đẹp hơn trên núi Phú Sỹ.
Năm 1912, thành phố Tokyo tặng Washington DC một món quà 3000 cây hoa anh đào, thể hiện mối tình hữu nghị những năm tháng êm đềm. Sau Thế chiến II, vào năm 1965, người ta trồng thêm 3800 cây nữa để phủ kín xung quanh bờ hồ, những mong hoa anh đào giúp xoá đi nỗi đau chiến tranh tàn khốc giữa hai dân tộc.
Ngày 7-12-1941, người Nhật bất ngờ tấn công Trân Châu Cảng, phá tan căn cứ hải quân của Hoa Kỳ tại đảo Hawaii. Đây là trận đánh đi vào lịch sử chiến tranh thế giới thứ II và cũng mở đầu cho cuộc chiến Mỹ-Nhật. Tổng thống Franklin D. Roosevelt tuyên bố: “Ngày 7 tháng 12 năm 1941 sẽ mãi là một ngày ô nhục”.
Sau đó là cuộc chiến cướp đi sinh mạng hàng triệu người và được kết thúc bởi hai trái bom nguyên tử ném xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki. Khoảng hai trăm ngàn người bị thiêu cháy hoặc vùi trong đống gạch vun.
Thấy đất nước hoang tàn, vua Chiêu Hòa bất ngờ lên đài phát thanh tuyên bố đầu hàng không điều kiện. Đó là bước ngoặt của người da vàng dù người Nhật tưởng mặt trời không bao giờ tắt trên đất nước mình. Người Nhật vốn trọng nghĩa khí, thất bại trên không thể chấp nhận được. Cả dân tộc được nuôi dưỡng trong huyền thoại Thiên Chiếu Đại Thần.
Thiên Hoàng chuyển sang thành người của dương gian để hòa hợp hàng triệu người thất trận. Tướng Douglas MacArthur, chỉ huy lực lượng Đồng Minh, biết quên đi nỗi ô nhục Trân Châu Cảng, không truy tố vị vua nước Nhật.
Đó chính là chiếc chìa khóa mở ra tương lai cho một quốc gia bại trận tiến lên, trở thành cường quốc kinh tế thế giới sau 30 năm phát triển. Thủ đô Washington có thêm những cây anh đào, hoa nở đẹp mê hồn mỗi khi xuân đến bên Tidal Basin.
Phải chăng đó là sự hóa giải lòng hận thù thành tình hữu nghị vĩ đại nhất sau thế chiến thứ hai?
Hòa hợp để Yêu thương
Hòa hợp để yêu thương thế nào ư? Vừa dễ mà cũng vừa khó. Dễ vì bắt đầu lúc nào cũng được, nhưng khó nhất là con người ta có dám làm không. Ai, dân tộc nào, cộng đồng nào dám từ bỏ một định kiến cá nhân bằng một phổ quát toàn cầu, thay xây hạnh phúc quốc gia bằng hòa hợp và hữu hảo với cả thế giới?
Nếu tiếp tục sự ích kỷ của một người, một cộng đồng, hay một quốc gia thì sự chia cắt đất nước như bán đảo Triều Tiên sẽ còn mãi. Đau khổ trong chia ly thuộc về người dân, mất mát và đổ máu cũng thuộc về người dân.
Người Nhật tự do bay sang DC ngắm hoa anh đào vì đã biết xóa bỏ quá khứ đau đớn, dùng đó cho bài học tương lai.
Mải nghĩ, ba cha con tôi quay về bức tường chiến tranh Việt Nam lúc nào không biết. Những tấm đá như chìm dưới mặt đất, chôn đi quá khứ phũ phàng. Vài người cựu chiến binh già lặng lẽ tìm gì đó trên tường, thấy cả bóng mình và đất trời trong đó. Châu Âu không cần visa và tiêu một đồng tiền chung vì mười mấy quốc gia đã ngồi cùng nước Đức gây bao tội ác để bàn về một thứ mà cả nhân loại mong đợi, đó là toàn cầu hóa và hội nhập.
Có thể họ đang suy ngẫm về những gì đã mất, làm gì để đau thương ngày hôm qua không còn đeo đuổi.
Cuộc chiến Việt Nam đã kết thúc 39 năm. Nếu không biết hóa giải hận thù, xóa bỏ những định kiến cá nhân, để đặt quyền lợi dân tộc lên trên, thì chính người đang sống đã vô ơn những người đã khuất.
Máu của người đã trở về vĩnh viễn trong cát bụi hẳn không phải để nuôi dưỡng sự hận thù. Người nằm lại chiến trường cũng chính là để mầm sống nảy nở, đơm hoa kết trái, giúp cho sự hòa hợp để yêu thương đến sớm hơn với đồng loại.
(Theo Hiệu Minh)
(Ban biên tập đã biên tập lại nội dung cho phù hợp)
Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục vui lòng gửi về banbientap@nguyentandung.org
Xem thêm: Tin nóng, Tin nhanh, An ninh Quốc phòng, Quốc phòng, Biển Đông, Thông tin Giá vàng, Tin quân sự
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét