– Dịch sởi tiếp tục lây lan nghiêm trọng trong bệnh viện. Tại BV Nhi TƯ trong ngày 18/4 đã có tới 39 ca mắc sởi được chuyển tới từ các khoa khác. Trong ngày 18/4 cũng có thêm 2 ca sởi nặng xin về.
39 ca nhiễm chéo, BV thành ổ dịch
Bộ Y tế cho biết ngày 18/4, trong số 42 ca mắc sởi mới trong ngày tại BV Nhi TƯ thì chỉ có 3 ca nhập viện mới,còn lại 39 ca được chuyển tới từ khoa khác do lây nhiễm sởi trong quá trình điều trị. Trước đó, vào ngày 17/4, BV này cũng có 33 ca mắc sởi được chuyển tới từ khoa khác.
Thực tế này cho thấy bệnh viện Nhi TƯ hiện nay không khác gì một “ổ” dịch sởi.
Ông Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Chủ nhiệm chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia, cho biết BV Nhi TƯ hiện nay quá đông, “như hội làng” chứ không còn giống bệnh viện.
Trong khi đó, sởi là bệnh hô hấp dễ lây đến mức "đi qua đầu giường một đứa trẻ mắc sởi cũng có thể bị lây" nên nếu cứ giữ tình trạng lẫn lộn như hiện nay thì rất khó để chống lây nhiễm chéo.
Theo ông Hiển, với tính chất lây lan như vậy, lẽ ra BV Nhi TƯ cần có kế hoạch phân loại, sàng lọc bệnh nhân ngay từ khu vực khoa khám bệnh để cách ly ngay từ đầu. Việc mắc sởi rồi lại mắc các bệnh khác và ngược lại, mắc các bệnh khác rồi nhiễm sởi trong quá trình điều trị như một vòng luẩn quẩn khiến virus sởi ngày càng phát tán trên diện rộng.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế cần tuyên truyền cho người dân biết, chăm sóc tại nhà, chỉ khi có biến chứng nặng mới cần đến viện để giảm nhiễm chéo.
Trong khi đó, khi dịch đã lan tràn và BV đã thành “ổ dịch” thì đến ngày 17/4 vừa qua Bộ Y tế mới có công văn yêu cầu các BV tổ chức phân tuyến điều trị và thiết lập khu vực riêng để khám, điều trị bệnh nhân sởi (có biển cảnh báo), sàng lọc phân loại bệnh nhân!
Thêm bệnh nhi tử vong
Bộ Y tế cho biết trong ngày 18/4, cả nước ghi nhận thêm 120 trường hợp mắc sởi mới tại 31 tỉnh, thành phố. Trong đó có 2 bệnh nhi ở BV Nhi TƯ xin về vì tình trạng nặng. Cả 2 trường hợp này bị viêm phổi phế quản, đều dương tính với sởi, không có tiền sử tiêm phòng và đều dưới 9 tháng tuổi.
Như vậy, tính tới hết ngày 18/4 cả nước có 114 ca tử vong liên quan đến sởi (chưa kể 2 trường hợp xin về ở trên). Tuy nhiên, số tử vong sẽ tiếp tục gia tăng do hiện nay, chỉ tính tại 3 BV là Nhi TƯ, Bạch Mai và BV Bệnh Nhiệt đới TƯ thì đã có 27 bệnh nhân nặng, phải thở máy.
Hiện có 10 tỉnh, thành phố qua 21 ngày không ghi nhận bệnh nhân mắc sởi mới gồm: Hà Nam, Phú Thọ, Bắc Kạn, Nghệ An, Lai Châu, Cao Bằng, Yên Bái, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bến Tre.
Ông Trần Minh Điển, Phó GĐ BV Nhi TƯ cho biết BV đang cố gắng giảm tải bằng mọi cách, không riêng gì bệnh nhân sởi, để tránh lây nhiễm chéo và trong ngày 18/4 số bệnh nhân nhập viện mới có dấu hiệu giảm.
Bộ Y tế nhận định số bệnh nhân sởi nhập viện trong những ngày tới tại các BV tuyến TƯ có thể giảm dần do tăng cường phân tuyến điều trị ở các BV tuyến tỉnh và các gia đình nhận thức rõ hơn về nguy cơ lây nhiễm bệnh tại các BV tuyến TƯ.
Cẩm Quyên
39 ca nhiễm chéo, BV thành ổ dịch
Bộ Y tế cho biết ngày 18/4, trong số 42 ca mắc sởi mới trong ngày tại BV Nhi TƯ thì chỉ có 3 ca nhập viện mới,còn lại 39 ca được chuyển tới từ khoa khác do lây nhiễm sởi trong quá trình điều trị. Trước đó, vào ngày 17/4, BV này cũng có 33 ca mắc sởi được chuyển tới từ khoa khác.
Thực tế này cho thấy bệnh viện Nhi TƯ hiện nay không khác gì một “ổ” dịch sởi.
BV Nhi TƯ quá đông, bệnh nhân không được phân loại, sàng lọc ngay từ đầu nên rất nhiều trẻ bị nhiễm chéo sởi trong quá trình điều trị (Ảnh: C.Q) |
Trong khi đó, sởi là bệnh hô hấp dễ lây đến mức "đi qua đầu giường một đứa trẻ mắc sởi cũng có thể bị lây" nên nếu cứ giữ tình trạng lẫn lộn như hiện nay thì rất khó để chống lây nhiễm chéo.
Theo ông Hiển, với tính chất lây lan như vậy, lẽ ra BV Nhi TƯ cần có kế hoạch phân loại, sàng lọc bệnh nhân ngay từ khu vực khoa khám bệnh để cách ly ngay từ đầu. Việc mắc sởi rồi lại mắc các bệnh khác và ngược lại, mắc các bệnh khác rồi nhiễm sởi trong quá trình điều trị như một vòng luẩn quẩn khiến virus sởi ngày càng phát tán trên diện rộng.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế cần tuyên truyền cho người dân biết, chăm sóc tại nhà, chỉ khi có biến chứng nặng mới cần đến viện để giảm nhiễm chéo.
Trong khi đó, khi dịch đã lan tràn và BV đã thành “ổ dịch” thì đến ngày 17/4 vừa qua Bộ Y tế mới có công văn yêu cầu các BV tổ chức phân tuyến điều trị và thiết lập khu vực riêng để khám, điều trị bệnh nhân sởi (có biển cảnh báo), sàng lọc phân loại bệnh nhân!
Thêm bệnh nhi tử vong
Bộ Y tế cho biết trong ngày 18/4, cả nước ghi nhận thêm 120 trường hợp mắc sởi mới tại 31 tỉnh, thành phố. Trong đó có 2 bệnh nhi ở BV Nhi TƯ xin về vì tình trạng nặng. Cả 2 trường hợp này bị viêm phổi phế quản, đều dương tính với sởi, không có tiền sử tiêm phòng và đều dưới 9 tháng tuổi.
Như vậy, tính tới hết ngày 18/4 cả nước có 114 ca tử vong liên quan đến sởi (chưa kể 2 trường hợp xin về ở trên). Tuy nhiên, số tử vong sẽ tiếp tục gia tăng do hiện nay, chỉ tính tại 3 BV là Nhi TƯ, Bạch Mai và BV Bệnh Nhiệt đới TƯ thì đã có 27 bệnh nhân nặng, phải thở máy.
Hiện còn 27 trẻ mắc sởi nặng đang phải thở máy (Ảnh: C.Q) |
Ông Trần Minh Điển, Phó GĐ BV Nhi TƯ cho biết BV đang cố gắng giảm tải bằng mọi cách, không riêng gì bệnh nhân sởi, để tránh lây nhiễm chéo và trong ngày 18/4 số bệnh nhân nhập viện mới có dấu hiệu giảm.
Bộ Y tế nhận định số bệnh nhân sởi nhập viện trong những ngày tới tại các BV tuyến TƯ có thể giảm dần do tăng cường phân tuyến điều trị ở các BV tuyến tỉnh và các gia đình nhận thức rõ hơn về nguy cơ lây nhiễm bệnh tại các BV tuyến TƯ.
Cẩm Quyên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét