Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2014-11-02
Hội đồng Giám mục Việt Nam trong tuần qua tiến hành hội nghị thường niên kỳ 2 năm 2014. Sau khi hội nghị kết thúc, biên tập viên Gia Minh có cuộc phỏng vấn tổng giám mục Phao lô Bùi Văn Đọc, chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam.
Trước hết tổng giám mục Bùi Văn Đọc chia xẻ thông tin về Thượng Hội đồng Giám mục Thế giới Ngoại thường lần thứ 2 về gia đình tại Roma mà Ngài có tham dự.
Tổng giám mục Phao lô Bùi Văn Đọc: Tôi có trình bày đôi chút và các giám mục có hỏi đôi chút chứ không có gì nhiều lắm tại vì chúng tôi cũng bàn đến những nội dung khác nữa.
Gia Minh: Vậy những vấn đề mà hội đồng quan tâm bàn đến là những vấn đề gì thưa đức tổng?
Tổng giám mục Phao lô Bùi Văn Đọc: Trong đó có hai vấn đề là vấn đề Học viện Công giáo sắp hình thành. Bàn kỹ lưỡng vấn đề đó để làm sao tiến hành càng nhanh càng tốt. Bàn về vấn đề chỗ, rồi vấn đề giáo sư…, bàn tỉ mỉ khá chi tiết. Thứ hai bàn về vấn đề La Vang. Còn vấn đề gia đình thì chỉ có thủ tục bầu người đi dự Thượng Hội đồng sắp tới, vì Thượng Hội đồng vừa rồi là ngoại thường. Nhưng theo lệnh của Tòa Thánh thì vấn đề bầu chưa được tiết lộ, khi nào Tòa thánh phê chuẩn rồi thì mới được tiết lộ là ai được bầu.
Tổng giám mục Phao lô Bùi Văn Đọc: Đúng rồi là một Học viện Công giáo rồi từ từ tùy hoàn cảnh, tùy tài chánh, tùy nhiều yếu tố rồi từ từ sẽ tính sau. Giai đoạn đầu là một học viện thần học, nhưng hướng của nó là như ‘Institut Catholique de Paris’. Ở đó chủ yếu là thần học, triết học nhưng cũng có khoa học xã hội, khoa này, khoa kia…
Gia Minh: Nhưng cũng phải lâu?
Tổng giám mục Phao lô Bùi Văn Đọc: Ban đầu chỉ một vài lớp thôi để học lấy bachelor ( cử nhân) về thần học, rồi học tiếp để lấy master ( cao học) về thần học rồi gửi đi du học. Nếu có giáo sư, có điều kiện thì trong tương lai cũng sẽ cấp bằng tiến sĩ; nhưng trước mắt là hai cấp cử nhân và cao học.
Gia Minh: Như thế có trùng với đào tạo của đại chủng viện không?
Tổng giám mục Phao lô Bùi Văn Đọc: Chương trình cũng thế nhưng sẽ đầy đủ hơn, kỹ lưỡng hơn và đòi hỏi giáo sư nhiều hơn về phương diện bằng cấp, sách vở cũng như ngoại ngữ. Thư viện phải khá đầy đủ người ta mới công nhận chứ. Số giáo sư có bằng cấp tiến sĩ thì phải có 12 nhưng chúng tôi có trên 12 rồi.
Coi vậy chứ nhiều khía cạnh lắm: tài chánh, nhân sự … Hồi xưa giáo hội Công giáo Việt Nam có đại học Công giáo ở Đà Lạt: Giáo hoàng Học viện. Lúc đó cũng có 20 ngàn sinh viên rồi. Nên chúng tôi cũng có kinh nghiệm. Nhưng bây giờ khởi đầu thì chừng vài trăm rồi lên từ từ.
Tổng giám mục Phao lô Bùi Văn Đọc: Điều đó thì dần dần bên chính phủ họ cũng cho. Thực ra có hình thái gián tiếp là nếu bên giáo hội có những giáo dân họ có những công ty gọi là công ty trách nhiệm hữu hạn. Trên nguyên tắc những công ty trách nhiệm hữu hạn nào cũng có quyền ( nếu đủ vốn, đủ điều kiện về vốn về nhân sự ) xin mở hoặc là bệnh viện, hoặc là trường học. Chính phủ này lúc nào cũng đòi công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân. Cho nên thực sự ra về trường học cũng bắt đầu có một vài cái rồi, giáo hội không đứng nhưng là giáo dân đứng. Đó là do một công ty trách nhiệm hữu hạn nào đó làm ăn được, có đầu óc, tâm huyết từ thiện, có tâm huyết giáo dục và công ty của họ đứng ta thành lập trường. Việc đó có rồi.
Gia Minh: Nhưng như thế chưa đúng nguyện vọng của giáo hội muốn góp phần?
Tổng giám mục Phao lô Bùi Văn Đọc: Điều đó thì chưa, minh không thể đòi ‘tuyệt đối’ được đâu, vì ngay ở nước ngoài cũng đâu có được. Vì bây giờ có vấn đề tách biệt giáo hội với nhà nước mà (laicism). Vấn đề tách biệt nên đâu phải dễ dàng, nước khác cũng vậy thôi. Dĩ nhiên giáo hội mong mỏi nhiều hơn, chờ đợi nhiều hơn.
Gia Minh: Về điều kiện có điều kiện cơ sở vật chất, Đức tổng giám mục có thấy trước đây giáo hội có những cơ sở vật chất mà nhà nước đã trưng thu mà đến nay chưa trả, đến nay giáo hội Việt Nam có ý kiến ra sao?
Tổng giám mục Phao lô Bùi Văn Đọc: Chuyện bây giờ là từ từ, chứ nó không phải ưu tiên số một. Từ từ, khi nào có thể đòi lại được thì mình đòi lại. Ưu tiên số một của giáo hội là rao giảng, loan báo Tin mừng. Bao giờ cũng vậy, từ xưa đến nay cũng vậy. Còn trường hay đất đai thì từ từ, chỗ nào thấy được thì nói giao lại, còn chỗ nào chưa được thì từ từ, nhưng không phải là ưu tiên số một.
Tổng giám mục Phao lô Bùi Văn Đọc: Điềm nóng thì không nên đụng tới. Đụng tới làm gì. Mình muốn sống, quan hệ cho tốt để làm việc, phục vụ chứ. Nóng nảy không lợi ích gì hết, chỉ xảy ra chiến tranh thôi; như anh thấy trên thế giới.
Gia Minh: Dùng từ ‘nóng’ để chỉ những nơi mà người ta yêu cầu di dời nhưng thực sự chưa cần như bên Thủ Thiêm?
Tổng giám mục Phao lô Bùi Văn Đọc: Hiện thời vẫn chưa, còn đang nằm đó.
Gia Minh: Hội đồng Giám mục có ý kiến gì để quy trì những nơi đó không?
Tổng giám mục Phao lô Bùi Văn Đọc: Cái đó thuộc về địa phương , mỗi giáo phận, cái đó thuộc quyền mỗi địa phương.
Gia Minh: Những người trong cuộc họ nói phải có sự công bằng?
Tổng giám mục Phao lô Bùi Văn Đọc: Chuyện công bằng thì ai mà chẳng ước muốn sự công bằng. Ai cũng ước muốn sự công bằng hết!
Gia Minh: Phải lên tiếng để có sự công bằng đó?
Tổng giám mục Phao lô Bùi Văn Đọc: Ừ phải lên tiếng nhưng tùy lúc, tùy điều kiện, tùy ‘thiên thời, địa lợi, nhân hòa’; chứ lúc nào cũng muốn chiến tranh như ISIS ở mấy nước Hồi giáo, chết hết thì đâu có được.
Gia Minh: Đúng rồi, nhưng người ta nói mình càng hiền thì người ta càng lấn tới!
Tổng giám mục Phao lô Bùi Văn Đọc: Chuyện đó mình cũng biết, mình cũng phải khôn chứ; người ta cứ tưởng mình ‘ngu’ hết cả đám à!
Gia Minh: Cám ơn Đức Tổng giám mục có những chia xẻ vừa rồi.
Tổng giám mục Phao lô Bùi Văn Đọc: Tôi có trình bày đôi chút và các giám mục có hỏi đôi chút chứ không có gì nhiều lắm tại vì chúng tôi cũng bàn đến những nội dung khác nữa.
Gia Minh: Vậy những vấn đề mà hội đồng quan tâm bàn đến là những vấn đề gì thưa đức tổng?
Tổng giám mục Phao lô Bùi Văn Đọc: Trong đó có hai vấn đề là vấn đề Học viện Công giáo sắp hình thành. Bàn kỹ lưỡng vấn đề đó để làm sao tiến hành càng nhanh càng tốt. Bàn về vấn đề chỗ, rồi vấn đề giáo sư…, bàn tỉ mỉ khá chi tiết. Thứ hai bàn về vấn đề La Vang. Còn vấn đề gia đình thì chỉ có thủ tục bầu người đi dự Thượng Hội đồng sắp tới, vì Thượng Hội đồng vừa rồi là ngoại thường. Nhưng theo lệnh của Tòa Thánh thì vấn đề bầu chưa được tiết lộ, khi nào Tòa thánh phê chuẩn rồi thì mới được tiết lộ là ai được bầu.
Giai đoạn đầu là một học viện thần học, nhưng hướng của nó là như ‘Institut Catholique de Paris’. Ở đó chủ yếu là thần học, triết học nhưng cũng có khoa học xã hội, khoa này, khoa kia…Gia Minh: Đức Tổng vừa nhắc đến vấn đề Học viện Công giáo, nhưng sau khi được thông báo từ hồi đầu năm thì mọi người cũng cho rằng đó cũng chỉ là một học viện Thần học của Công giáo thôi chứ chưa phải là một đại học tư thục?
TGM Phao lô Bùi Văn Đọc
Tổng giám mục Phao lô Bùi Văn Đọc: Đúng rồi là một Học viện Công giáo rồi từ từ tùy hoàn cảnh, tùy tài chánh, tùy nhiều yếu tố rồi từ từ sẽ tính sau. Giai đoạn đầu là một học viện thần học, nhưng hướng của nó là như ‘Institut Catholique de Paris’. Ở đó chủ yếu là thần học, triết học nhưng cũng có khoa học xã hội, khoa này, khoa kia…
Gia Minh: Nhưng cũng phải lâu?
Tổng giám mục Phao lô Bùi Văn Đọc: Ban đầu chỉ một vài lớp thôi để học lấy bachelor ( cử nhân) về thần học, rồi học tiếp để lấy master ( cao học) về thần học rồi gửi đi du học. Nếu có giáo sư, có điều kiện thì trong tương lai cũng sẽ cấp bằng tiến sĩ; nhưng trước mắt là hai cấp cử nhân và cao học.
Gia Minh: Như thế có trùng với đào tạo của đại chủng viện không?
Tổng giám mục Phao lô Bùi Văn Đọc: Chương trình cũng thế nhưng sẽ đầy đủ hơn, kỹ lưỡng hơn và đòi hỏi giáo sư nhiều hơn về phương diện bằng cấp, sách vở cũng như ngoại ngữ. Thư viện phải khá đầy đủ người ta mới công nhận chứ. Số giáo sư có bằng cấp tiến sĩ thì phải có 12 nhưng chúng tôi có trên 12 rồi.
Coi vậy chứ nhiều khía cạnh lắm: tài chánh, nhân sự … Hồi xưa giáo hội Công giáo Việt Nam có đại học Công giáo ở Đà Lạt: Giáo hoàng Học viện. Lúc đó cũng có 20 ngàn sinh viên rồi. Nên chúng tôi cũng có kinh nghiệm. Nhưng bây giờ khởi đầu thì chừng vài trăm rồi lên từ từ.
Ban đầu chỉ một vài lớp thôi để học lấy bachelor (cử nhân) về thần học, rồi học tiếp để lấy master (cao học) về thần học rồi gửi đi du học. Nếu có giáo sư, có điều kiện thì trong tương lai cũng sẽ cấp bằng tiến sĩ; nhưng trước mắt là hai cấp cử nhân và cao họcGia Minh: Ngoài đạo học đó thì việc tham gia vào giáo dục và y tế trong tình hình hiện nay thì ra sao?
TGM Phao lô Bùi Văn Đọc
Tổng giám mục Phao lô Bùi Văn Đọc: Điều đó thì dần dần bên chính phủ họ cũng cho. Thực ra có hình thái gián tiếp là nếu bên giáo hội có những giáo dân họ có những công ty gọi là công ty trách nhiệm hữu hạn. Trên nguyên tắc những công ty trách nhiệm hữu hạn nào cũng có quyền ( nếu đủ vốn, đủ điều kiện về vốn về nhân sự ) xin mở hoặc là bệnh viện, hoặc là trường học. Chính phủ này lúc nào cũng đòi công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân. Cho nên thực sự ra về trường học cũng bắt đầu có một vài cái rồi, giáo hội không đứng nhưng là giáo dân đứng. Đó là do một công ty trách nhiệm hữu hạn nào đó làm ăn được, có đầu óc, tâm huyết từ thiện, có tâm huyết giáo dục và công ty của họ đứng ta thành lập trường. Việc đó có rồi.
Gia Minh: Nhưng như thế chưa đúng nguyện vọng của giáo hội muốn góp phần?
Tổng giám mục Phao lô Bùi Văn Đọc: Điều đó thì chưa, minh không thể đòi ‘tuyệt đối’ được đâu, vì ngay ở nước ngoài cũng đâu có được. Vì bây giờ có vấn đề tách biệt giáo hội với nhà nước mà (laicism). Vấn đề tách biệt nên đâu phải dễ dàng, nước khác cũng vậy thôi. Dĩ nhiên giáo hội mong mỏi nhiều hơn, chờ đợi nhiều hơn.
Gia Minh: Về điều kiện có điều kiện cơ sở vật chất, Đức tổng giám mục có thấy trước đây giáo hội có những cơ sở vật chất mà nhà nước đã trưng thu mà đến nay chưa trả, đến nay giáo hội Việt Nam có ý kiến ra sao?
Tổng giám mục Phao lô Bùi Văn Đọc: Chuyện bây giờ là từ từ, chứ nó không phải ưu tiên số một. Từ từ, khi nào có thể đòi lại được thì mình đòi lại. Ưu tiên số một của giáo hội là rao giảng, loan báo Tin mừng. Bao giờ cũng vậy, từ xưa đến nay cũng vậy. Còn trường hay đất đai thì từ từ, chỗ nào thấy được thì nói giao lại, còn chỗ nào chưa được thì từ từ, nhưng không phải là ưu tiên số một.
Ưu tiên số một của giáo hội là rao giảng, loan báo Tin mừng. Bao giờ cũng vậy, từ xưa đến nay cũng vậy. Còn trường hay đất đai thì từ từ, chỗ nào thấy được thì nói giao lại, còn chỗ nào chưa được thì từ từ, nhưng không phải là ưu tiên số mộtGia Minh: Từ từ, nhưng có những ‘điểm nóng’?
TGM Phao lô Bùi Văn Đọc
Tổng giám mục Phao lô Bùi Văn Đọc: Điềm nóng thì không nên đụng tới. Đụng tới làm gì. Mình muốn sống, quan hệ cho tốt để làm việc, phục vụ chứ. Nóng nảy không lợi ích gì hết, chỉ xảy ra chiến tranh thôi; như anh thấy trên thế giới.
Gia Minh: Dùng từ ‘nóng’ để chỉ những nơi mà người ta yêu cầu di dời nhưng thực sự chưa cần như bên Thủ Thiêm?
Tổng giám mục Phao lô Bùi Văn Đọc: Hiện thời vẫn chưa, còn đang nằm đó.
Gia Minh: Hội đồng Giám mục có ý kiến gì để quy trì những nơi đó không?
Tổng giám mục Phao lô Bùi Văn Đọc: Cái đó thuộc về địa phương , mỗi giáo phận, cái đó thuộc quyền mỗi địa phương.
Gia Minh: Những người trong cuộc họ nói phải có sự công bằng?
Tổng giám mục Phao lô Bùi Văn Đọc: Chuyện công bằng thì ai mà chẳng ước muốn sự công bằng. Ai cũng ước muốn sự công bằng hết!
Gia Minh: Phải lên tiếng để có sự công bằng đó?
Tổng giám mục Phao lô Bùi Văn Đọc: Ừ phải lên tiếng nhưng tùy lúc, tùy điều kiện, tùy ‘thiên thời, địa lợi, nhân hòa’; chứ lúc nào cũng muốn chiến tranh như ISIS ở mấy nước Hồi giáo, chết hết thì đâu có được.
Gia Minh: Đúng rồi, nhưng người ta nói mình càng hiền thì người ta càng lấn tới!
Tổng giám mục Phao lô Bùi Văn Đọc: Chuyện đó mình cũng biết, mình cũng phải khôn chứ; người ta cứ tưởng mình ‘ngu’ hết cả đám à!
Gia Minh: Cám ơn Đức Tổng giám mục có những chia xẻ vừa rồi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét