Trang

Nhãn

Chủ Nhật, 13 tháng 4, 2014

Mấy suy nghĩ về truyền thông và báo chí (ttxva.net/)

baochi
Phương tây với một nền giáo dục khai phóng (khai sáng) về mặt tư duy, tôn trọng quan điểm cá nhân đã tạo nền tảng căn bản cho công luận và công luận giám sát Tam quyền.
Nhà báo thường có tâm lý mình nắm quyền lực thứ tư. Tức là ngoài Tam quyền: Lập Pháp – Hành Pháp – Tư Pháp thì còn quyền lực thứ 4 là báo chí, nào là định hướng dư luận, nào là khai trí, nào là khuyến đức…
Nhầm! Quyền lực thứ 4 là công luận (chứ không phải dư luận). Dư luận là đống rơm dễ bắt lửa, để trở thành công luận còn là một quãng xa về mặt tư duy của cả một xã hội.
Trải nghiệm bất ngờ
Hồi 2007, nổ ra vụ con trai Hai Công (bí thư Huyện ủy Tân Uyên) múa kiếm tại sân bay Đà Nẵng. Báo chí lao vào đánh đấm, tơi bời khói lửa nào là Hai Công bảo kê xe vua, nào là biệt thự khủng của Hai Công đủ các kiểu. Mình điên máu bảo: “Đứng đầu một huyện mà như thế, dân mất nhờ, phen này ông vào ném cục gạch cho mày chết hẳn”.
Cách thị trấn ước chừng 1km, vào quán cà phê lúp xúp bên đường nghỉ tạm. Cùng lúc đó có mấy người nông dân đi làm về, mình bắt chuyện hỏi han, rồi đó cà kê về Hai Công. Mấy ông nông dân bảo: Ngày xưa ông ấy vận quần xà lỏn, cắp bánh mỳ đi trồng cao su rồi cất cái nhà to thế kia; chúng tôi học theo giờ cũng được cái nhà to như nhà ông ấy.
Hôm gặp nhà đầu tư của Khu công nghiệp Nam Tân Uyên, rượu vào hỏi chuyện Hai Công. Lão ấy bảo: Không có ông ấy giờ làm sao chúng tôi có khu công nghiệp này? Nói không quá chứ san đất ầm ầm, xe cộ tứ tung, nhiều khi phải nhờ bên anh ấy gỡ tạm biển giới hạn trọng tải đi đấy. Giờ thì Nam Tân Uyên “ngon” rồi.
Vài bữa sau mình gặp ông Trần Văn Nam, tân Bí thư huyện ủy Tân Uyên (giờ là Phó chủ tịch tỉnh): Cũng lại cà kê bắt chuyện Hai Công. Ông ấy bảo: Tân Uyên phải phát triển công nghiệp thôi Quang à, nếu không có những quyết sách của người đi trước thì …?
Nhưng Hai Công đứt luôn sinh mạng chính trị còn cánh nhà báo thì hỉ hả.
Truyền thông phải “lạnh”
Thế giới đi trước ta rất nhiều, báo chí đã chuyển hướng thành công nghiệp truyền thông. Nội dung hay, sắc sảo không phải là đã được, anh còn phái cosd, seo gì gì đó nữa. Mà cái Seo lại là tư duy của một nhà chiến lược trong kinh doanh. Ở mình thì nhiều tòa báo cái tối thiểu là giao diện chuẩn với tìm kiếm google cũng không quan tâm.
truyenthongphuongtay
Đẳng cấp cao nhất của truyền thông là tạo sự kiện. Nhưng nhà báo mang tâm lý sở hữu quyền lực thứ 4 và cả duy tình phương Đông nên lồng tình cảm của mình trong bài viết (sự kiện). Có bé xé to, có ít suýt nhiều, “phi hành mỡ cho thơm sự kiện” có khi trò chơi của người ta lại thành sự kiện hãi hùng khiến cả triệu người rơi nước mắt, thắt con tim.
Cái đó hợp với người đọc chưa trưởng thành về tư duy. Bản thân sự kiện đó không chân thật. Làm truyền thông phải “lạnh” đó là đạo đức của nghề – bởi cảm xúc cá nhân của anh sẽ chi phối tâm lý, tư duy cộng đồng, làm lệch lạc và nó có thể quay lại giết chết anh.
BBC truyền thông cực tốt, đeo bám sự kiện rất ghê gớm. Nhưng đứng trước những sự kiện lớn họ thường sử dụng thủ thuật “nhét chữ vào mồm” có nghĩa là phỏng vấn (mà phỏng vấn đa dạng, nhiều người, nhiều góc cạnh). Tin bài họ đưa ra mặc sức cho dư luận luận bàn họ không can thiệp. Cũng không mấy khi nghe thấy nói tới nhà báo BBC hay nhà báo CNN… chỉ nghe nói đến thông tín viên, phóng viên, tức là những người làm công việc cung cấp thông tin cho người đọc.
Họ nắm rất vững các nguyên tắc truyền thông và thực thi nguyên tắc đến độ lạnh lùng.
Bước chân vào làm truyền thông, anh buộc phải chấp nhận quy luật cạnh tranh tự nhiên trong hành trình nâng cấp tư duy. Những cái ngớ ngẩn sẽ “chết” để mầm xanh đâm chồi; không ai “bao cấp” mãi cho những èo uột tư duy. Hãy để qua cạnh tranh, tư duy mỗi con người sẽ trưởng thành và như thế nghĩa là truyền thông đã góp phần cho sự hình thành của “công luận”.
THEO OFVIET

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét