Làn sóng đàn áp mới đây nhất là phản ứng trực tiếp đối phó sự gia tăng Kitô hữu
Tags: Kitô hữu, ngược đãi, thối nát, tin vui, đàn áp, đảng Cộng sản, đập phá nhà thờ
Steven W Mosher cho Aleteia
Gần đây chính quyền Cộng sản Trung Quốc nổi cơn hoành hành chống Kitô hữu, đập phá nhà thờ ở thành phố biển Ôn Châu và các nơi khác, bắt giam các giám mục thuộc cộng đoàn bí mật và các lãnh đạo Giáo hội tại gia, và tấn phong các linh mục dễ sai bảo làm “giám mục”. Nhưng đằng sau chiến dịch đàn áp ngày càng leo thang này, trên thực tế là lý do thực hiện chiến dịch, là do số Kitô hữu tăng nhanh.
Hiện nay có khoảng hơn 100 triệu Kitô hữu trong quốc gia đông dân nhất thế giới này, riêng người Công giáo chiếm khoảng 12 triệu người. Trong đó có nhiều người mới trở lại đạo, họ háo hức chu toàn Sứ mệnh Quan trọng nhất, bận rộn truyền giáo cho người xung quanh mình. Đảng Cộng sản Trung Quốc kết nạp đảng viên mới trong những năm gần đây, cho những người trí thức, chủ doanh nghiệp, và những tầng lớp bị nghi ngờ trước đây, ngay cả các nhà tư bản, gia nhập hàng ngũ của đảng. Thế nhưng 86,7 triệu thành viên chính thức của “niềm tin” đang thối nát này, đa số là những người Cộng sản chỉ trên danh nghĩa, hiện nay ít hơn số Kitô hữu Trung Quốc năng động đang gia tăng.
Đối với các lãnh đạo Trung Quốc, họ hoàn toàn muốn người dân Trung Quốc tin rằng không có Thiên Chúa mà chỉ có đảng (và hãy nhớ: họ là đảng), đây là một tình trạng không thể chịu được. Làn sóng ngược đãi mới nhất này là phản ứng của họ. Tuy nhiên tin vui đó là đạo Công giáo ở Trung Quốc đang phát triển.
Cho phép tôi chia sẻ với các bạn một số trong nhiều gương mặt tràn đầy hy vọng trong đạo Công giáo mà tôi chứng kiến trong chuyến viếng thăm Trung Quốc gần đây.
Thứ nhất là gương mặt của một vị linh mục Công giáo, làm chánh xứ một giáo xứ lớn gần một thành phố lớn của Trung Quốc, quyết tâm cứu rỗi các linh hồn. Khi chúng tôi ngồi trong văn phòng của ngài, ngài mở một bức vẽ hình Chúa Giêsu rất lớn. Ngài dự định cho bí mật xây bức tượng này và sau đó dựng ngay lên một cái bệ hướng về phía đường cao tốc gần nhà thờ. “Ngài dự định làm sao để xin phép chính quyền?” tôi hỏi. “Đó là đất của Giáo hội. Tôi không cần xin phép”, ngài nói chắc nịch.
Ở các tỉnh phía bắc tôi đến thăm không có nhà thờ nào bị đập phá, nhưng chắc chắn đang có nhà thờ được xây dựng. Hàng ngàn nhà thờ bị đập phá hay tịch thu theo lệnh của đảng Cộng sản trong các thập niên 50 và 60 gần như tất cả đã được xây lại hay tân trang, thường là nhờ tiền tài trợ từ nước ngoài, trong đó có nhà thờ giáo xứ tại Dongergou thuộc tỉnh Thiểm Tây mà tôi từng viếng thăm, tại đây Thánh lễ được cử hành liên tục trong hơn 220 năm.
Nhiều nhà thờ mới cũng đã được xây dựng, có lúc có sự cho phép của chính quyền, có lúc không. Đây là một lĩnh vực mà giáo dân thường đi đầu. Tại một làng nọ, giáo dân đa số là người mới trở lại đạo tổ chức các buổi cầu nguyện và thỉnh thoảng có Thánh lễ, khi linh mục có thể đến, trong một cái chuồng ngựa bị bỏ hoang.
Steven W. Mosher là giám đốc Viện Nghiên cứu dân số và là tác giả cuốn Population Control: Real Costs, Illusory Benefits
Hiện nay có khoảng hơn 100 triệu Kitô hữu trong quốc gia đông dân nhất thế giới này, riêng người Công giáo chiếm khoảng 12 triệu người. Trong đó có nhiều người mới trở lại đạo, họ háo hức chu toàn Sứ mệnh Quan trọng nhất, bận rộn truyền giáo cho người xung quanh mình. Đảng Cộng sản Trung Quốc kết nạp đảng viên mới trong những năm gần đây, cho những người trí thức, chủ doanh nghiệp, và những tầng lớp bị nghi ngờ trước đây, ngay cả các nhà tư bản, gia nhập hàng ngũ của đảng. Thế nhưng 86,7 triệu thành viên chính thức của “niềm tin” đang thối nát này, đa số là những người Cộng sản chỉ trên danh nghĩa, hiện nay ít hơn số Kitô hữu Trung Quốc năng động đang gia tăng.
Đối với các lãnh đạo Trung Quốc, họ hoàn toàn muốn người dân Trung Quốc tin rằng không có Thiên Chúa mà chỉ có đảng (và hãy nhớ: họ là đảng), đây là một tình trạng không thể chịu được. Làn sóng ngược đãi mới nhất này là phản ứng của họ. Tuy nhiên tin vui đó là đạo Công giáo ở Trung Quốc đang phát triển.
Cho phép tôi chia sẻ với các bạn một số trong nhiều gương mặt tràn đầy hy vọng trong đạo Công giáo mà tôi chứng kiến trong chuyến viếng thăm Trung Quốc gần đây.
Thứ nhất là gương mặt của một vị linh mục Công giáo, làm chánh xứ một giáo xứ lớn gần một thành phố lớn của Trung Quốc, quyết tâm cứu rỗi các linh hồn. Khi chúng tôi ngồi trong văn phòng của ngài, ngài mở một bức vẽ hình Chúa Giêsu rất lớn. Ngài dự định cho bí mật xây bức tượng này và sau đó dựng ngay lên một cái bệ hướng về phía đường cao tốc gần nhà thờ. “Ngài dự định làm sao để xin phép chính quyền?” tôi hỏi. “Đó là đất của Giáo hội. Tôi không cần xin phép”, ngài nói chắc nịch.
Ở các tỉnh phía bắc tôi đến thăm không có nhà thờ nào bị đập phá, nhưng chắc chắn đang có nhà thờ được xây dựng. Hàng ngàn nhà thờ bị đập phá hay tịch thu theo lệnh của đảng Cộng sản trong các thập niên 50 và 60 gần như tất cả đã được xây lại hay tân trang, thường là nhờ tiền tài trợ từ nước ngoài, trong đó có nhà thờ giáo xứ tại Dongergou thuộc tỉnh Thiểm Tây mà tôi từng viếng thăm, tại đây Thánh lễ được cử hành liên tục trong hơn 220 năm.
Nhiều nhà thờ mới cũng đã được xây dựng, có lúc có sự cho phép của chính quyền, có lúc không. Đây là một lĩnh vực mà giáo dân thường đi đầu. Tại một làng nọ, giáo dân đa số là người mới trở lại đạo tổ chức các buổi cầu nguyện và thỉnh thoảng có Thánh lễ, khi linh mục có thể đến, trong một cái chuồng ngựa bị bỏ hoang.
Steven W. Mosher là giám đốc Viện Nghiên cứu dân số và là tác giả cuốn Population Control: Real Costs, Illusory Benefits
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét