Vụ điều tra Chu Vĩnh Khang nhận hối lộ làm lộ rõ tình trạng của đảng Cộng sản Trung Quốc
Tags: hối lộ, tham nhũng, thối rữa, đàn áp
Michael Sainsbury từ Bangkok
Việc Chu Vĩnh Khang, cựu bộ trưởng công an Trung Quốc, sắp bị thanh trừng làm ta nhớ lại câu tục ngữ nổi tiếng của Trung Quốc: “Cá thối từ trên đầu xuống”.
Kể từ cuộc thanh trừng sau khi Mao Trạch Đông qua đời năm 1976, hiện nay ông Chu là viên chức cấp cao nhất trong đảng Cộng sản Trung Quốc bị Ủy ban Kỷ luật trung ương đảng sờ gáy. Ông là cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị (PBSC) đầu tiên bị đuổi ra khỏi đảng Cộng sản Trung Quốc. Vụ này còn liên quan đến khoảng 300 đồng minh và thân nhân của ông và Trung Quốc đã tịch thu tổng số tài sản trị giá 14,5 tỷ Mỹ kim.
Ông Chu là nạn nhân chính của chiến dịch chống tham nhũng quảng bá phô trương của lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình. Vụ xét xử ông Chu toàn nói về tiền bạc và tham nhũng, có ý thể hiện nhà cải cách Tập Cận Bình, từng hứa bắt “hổ” như Chu cũng như “ruồi” (quan chức cấp thấp hơn) đang dọn dẹp nhà cửa một cách ngoạn mục và không thương xót, và ít ra là một cách chính thức, vì tất cả các lý do chính đáng. Đây là chiến dịch lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc, thế nhưng chắc chắn nó chẳng đi về đâu nếu không cải cách chính trị.
Ngay từ đầu Trung Quốc phải tiến hành đề ra quy định pháp luật, thành lập các tổ chức độc lập như cơ quan kiểm soát và giám sát tư pháp và tài chính, cũng như phi chính trị hóa lực lượng công an và các đơn vị vũ trang. Nhưng rõ ràng ông Tập đã bỏ qua điều đó.
Thực ra, việc này hoàn toàn là vì chính trị. Một mặt, ông Chu là nhà kỳ cựu có gương mặt lạnh lùng trong ngành dầu khí, cơ sở quyền lực của ông, không may mắn theo nhầm bên với Bạc Hy Lai, cựu ủy viên Bộ Chính trị dính líu đến một loạt các tội quan hệ bất chính, đầu độc và tham nhũng. Ông Chu muốn ủng hộ ông Bạc giành lại chức vụ cũ nhưng ông Tập đã bãi bỏ khỏi PBSC khi cắt giảm từ 9 ủy viên dưới thời Hồ Cẩm Đào xuống chỉ còn 7.
Tuy nhiên ông Chu bị tước bỏ quyền lực là thích đáng, khi có nhiều người tham gia chính trị trong nước. Ông là động lực chính đằng sau chính sách “giữ gìn ổn định” dưới chế độ Hồ Cẩm Đào, uyển ngữ dùng đàn áp những người phản đối và bất đồng chính kiến bằng bất kỳ biện pháp nào có thể.
Có thể nói ông Chu là kẻ giết người hàng loạt. Dưới sự giám sát của ông, hàng ngàn người đã bị hành quyết bởi hệ thống tư pháp bù nhìn của Trung Quốc, do thẩm phán, bồi thẩm đoàn, công tố viên và công an đều nằm dưới sự chỉ đạo của Ủy ban Chính trị và pháp luật của đảng Cộng sản, do ông làm chủ tịch trong thời ông Hồ Cẩm Đào.
Chúng ta sẽ không bao giờ biết có bao nhiêu công dân Trung Quốc nữa đã bị Ủy ban An ninh nhà nước kinh hãi của quốc gia này giết chết, công an chìm của nước này được chính quyền cho phép bắt cóc, tra tấn, làm giả bằng chứng và giết người ngoài pháp luật.
Ông Chu là nạn nhân của chính hệ thống tư pháp bù nhìn không có nguyên tắc xét xử công bằng đó. Lần cuối cùng người ta nhìn thấy ông xuất hiện trước công chúng là vào ngày 12-10, sau khi có tin ông Tập ra lệnh điều tra ông và các chiến hữu của ông. Dưới sự lãnh đạo của ông Chu, vô số người bị tống giam mà không được xét xử công bằng, và dựa trên bằng chứng hời hợt hay giả mạo và kết quả xét xử được định trước. Hãy xem ông ta cảm thấy như thế nào một khi rơi vào tình huống của những người đó, bị còng, xích tay – phạm tội cho đến khi bạn được chứng minh có tội.
Thật thú vị là Giang Trạch Dân, người ủng hộ ông Tập làm lãnh đạo và là người lèo lái đất nước này trong 13 năm (1989-2002) khi chủ nghĩa tư bản thân hữu ở Trung Quốc phát triển mạnh mẽ, đã thúc giục ông Tập đè nén chiến dịch chống tham nhũng, theo tờ Financial Times đưa tin trong tuần này. Không có gì ngạc nhiên ở đây. Xét cho cùng không ai muốn tay chân của mình bị giam giữ.
Một thành quả nổi bật nữa của ông Chu khi còn nắm quyền lực gieo rắc nỗi kinh hoàng cho mọi người là việc chỉ đạo đàn áp các nhóm thiểu số và các nhà chỉ trích chính quyền. Cùng với Hồ Cẩm Đào, ông Chu chịu trách nhiệm chính trong chiến dịch khủng bố và đàn áp (và hủy hoại văn hóa) sau tháng 7-2009, dùng chống người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Chiến dịch này còn kéo dài cho đến ngày nay, và cuộc đàn áp và hủy hoại văn hóa Tây Tạng hiện nay cũng vậy.
Ông Chu đàn áp thẳng tay những người vận động cho các quyền cơ bản của con người. Xin lấy một vài thí dụ như những người hành đạo, đặc biệt là các Kitô hữu thuộc Giáo hội “bí mật”, và những người sống chung với HIV bị nhiễm bệnh do các viên chức chính quyền cố ý mua máu bị nhiễm bệnh rồi cung cấp cho các bệnh viện.
Ông Chu đã bắt giam Chen Guangcheng, nhà vận động khiếm thị kêu gọi xóa bỏ nạn phá thai và triệt sản bắt buộc do nhà nước ban hành. Ngay sau khi ông ra mặt phản đối, ông cùng gia đình bị quản thúc một cách đặc biệt cho đến khi ông may mắn trốn được đến tòa đại sứ Mỹ ở Bắc Kinh và sau đó được di cư sang Mỹ.
Ông Chu còn thường xuyên chỉ huy một hệ thống đàn áp bất kỳ người nào ủng hộ việc từng bước thay đổi hệ thống cho phép tất cả những điều nói trên trong hòa bình (chẳng hạn như người được nhận giải Nobel Hòa bình bị ngồi tù Liu Xiaobo). Bất kỳ người nào hoạt động trong vùng nguy hiểm đó đều có thể bị một trong những tay chân của ông Chu gõ cửa nhà vào bất cứ lúc nào và bất cứ ngày nào. Ông Chu không chỉ muốn tiêu diệt những người này mà còn cả bạn bè, con cái và bố mẹ họ nữa.
Hàng ngàn doanh nhân làm việc chăm chỉ không may cản trở lợi ích tài chính của một đảng viên đã bị trắng tay sau khi nhiều năm đôi khi nhiều thập niên làm việc vất vả bị phá hủy hay tịch thu, tất cả đều nằm trong quyền quyết định của ông Chu.
Dưới sự giám sát của ông Chu, quy mô an ninh nội địa của Trung Quốc vượt trội quy mô của Quân đội Giải phóng nhân dân. Điều đó tự nó bộc lộ rõ sự đàn áp tại Trung Quốc Cộng sản và đảng Cộng sản có thể giữ vững được bao lâu.
Bằng cách loại trừ một đảng viên từng được xem là không thể đụng đến được vốn được mong đợi từ lâu nhưng không được thông báo chính thức này, ông tập đã chứng tỏ mình là lãnh đạo mạnh nhất của Trung Quốc ít nhất là kể từ thời Đặng Tiểu Bình. Ông đã có một số tiến bộ (Loại trừ ông Chu không phải là sự tiến bộ; thực ra hoàn toàn ngược lại. Nó gợi nhớ đến các cuộc thanh trừng của Mao Trạch Đông.) nhưng vẫn còn nhiều bàn cãi liệu ông có sử dụng quyền lực cách khôn ngoan hay không.
Qua tất cả những gì ông Tập thể hiện trong chiến dịch chống tham nhũng, nếu đảng Cộng sản vẫn còn nắm quyền kiểm soát nó sẽ tiếp tục đi trên con đường hoang tưởng, ngoan cố và bạo lực. Về nhiều phương diện, ông Chu là sản phẩm cuối cùng của một hệ thống mà mối đe dọa lớn nhất của nó lại là chính hệ thống do nó tạo ra.
Việc nói xấu ông Chu sẽ do Ban Tuyên truyền chỉ đạo trên báo chí nhà nước Trung Quốc, vốn từng hết lời ca ngợi ông. Giờ đây khi bạn đọc các câu truyện đầy kinh ngạc về những nhà xe chứa 30 xe hơi, các tài khoản lớn ở ngân hàng Thụy Sĩ, các ngôi biệt thự xứng tầm với khu Antebellum South ở Mỹ và vô số tình nhân xức nước hoa hiệu Versace thơm ngát, hãy nhớ rằng ông Chu giống như những người bị chọn ra để khử trừ trước đó, đã tự rơi vào bẫy do chính mình đặt ra.
Rồi dành thời gian để suy nghĩ về các nạn nhân của ông ta – các nạn nhân của một đảng phái thối rữa khuyến khích và cho phép những kẻ xấu xa như Chu Vĩnh Khang tiếp tục phục vụ lợi ích như thế nhiều hơn. Đừng nghĩ việc này có gì liên quan đến người dân.
Michael Sainbury là nhà báo và là bình luận viên sống ở Bangkok
Kể từ cuộc thanh trừng sau khi Mao Trạch Đông qua đời năm 1976, hiện nay ông Chu là viên chức cấp cao nhất trong đảng Cộng sản Trung Quốc bị Ủy ban Kỷ luật trung ương đảng sờ gáy. Ông là cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị (PBSC) đầu tiên bị đuổi ra khỏi đảng Cộng sản Trung Quốc. Vụ này còn liên quan đến khoảng 300 đồng minh và thân nhân của ông và Trung Quốc đã tịch thu tổng số tài sản trị giá 14,5 tỷ Mỹ kim.
Ông Chu là nạn nhân chính của chiến dịch chống tham nhũng quảng bá phô trương của lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình. Vụ xét xử ông Chu toàn nói về tiền bạc và tham nhũng, có ý thể hiện nhà cải cách Tập Cận Bình, từng hứa bắt “hổ” như Chu cũng như “ruồi” (quan chức cấp thấp hơn) đang dọn dẹp nhà cửa một cách ngoạn mục và không thương xót, và ít ra là một cách chính thức, vì tất cả các lý do chính đáng. Đây là chiến dịch lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc, thế nhưng chắc chắn nó chẳng đi về đâu nếu không cải cách chính trị.
Ngay từ đầu Trung Quốc phải tiến hành đề ra quy định pháp luật, thành lập các tổ chức độc lập như cơ quan kiểm soát và giám sát tư pháp và tài chính, cũng như phi chính trị hóa lực lượng công an và các đơn vị vũ trang. Nhưng rõ ràng ông Tập đã bỏ qua điều đó.
Thực ra, việc này hoàn toàn là vì chính trị. Một mặt, ông Chu là nhà kỳ cựu có gương mặt lạnh lùng trong ngành dầu khí, cơ sở quyền lực của ông, không may mắn theo nhầm bên với Bạc Hy Lai, cựu ủy viên Bộ Chính trị dính líu đến một loạt các tội quan hệ bất chính, đầu độc và tham nhũng. Ông Chu muốn ủng hộ ông Bạc giành lại chức vụ cũ nhưng ông Tập đã bãi bỏ khỏi PBSC khi cắt giảm từ 9 ủy viên dưới thời Hồ Cẩm Đào xuống chỉ còn 7.
Tuy nhiên ông Chu bị tước bỏ quyền lực là thích đáng, khi có nhiều người tham gia chính trị trong nước. Ông là động lực chính đằng sau chính sách “giữ gìn ổn định” dưới chế độ Hồ Cẩm Đào, uyển ngữ dùng đàn áp những người phản đối và bất đồng chính kiến bằng bất kỳ biện pháp nào có thể.
Có thể nói ông Chu là kẻ giết người hàng loạt. Dưới sự giám sát của ông, hàng ngàn người đã bị hành quyết bởi hệ thống tư pháp bù nhìn của Trung Quốc, do thẩm phán, bồi thẩm đoàn, công tố viên và công an đều nằm dưới sự chỉ đạo của Ủy ban Chính trị và pháp luật của đảng Cộng sản, do ông làm chủ tịch trong thời ông Hồ Cẩm Đào.
Chúng ta sẽ không bao giờ biết có bao nhiêu công dân Trung Quốc nữa đã bị Ủy ban An ninh nhà nước kinh hãi của quốc gia này giết chết, công an chìm của nước này được chính quyền cho phép bắt cóc, tra tấn, làm giả bằng chứng và giết người ngoài pháp luật.
Ông Chu là nạn nhân của chính hệ thống tư pháp bù nhìn không có nguyên tắc xét xử công bằng đó. Lần cuối cùng người ta nhìn thấy ông xuất hiện trước công chúng là vào ngày 12-10, sau khi có tin ông Tập ra lệnh điều tra ông và các chiến hữu của ông. Dưới sự lãnh đạo của ông Chu, vô số người bị tống giam mà không được xét xử công bằng, và dựa trên bằng chứng hời hợt hay giả mạo và kết quả xét xử được định trước. Hãy xem ông ta cảm thấy như thế nào một khi rơi vào tình huống của những người đó, bị còng, xích tay – phạm tội cho đến khi bạn được chứng minh có tội.
Thật thú vị là Giang Trạch Dân, người ủng hộ ông Tập làm lãnh đạo và là người lèo lái đất nước này trong 13 năm (1989-2002) khi chủ nghĩa tư bản thân hữu ở Trung Quốc phát triển mạnh mẽ, đã thúc giục ông Tập đè nén chiến dịch chống tham nhũng, theo tờ Financial Times đưa tin trong tuần này. Không có gì ngạc nhiên ở đây. Xét cho cùng không ai muốn tay chân của mình bị giam giữ.
Một thành quả nổi bật nữa của ông Chu khi còn nắm quyền lực gieo rắc nỗi kinh hoàng cho mọi người là việc chỉ đạo đàn áp các nhóm thiểu số và các nhà chỉ trích chính quyền. Cùng với Hồ Cẩm Đào, ông Chu chịu trách nhiệm chính trong chiến dịch khủng bố và đàn áp (và hủy hoại văn hóa) sau tháng 7-2009, dùng chống người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Chiến dịch này còn kéo dài cho đến ngày nay, và cuộc đàn áp và hủy hoại văn hóa Tây Tạng hiện nay cũng vậy.
Ông Chu đàn áp thẳng tay những người vận động cho các quyền cơ bản của con người. Xin lấy một vài thí dụ như những người hành đạo, đặc biệt là các Kitô hữu thuộc Giáo hội “bí mật”, và những người sống chung với HIV bị nhiễm bệnh do các viên chức chính quyền cố ý mua máu bị nhiễm bệnh rồi cung cấp cho các bệnh viện.
Ông Chu đã bắt giam Chen Guangcheng, nhà vận động khiếm thị kêu gọi xóa bỏ nạn phá thai và triệt sản bắt buộc do nhà nước ban hành. Ngay sau khi ông ra mặt phản đối, ông cùng gia đình bị quản thúc một cách đặc biệt cho đến khi ông may mắn trốn được đến tòa đại sứ Mỹ ở Bắc Kinh và sau đó được di cư sang Mỹ.
Ông Chu còn thường xuyên chỉ huy một hệ thống đàn áp bất kỳ người nào ủng hộ việc từng bước thay đổi hệ thống cho phép tất cả những điều nói trên trong hòa bình (chẳng hạn như người được nhận giải Nobel Hòa bình bị ngồi tù Liu Xiaobo). Bất kỳ người nào hoạt động trong vùng nguy hiểm đó đều có thể bị một trong những tay chân của ông Chu gõ cửa nhà vào bất cứ lúc nào và bất cứ ngày nào. Ông Chu không chỉ muốn tiêu diệt những người này mà còn cả bạn bè, con cái và bố mẹ họ nữa.
Hàng ngàn doanh nhân làm việc chăm chỉ không may cản trở lợi ích tài chính của một đảng viên đã bị trắng tay sau khi nhiều năm đôi khi nhiều thập niên làm việc vất vả bị phá hủy hay tịch thu, tất cả đều nằm trong quyền quyết định của ông Chu.
Dưới sự giám sát của ông Chu, quy mô an ninh nội địa của Trung Quốc vượt trội quy mô của Quân đội Giải phóng nhân dân. Điều đó tự nó bộc lộ rõ sự đàn áp tại Trung Quốc Cộng sản và đảng Cộng sản có thể giữ vững được bao lâu.
Bằng cách loại trừ một đảng viên từng được xem là không thể đụng đến được vốn được mong đợi từ lâu nhưng không được thông báo chính thức này, ông tập đã chứng tỏ mình là lãnh đạo mạnh nhất của Trung Quốc ít nhất là kể từ thời Đặng Tiểu Bình. Ông đã có một số tiến bộ (Loại trừ ông Chu không phải là sự tiến bộ; thực ra hoàn toàn ngược lại. Nó gợi nhớ đến các cuộc thanh trừng của Mao Trạch Đông.) nhưng vẫn còn nhiều bàn cãi liệu ông có sử dụng quyền lực cách khôn ngoan hay không.
Qua tất cả những gì ông Tập thể hiện trong chiến dịch chống tham nhũng, nếu đảng Cộng sản vẫn còn nắm quyền kiểm soát nó sẽ tiếp tục đi trên con đường hoang tưởng, ngoan cố và bạo lực. Về nhiều phương diện, ông Chu là sản phẩm cuối cùng của một hệ thống mà mối đe dọa lớn nhất của nó lại là chính hệ thống do nó tạo ra.
Việc nói xấu ông Chu sẽ do Ban Tuyên truyền chỉ đạo trên báo chí nhà nước Trung Quốc, vốn từng hết lời ca ngợi ông. Giờ đây khi bạn đọc các câu truyện đầy kinh ngạc về những nhà xe chứa 30 xe hơi, các tài khoản lớn ở ngân hàng Thụy Sĩ, các ngôi biệt thự xứng tầm với khu Antebellum South ở Mỹ và vô số tình nhân xức nước hoa hiệu Versace thơm ngát, hãy nhớ rằng ông Chu giống như những người bị chọn ra để khử trừ trước đó, đã tự rơi vào bẫy do chính mình đặt ra.
Rồi dành thời gian để suy nghĩ về các nạn nhân của ông ta – các nạn nhân của một đảng phái thối rữa khuyến khích và cho phép những kẻ xấu xa như Chu Vĩnh Khang tiếp tục phục vụ lợi ích như thế nhiều hơn. Đừng nghĩ việc này có gì liên quan đến người dân.
Michael Sainbury là nhà báo và là bình luận viên sống ở Bangkok
- Quyền của người Việt ở Campuchia còn bị lạm dụng rất nhiều Apr 06, 2014
- Vị giám mục đứng lên từ chối đảng Cộng sản Trung Quốc Apr 03, 2014
- Sau khi giải nhiệm 'vị Giám mục xa hoa’, điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? Mar 31, 2014
- Các nhà phân tích đánh giá thấp cuộc gặp gỡ của Đức Giáo Hoàng với ông Obama Mar 30, 2014
- Trung Quốc áp dụng đường lối cứng rắn nhất cho các nhóm thiểu số Mar 28, 2014
- Bất hòa giữa các nước đứng đầu có thể khiến thế giới không có người lèo lái Mar 27, 2014
- Đức Thánh Cha Phanxicô biểu lộ khía cạnh con người của mình Mar 24, 2014
- Giáo hội đứng trước thách thức của các thành phố lớn Mar 21, 2014
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét