Bắc Kinh dính líu đến các vụ tranh chấp với bốn nước về các hòn đảo và bãi cạn trên Biển Đông
Tags: biển Đông, hàng hải, Hòa Bình, tranh chấp
Martin Parry cho AFP từ Sydney
Hôm thứ Hai, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cam kết luôn dùng biện pháp hòa bình để theo đuổi các mục tiêu của Bắc Kinh, bao gồm các vụ tranh chấp hàng hải. Ông đưa ra cam kết này chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama cảnh báo về nguy cơ xảy ra xung đột ngay trước mắt tại châu Á.
Phát biểu với nghị viện Úc trong niềm vinh dự chỉ được ban cho một lãnh đạo Trung Quốc khác là Hồ Cẩm Đào năm 2003, ông Tập nói: “Trung Quốc vẫn luôn quyết tâm theo đuổi phát triển hòa bình”.
“Bất ổn cũng như chiến tranh đều không phục vụ các quyền lợi cơ bản của người dân Trung Quốc”.
“Trên thế giới hiện này chỉ có một xu hướng đó là xu hướng hòa bình và phát triển và hợp tác đôi bên cùng có lợi”, ông nói thêm trong bài phát biểu bộc trực, trong đó ông còn kể lại các cuộc đi xem kangaroo và gấu túi trong các chuyến viếng thăm Úc trước đây.
Chủ tịch Trung Quốc lưu ý lịch sử cho thấy chưa hề có nước nào được hưởng lợi từ xung đột, sau khi ông Obama một lần nữa nhấn mạnh tại hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra vào cuối tuần tại Brisbane rằng Bắc Kinh phải là người chịu trách nhiệm trên vũ đài quốc tế.
Trung Quốc dính líu đến các vụ tranh chấp với bốn nước Đông Nam Á về các hòn đảo trên Biển Đông, và với Nhật về một nhóm đảo khác.
“Lịch sử cho thấy các nước cố theo đuổi phát triển bằng vũ lực luôn luôn thất bại”, ông Tập nói qua thông dịch viên. “Đây là điều lịch sử dạy chúng ta. Trung Quốc dốc sức gìn giữ hòa bình. Hòa bình là cái quý giá cần được bảo vệ”.
Nhưng ông nói thêm: “Chúng ta phải luôn đề cao cảnh giác chống lại các nhân tố có thể tước đoạt nền hòa bình của chúng ta”.
Hôm Chủ nhật, các lãnh đạo Mỹ, Úc và Nhật kêu gọi giải quyết hòa bình các cuộc tranh chấp trên biển. Vào ngày hôm trước đó, ông Obama đã cảnh báo “các vụ tranh chấp lãnh thổ, các hòn đảo và bãi đá trên biển, có nguy cơ làm gia tăng xung đột”.
Ông Tập nói ông sẵn sàng đối thoại.
“Quan điểm lâu nay của Trung Quốc là giải quyết hòa bình các vụ tranh chấp với các nước liên quan và chủ quyền lãnh thổ và lợi ích hàng hải thông qua đối thoại và hội đàm”, ông nói.
“Trung Quốc đã giải quyết các vấn đề biên giới đất liền với 12 trong số 14 nước láng giềng thông qua hội đàm thân thiện, và chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc theo hướng này”, ông Tập nói thêm.
“Chính phủ Trung Quốc sẵn sàng tăng cường đối thoại và hợp tác với các nước có liên quan để duy trì tự do hàng hải và sự an toàn của các tuyến hàng hải, và đảm bảo biên giới trên biển hòa bình, yên tĩnh và hợp tác”.
Ông Tập đưa ra những lời bình luận này khi ký hiệp ước tự do mậu dịch được chờ đợi lâu nay với Úc, quốc gia từ lâu đã được hưởng lợi từ nhu cầu khai thác tài nguyên thiên nhiên rất lớn của Trung Quốc sau gần một thập niên đàm phán.
Trong bài phát biểu, lãnh đạo Trung Quốc chỉ ra cơ hội mà nền kinh tế khổng lồ của đất nước ông mang lại cho thế giới, và cam kết tiếp tục “chiến lược đôi bên cùng có lợi” khai khẩn và phát triển một nền kinh tế hiện đại.
“Với hơn 1,3 tỷ dân, Trung Quốc là thị trường có tiềm năng rộng lớn”, ông nói.
“Sự tiến bộ to lớn mà Trung Quốc đạt được trong cải cách và mở cửa trong 30 năm qua và còn nhiều hơn thế nữa do Trung Quốc làm việc chăm chỉ và khu vực châu Á _ Thái Bình Dương cởi mở và hội nhập”.
Nhưng ông cũng thừa nhận Úc quan ngại về việc hợp tác với đất nước ông.
Ông Tập nói trong khi nhiều nước hoan nghênh thành tựu của Trung Quốc, các nước khác “phê phán mọi thứ Trung Quốc làm”, một điều mà ông cho là do quốc gia này có dân số đông.
“Trung Quốc giống như là người to lớn trong đám đông”, ông nói và thêm rằng những nước khác quan ngại về đường lối của Trung Quốc.
Ông Tập có chuyến viếng thăm nhà nước sau hội nghị thượng đỉnh G20. Ông còn kể về các chuyến viếng thăm Úc trước đây trước khi ông đảm nhận vai trò trở thành một trong những nhân vật có quyền lực nhất thế giới.
“Tôi đã viếng thăm 5 bang và hai lãnh thổ của Úc, ngoại trừ Tasmania. Những chuyến viếng thăm này để lại cho tôi một ấn tượng sâu sắc”, ông nói.
“Và tôi vẫn giữ những ký ức sống động về một chú kangaroo trông ngộ nghĩnh, chú gấu túi đáng yêu, những đàn cừu trắng, Nhà Hát Opera ở Sydney, và các vùng đồi núi bao la”.
Trước khi phát biểu trước nghị viện, ông Tập và phu nhân Bành Lệ Viện được dẫn đi xem một chú gấu con 10 tháng tuổi có tên là Walnut trước khi đi xem kangaroo gần Canberra.
Phát biểu với nghị viện Úc trong niềm vinh dự chỉ được ban cho một lãnh đạo Trung Quốc khác là Hồ Cẩm Đào năm 2003, ông Tập nói: “Trung Quốc vẫn luôn quyết tâm theo đuổi phát triển hòa bình”.
“Bất ổn cũng như chiến tranh đều không phục vụ các quyền lợi cơ bản của người dân Trung Quốc”.
“Trên thế giới hiện này chỉ có một xu hướng đó là xu hướng hòa bình và phát triển và hợp tác đôi bên cùng có lợi”, ông nói thêm trong bài phát biểu bộc trực, trong đó ông còn kể lại các cuộc đi xem kangaroo và gấu túi trong các chuyến viếng thăm Úc trước đây.
Chủ tịch Trung Quốc lưu ý lịch sử cho thấy chưa hề có nước nào được hưởng lợi từ xung đột, sau khi ông Obama một lần nữa nhấn mạnh tại hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra vào cuối tuần tại Brisbane rằng Bắc Kinh phải là người chịu trách nhiệm trên vũ đài quốc tế.
Trung Quốc dính líu đến các vụ tranh chấp với bốn nước Đông Nam Á về các hòn đảo trên Biển Đông, và với Nhật về một nhóm đảo khác.
“Lịch sử cho thấy các nước cố theo đuổi phát triển bằng vũ lực luôn luôn thất bại”, ông Tập nói qua thông dịch viên. “Đây là điều lịch sử dạy chúng ta. Trung Quốc dốc sức gìn giữ hòa bình. Hòa bình là cái quý giá cần được bảo vệ”.
Nhưng ông nói thêm: “Chúng ta phải luôn đề cao cảnh giác chống lại các nhân tố có thể tước đoạt nền hòa bình của chúng ta”.
Hôm Chủ nhật, các lãnh đạo Mỹ, Úc và Nhật kêu gọi giải quyết hòa bình các cuộc tranh chấp trên biển. Vào ngày hôm trước đó, ông Obama đã cảnh báo “các vụ tranh chấp lãnh thổ, các hòn đảo và bãi đá trên biển, có nguy cơ làm gia tăng xung đột”.
Ông Tập nói ông sẵn sàng đối thoại.
“Quan điểm lâu nay của Trung Quốc là giải quyết hòa bình các vụ tranh chấp với các nước liên quan và chủ quyền lãnh thổ và lợi ích hàng hải thông qua đối thoại và hội đàm”, ông nói.
“Trung Quốc đã giải quyết các vấn đề biên giới đất liền với 12 trong số 14 nước láng giềng thông qua hội đàm thân thiện, và chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc theo hướng này”, ông Tập nói thêm.
“Chính phủ Trung Quốc sẵn sàng tăng cường đối thoại và hợp tác với các nước có liên quan để duy trì tự do hàng hải và sự an toàn của các tuyến hàng hải, và đảm bảo biên giới trên biển hòa bình, yên tĩnh và hợp tác”.
Ông Tập đưa ra những lời bình luận này khi ký hiệp ước tự do mậu dịch được chờ đợi lâu nay với Úc, quốc gia từ lâu đã được hưởng lợi từ nhu cầu khai thác tài nguyên thiên nhiên rất lớn của Trung Quốc sau gần một thập niên đàm phán.
Trong bài phát biểu, lãnh đạo Trung Quốc chỉ ra cơ hội mà nền kinh tế khổng lồ của đất nước ông mang lại cho thế giới, và cam kết tiếp tục “chiến lược đôi bên cùng có lợi” khai khẩn và phát triển một nền kinh tế hiện đại.
“Với hơn 1,3 tỷ dân, Trung Quốc là thị trường có tiềm năng rộng lớn”, ông nói.
“Sự tiến bộ to lớn mà Trung Quốc đạt được trong cải cách và mở cửa trong 30 năm qua và còn nhiều hơn thế nữa do Trung Quốc làm việc chăm chỉ và khu vực châu Á _ Thái Bình Dương cởi mở và hội nhập”.
Nhưng ông cũng thừa nhận Úc quan ngại về việc hợp tác với đất nước ông.
Ông Tập nói trong khi nhiều nước hoan nghênh thành tựu của Trung Quốc, các nước khác “phê phán mọi thứ Trung Quốc làm”, một điều mà ông cho là do quốc gia này có dân số đông.
“Trung Quốc giống như là người to lớn trong đám đông”, ông nói và thêm rằng những nước khác quan ngại về đường lối của Trung Quốc.
Ông Tập có chuyến viếng thăm nhà nước sau hội nghị thượng đỉnh G20. Ông còn kể về các chuyến viếng thăm Úc trước đây trước khi ông đảm nhận vai trò trở thành một trong những nhân vật có quyền lực nhất thế giới.
“Tôi đã viếng thăm 5 bang và hai lãnh thổ của Úc, ngoại trừ Tasmania. Những chuyến viếng thăm này để lại cho tôi một ấn tượng sâu sắc”, ông nói.
“Và tôi vẫn giữ những ký ức sống động về một chú kangaroo trông ngộ nghĩnh, chú gấu túi đáng yêu, những đàn cừu trắng, Nhà Hát Opera ở Sydney, và các vùng đồi núi bao la”.
Trước khi phát biểu trước nghị viện, ông Tập và phu nhân Bành Lệ Viện được dẫn đi xem một chú gấu con 10 tháng tuổi có tên là Walnut trước khi đi xem kangaroo gần Canberra.
Các tin bài khác
- Hồi tưởng lại thảm họa Haiyan Nov 21, 2014
- Người thân các Kitô hữu bị sát hại tại Pakistan lo lắng về sự an toàn Nov 20, 2014
- Các giám mục Nhật Bản và Hàn Quốc vượt qua lịch sử đau buồn để kết tình huynh đệ Nov 19, 2014
- Các nữ tu mang hàng cứu trợ và hy vọng cho người tị nạn chiến tranh Syria Nov 14, 2014
- Đức Phanxicô đang đặt dấu ấn lên Giáo triều Rôma Nov 13, 2014
- Các giám mục phải là người ‘tôi tớ’ Nov 07, 2014
- Nghèo đói sẽ tăng khi nhiệt độ tăng Nov 06, 2014
- Lo ngại bạo lực sau bản án tử hình mới đây về ‘tội ác chiến tranh’ Nov 05, 2014
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét