... ... ...
Nhưng người ta không phản ứng bởi vì trong vô thức người ta đã lấy quyết định gạt bỏ đất nước ra khỏi đời mình. Dân chủ, tự do cho không thì lấy chứ nhổ một sợi lông chân cho đất nước cũng không làm. Mỗi người chỉ lo giải quyết những vấn đề cá nhân của mình bằng những giải pháp cá nhân. Chúng ta không còn suy nghĩ chung, phản xạ tập thể và tinh thần quốc gia dân tộc. Đa số người Việt đã quay lưng lại với đất nước. Vấn đề cấp bách hiện nay là hòa giải người Việt nam với đất nước Việt nam.
Trong sự thiếu vắng của một lực lượng chính trị đúng đắn, sự suy yếu của cả hai chế độ Trịnh, Nguyễn cuối cùng đã chỉ để lại một khoảng trống quyền lực và một xã hội tan rã. Đảng cướp Tây Sơn, một đảng cướp thuần túy, không có bất cứ một dự án chính trị nào, đã cướp được chính quyền nhờ mưu lược và gan dạ. Họ đã cai trị đất nước một cách tàn bạo, để rồi cũng bị tiêu diệt một cách tàn bạo sau một cuộc nội chiến đẫm máu. Chúng ta biết những gì đã xảy ra sau đó: nước Việt nam kiệt quệ và đã thất bại dễ dàng trong cuộc xâm lăng của một đạo quân Pháp ít ỏi.
Ngày nay hơn hai thế kỷ sau, chúng ta đang đứng trước một tình trạng tương tự. Các tiếp xúc dồn dập với thế giới bên ngoài và các phương tiện truyền thông ngày càng hiện đại đã khiến khát vọng tự do dân chủ lên cao;
... ... ...
Nhưng thảm kịch đã xảy ra hơn hai thế kỷ trước và thảm kịch có thể sẽ xảy ra sắp tới có thể chỉ giống nhau tới đó thôi chứ không thể giống nhau ở giai đoạn tiếp theo. Xã hội Việt nam ngày nay đã quá phức tạp và con người Việt nam ngày nay cũng quá khôn ngoan để một người hay một băng đảng dù mưu mô đến đều có thể gom thu về một mối mà không cần một dự án chính trị đúng đắn. Nước Việt nam có thể bị rã nát thành nhiều mảnh, dưới sự kiểm soát của nhiều thế lực với những quyền lợi khác nhau và những chỗ dựa khác nhau, như chúng ta đã chứng kiến tại một số nước châu Phi. Lúc đó, trong một thế giới ngày càng toàn cầu hóa, với ý niệm quốc gia dân tộc ngày càng bị tương đối hóa, sẽ chẳng có bao nhiêu người còn đủ tha thiết và quyết tâm để thống nhất lại đất nước. Vả lại có muốn cũng không được vì thống nhất là một điều rất khó thực hiện. Tôi có thể quả quyết điều này theo kinh nghiệm cá nhân: việc thống nhất các lực lượng rất thân hữu với nhau và có tất cả mọi lý do để kết hợp với nhau cũng đã quá khó rồi?
Việt nam có thể bị xóa bỏ như một quốc gia không? Nhiều người quả quyết là không, và tôi cũng tin như vậy. Nhưng điều đó chưa chắc đã đáng mừng. Còn có một điều quan trọng hơn sự tồn vong của quốc gia Việt nam, đó là cái trở thành của khối 80 triệu người Việt. Sự hấp hối của một quốc gia kéo dài rất lâu, hàng thế kỷ. ... .... Và khối người Việt nam sẽ ra sao? Sẽ chỉ có một số rất nhỏ tìm được quê hương mới tại những quốc gia dân chủ văn minh, trong số rất nhỏ này cũng sẽ chỉ có một số rất nhỏ hội nhập được thực sự vào xá hội mới, số còn lại sẽ chỉ là những công dân hạng thứ. Nhưng đó là những người may mắn. Đại bộ phận người Việt sẽ sống làm lũi, bơ vơ ngay trên đất nước mình dưới cái nhìn vừa thương hại vừa khinh khi của thế giới.
Nhất định chúng ta phải giữ lấy đất nước Việt nam, ít nhất vì chính quyền lợi của chúng ta. Thế giới tương lai sẽ không phải là thế giới của những con người vô tổ quốc, đó sẽ là thế giới của những quốc gia thân hữu. Quốc gia là một bảo đảm và một không gian tương trợ cần thiết cho cố gắng chung và thành công chung. Quốc gia là môi trường tự nhiên cho mỗi người để phát triển, như khu rừng cần cho con cọp để vùng vẫy. Và quốc gia cũng là một tình yêu để sống có hạnh phúc như cái hôn của mẹ cần cho một đứa trẻ để lớn lên.
Muốn giữ vững đất nước phải làm lại đất nước. Và muốn làm lại đất nước chúng ta không thể thiếu lòng yêu nước và tinh thần trách nhiệm. Đó là chìa khóa của vấn đề. Nhưng làm thế nào đễ phục hồi lại lòng yêu nước?
Trước hết mỗi người Việt nam phải ăn năn và sám hồi. An~năn vì chúng ta, mỗi người chúng ta, đã ngây thơ coi tổ quốc như là vô tận, không thể hao mòn và đã không quan tâm làm cho tổ quốc ngày một vững mạnh hơn và đáng yêu hơn. Hay vì chúng ta đã khờ khạo nghĩ rằng mình có thể tự giải quyết các vấn đề cá nhân của mình bằng những giải pháp cá nhân như luồn lách, móc ngoặc, hối lộ, bỏ nước ra đi, v.v... mà không ý thức rằng phải có một giải pháp chung cho thảm kịch chung của 80 triệu người cùng một lịch sử, văn hóa và cùng một số phận. Hay vì chúng ta sẽ không đủ thông minh để thấy cần kết hợp với nhau, chung sức chung lòng để cùng làm lại đất nước. Mỗi người ..., tranh đấu một mình hay hài lòng với những tổ chức bỏ túi. Chúng ta đã tự cho mình vai trò quá cao bởi vì trí tuệ chúng ta quá thấp.
Hay vì chúng ta đã khiếp nhược, đã không dám chống lại sự tồi dở và sự bạo ngược, đã cúi đầu, đã giả câm giả điếc để được yên thân.
Hay vì, một cách giản dị, chúng ta đá sai lầm lớn khi nghĩ rằng đất nước không cần thiết lắm cho đời mình.
Sau đó, chính tổ quốc phải nhận lỗi về những đầy đọa đã gây ra cho các con mình, và tự sửa đổi. Tổ quốc phải rời bỏ bàn thờ thiêng liêng, tối cao và vô trách nhiệm để thân thiện đến với mọi người. Tổ quốc phải lột xác để trở thành một tổ quốc khác, một tổ quốc hiền hòa thay vì dữ tợn, một tổ quốc có trái tim thay vì có nanh vuốt, một tổ quốc khuyến khích thay vì cấm đoán, một tổ quốc đáng yêu thay vì đáng sợ, một tổ quốc che chở thay vì đe dọa. Tổ quốc phải là một tổ quốc trách nhiệm, cụ thể như một dự án tương lai chung và gần gũi như một người bạn, một tổ quốc biết hối hận và ăn năn. Tôi biết chuyện một gia đình đầu khổ, người cha nghiện ngập, cờ bạc, hung bạo, gia đình là một địa ngục. Một ngày kia đứa con đã lớn lên và quyết định bỏ đi. Người cha bừng tỉnh, không ngăn con mà chỉ im lặng nhìn con sắp xếp hành lý. Khi đứa con đã ra đến cửa, ông rầu rầu xin lỗi nó và chúc nó may mắn. ít lâu sau đứa con lại trở về. Tổ quốc ăn năn thì tổ quốc sẽ hồi sinh, sẽ đẹp và mạnh. Và mỗi người sẽ đều được phúc lợi. Cọp lại có rừng để vùng vẫy, đứa trẻ lại có mẹ để hôn.
Nhưng người ta không phản ứng bởi vì trong vô thức người ta đã lấy quyết định gạt bỏ đất nước ra khỏi đời mình. Dân chủ, tự do cho không thì lấy chứ nhổ một sợi lông chân cho đất nước cũng không làm. Mỗi người chỉ lo giải quyết những vấn đề cá nhân của mình bằng những giải pháp cá nhân. Chúng ta không còn suy nghĩ chung, phản xạ tập thể và tinh thần quốc gia dân tộc. Đa số người Việt đã quay lưng lại với đất nước. Vấn đề cấp bách hiện nay là hòa giải người Việt nam với đất nước Việt nam.
.... ... ...
Cái tổ quốc hoàn toàn vô trách nhiệm này còn cay nghiệt hơn cả Hammon. Như thế thì tổ quốc có lợi gì cho đời ta và ta có lý do gì, ngoài một sự u mê, để gắn bó với tổ quốc? Tốt hơn hết là ta đừng có tổ quốc, hay đi tìm một tổ quốc khác. Đó chính là điều nhiều người đã làm, hoặc đang muốn làm mà không nói ra. Có cộng đồng di dân nào mất căn cước dân tộc nhanh chóng cho bằng cộng đồng người Việt tị nạn? Trong vài thập niên nữa sẽ rất khó gặp được một người Việt còn viết và đọc được tiếng Việt tại Mỹ và tại Pháp.
... ... ...
Người ta có thể yêu nước vì một niềm hãnh diện. Người Mỹ hãnh diện vì là công dân của siêu cường số một thế giới. Người Pháp, người Anh, người Đức và mọi người Tây Âu hãnh diện vì sự giàu có và những đóng góp to lớn về văn hóa, nghệ thuật, khoa học, kỹ thuật của nước họ cho nhân loại. Người Việt nam chỉ có thể tủi hổ vì sự thua kém bi đát trên mọi phương diện của đất nước mình. Thỉnh thoảng cũng có những người ưa giác ngộ cố gắng để tự hào rằng chúng ta đã đánh thắng Pháp, thắng Mỹ, v.v... Nhưng niềm tự hào đó chỉ có tác dụng khiến cho chúng ta trở thành quê kệch trong một thế giới văn minh ghê tởm tất cả những gì liên quan tới bạo lực; hơn nữa nó còn xoáy vào một vết thương trên cơ thể dân tộc mà chúng ta cần quên đi.
... ... ...
Đừng nên để lịch sử lặp lại một lần nữa. Chúng ta đã có một kinh nghiệm bi đát. Năm 1533, người giáo sĩ Thiên Chúa Giáo đầu tiên tới Việt nam giảng đạo. Từ đó giao thiệp với phương Tây ngày càng gia tăng, và tư tưởng phương Tây cũng đến cùng với hàng hóa. Tới cuối thế kỷ 17 đã có khoảng 10% dân chúng theo đạo Công Giáo, ảnh hưởng của tư tưởng Thiên Chúa Giáo nói riêng và tư tưởng phương Tây nói chung đã khá phổ biến trong dân chúng. Khổng Giáo, nền tảng của chế độ quân quyền, đã lung lay không còn đảm bảo được sự chính đáng của chế độ nữa. Tuy vậy, cả họ Nguyễn ở Đàng Trong lẫn họ Trịnh ở Đàng Ngoài đầu không ý thức được sự chuyển hóa không thể đảo ngược được của xã hội mà họ đang cai trị. càng chao đảo họ càng đàn áp, càng đàn áp họ càng làm cho xã hội tan nát thêm và chế độ của họ yếu thêm vì mất cả lòng dân lẫn sự chính đáng. Cả hai chế độ Trịnh Nguyễn đều mất dần nội dung và thực lực. Sách Hoàng Lê Nhất Thống Chí mô tả một xã hội miền Bắc tan rã: chính quyền chỉ còn là cái vỏ rỗng, thiếu cả ngân khố lẫn quân đội. Quan triều đình ra đường bị dân chặn lại trấn lột ngay giữa kinh thành, dân chúng ai có sức khỏe thì đi ăn cướp. ở Đàng Trong, họ Nguyễn cũng không khá hơn, trộm cướp còn nhiều hơn và có tổ chức hơn theo những ghi chép của các giáo sĩ và thương nhân phương Tây. Và cả trong Nam cũng như ngoài Bắc không có một lực lượng canh tân đứng đắn nào ra đời. Thế rồi triều Nguyễn sụp đổ vì Trương Phúc Loan chuyên quyền và triều Trịnh sụp đổ vì loạn kiêu binh của đám lính Tam Phủ. Nhưng Trương Phúc Loan cũng như bọn lính Tam Phủ chỉ là những giọt nước cuối cùng làm tràn một bình đã đầy, hay một cơn gió nhẹ làm rụng một chiếc lá đã khô. Tất cả chỉ là biến cố ngẫu nhiên nhưng tất yếu của một quá trình phân rã. Không có Trương Phúc Loan này thì cũng sẽ có một Trương Phúc Loan khác, không có kiêu binh Tam Phủ thì cũng có kiêu binh khác, vì lý do căn bản là chính quyền đã mất căn bản chính đáng và quá yếu. Trong tình huống đó tất cả đều có thể xảy ra, dù không có gì có thể dự báo được... ... ...
hết: Tổ quốc ăn năn, xem tiếp:
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét