Việc dạy dân (khai phóng về mặt tư duy, mở mang về mặt tư tưởng, bảo vệ những giá trị nhân bản), hướng tới quốc dân chắc hẳn phải là một hành trình mười mười năm có lẻ thậm chí vài ba chục năm. Nhưng vì cái tư duy chộp dựt, ham thỏa mãn mong muốn cá nhân, ham cái lợi nhỏ trước mắt nên không ai chịu vun trồng cho cái hành trình đầy nhọc nhằn nhưng rất mực vinh quang đó.
Dân oan hay dân tộc bạc nhược?
Một dân tộc tư chất không đến nỗi quá tồi tệ, nô lệ vậy mà giờ trộm cắp đĩ điếm đủ cả, đến nỗi Nhật, Hàn, Đài, phải treo biển răn người Việt Nam ăn cắp; ở Mã Lai lái taxi biết về khu gái điếm Việt Nam. Thế hỏi có oan không?
Một dân tộc sở hữu giải đất ngã ba đường của thế giới, suốt từ thời cổ trung đại đến ngày nay, một dân tộc nằm ngay bên bờ Địa Trung Hải ở phương Đông; một dân tộc sở hữu giải đất mà khí hậu nhìn chung không quá khắc nghiệt, đa dạng sinh học, địa chất địa mạo thế mà giờ bạc nhược, nghèo đói và lạc hậu hỏi có oan không?
Chúng ta có quyền tư do tư tưởng không? Chúng ta đã thực thi đầy đủ các quyền công dân của mình không? Vậy chúng ta đã là con người thực sự chưa? Và thế có phải là oan không?
Và pháp luật ứng dụng cho toàn xã hội đã thực sự công bình chưa, đã đủ mạnh để bảo vệ các giá trị nhân bản chưa? Oan ở đâu? Hay nhìn một cách toàn diện hơn dân oan cũng chỉ là một mảnh vỡ trong một xã hội với nền pháp luật không đủ mạnh để bảo vệ các giá trị nhân bản.
Một dân tộc không chịu cầu học, một nền học vấn chộp giựt và chỉ chực tranh đoạt những món lợi trước mắt, dân tộc ấy xứng đáng phải chịu như vậy. Chính phủ nào quốc gia nấy, nhưng dân tộc nào sẽ làm nên Chính phủ như thế ấy. Không có quốc dân không có thịnh vượng!
Cho nên tiên trách kỷ hậu trách nhân.
Khốn khổ thay!
Cái giá của sự tất yếu
Việt Nam bây giờ có thể nói là đang ở trạng thái Tư bản dã man, nơi tư bản thân hữu thừa mứa sự chụp giựt và làm giầu trên sự tước đoạt những giá trị và biết đâu đó cả hạnh phúc của người khác. Nơi sự bất bình đẳng trong xã hội sẽ ngày càng thêm khốc liệt, làm giầu bằng nghèo hóa người khác hoặc tước đoạt truyền thống và cả tương lai của những con người yếu thế trong xã hội.
Người nghèo, hay kẻ yếu dễ bị đánh đổi và hi sinh, bởi giàu (hiểu theo bất cứ nghĩa nào) thì cái giá để mà đánh đổi lớn hơn rất nhiều.
Sau khoảng mấy chục năm đuổi theo những thứ trời ơi đất hỡi, say mệ và mụ mẫm như kẻ “mò trăng đáy nước” thì quy luật tự nhiên, quy luật kinh tế xã hội đã buộc Việt Nam phải quay lại đúng lộ trình phát triển: Tích lũy tư bản – chỉ có điều là ngay ở Thế kỷ XXI.
Điều này có nghĩa rằng Việt Nam lạc hậu về phương thức và quan hệ sản xuất so với Tây phương một khoảng cách tính bằng nửa thiên niên kỷ, lạc hậu so với các nước như Nhật, Đài, Hàn, từ một trăm năm mươi năm đến vài thập kỷ.
Thành thị tấn công nông thôn, công nghiệp tấn công nông nghiệp, nông dân mất đất đó gần như là biểu lộ tất yếu và là phản đề của sự phát triển.
Muốn phát triển được nội lực của kinh tế bắt buộc Việt Nam phải có công nghiệp và dành đất cho công nghiệp dịch vụ thì tất yếu phải tước đoạt đất từ nông thôn, nông nghiệp. Với Việt Nam cái giá này nghiệt ngã và khốc liệt hơn khi chúng ta bước vào thời hồng hoang tư bản chủ nghĩa.
Một nền chính trị tốt, một thượng tầng với những think tank sẽ biết cách hạn chế những khốc liệt của thời kỳ tích lũy tư bản, dung hòa một cách tương đối giữa nhu cầu của phát triển với quyền lợi của đại đa số người dân. Một nền dân chủ sẽ biết cách hạn chế sự lũng đoạn thậm chí tiêu diệt được phần tử tư bản lũng đoạn sống bằng lobby (giữa chính quyền và chủ tư bản).
Nhưng nền chính trị dựa trên quyền lực đảng phải, bảo tồn tồn vong của chế độ dù có cố cách mấy cũng không thể vượt lên được những hạn chế khốc liệt của thời kỳ này; nói cách khác mối liên kết vô hình và cả hữu hình giữa quyền lực chính trị và quyền lực kinh tế sẽ làm giai đoạn này trở nên khốc liệt hơn, tàn bạo hơn.
Dân tộc nào sẽ có chính phủ như vậy! Chúng ta đang đi đến đáy của động lực cho sự phát triển.
Dự cảm về tương lai
Xét trong bối cảnh một quốc gia được cấu thành từ làng xã, và truyền thống kinh tế nông nghiệp thì việc công nghiệp tấn công vào nông thôn, bóc lột giá trị thặng dư từ nông thôn, đưa quyền lực, quyền lợi vào tay tư bản thân hữu sẽ dẫn tới những mâu thuẫn xã hội sâu sắc. Biến động xã hội, chính trị ở Việt Nam thường khởi phát từ nông thôn và sức tàn phá có thể kéo dài hàng chục năm trời trước khi chúng ta kịp tỉnh ngộ.
Chính trị dựa trên nền tảng Think Tank quả là một điều xa xỉ ở Việt Nam, thậm chí ngay trong cả cộng đồng người Việt Nam của nước ngoài. Tâm lý chộp giựt, ham thỏa mãn những ẩn ức cá nhân, ham lợi nhỏ trước mắt, trả thù, tấn công và tiêu diệt nhau, đó là những gì đang chi phối các hoạt động chính trị (chí ít là trên cộng đồng mạng).
Càng ngày càng trở nên cực đoan hóa và xa rời dần đi những giá trị nhân bản, trí thức thì ngoảnh mặt làm ngơ, người yếu thế thì hành động theo bản năng, đảng phái thì kinh doanh chính trị kinh doanh quyền lực. Những nền tảng hình thành nên quốc dân Việt Nam không hề được vun đắp và chẳng ai chịu nhìn về cái giá mà mai này chúng ta sẽ phải trả.
Vậy thì chúng ta mong chờ gì ở một tương lai đầy u tối như vậy? Quyền lực và sự độc quyền quyền lực không thể dựa vào ý chí chính trị của một đảng phái, bất luận những nền tảng triết học được cho là dày dạn, hay khả năng bao phủ quyền lực tuyệt đối. Nó phụ thuộc vào mối tương hỗ giữa kinh tế và kết cấu xã hội, khi chấp nhận sự tích lũy tư bản cũng có nghĩa là gốc rễ của anh đang bị hủy hoại, sớm muộn gì cũng phải tự biến để cứu lấy mình, cả về tính mạng cá nhân hay quyền lợi kinh tế.
Theo FB Sông Hàn
Dân oan hay dân tộc bạc nhược?
Một dân tộc tư chất không đến nỗi quá tồi tệ, nô lệ vậy mà giờ trộm cắp đĩ điếm đủ cả, đến nỗi Nhật, Hàn, Đài, phải treo biển răn người Việt Nam ăn cắp; ở Mã Lai lái taxi biết về khu gái điếm Việt Nam. Thế hỏi có oan không?
Một dân tộc sở hữu giải đất ngã ba đường của thế giới, suốt từ thời cổ trung đại đến ngày nay, một dân tộc nằm ngay bên bờ Địa Trung Hải ở phương Đông; một dân tộc sở hữu giải đất mà khí hậu nhìn chung không quá khắc nghiệt, đa dạng sinh học, địa chất địa mạo thế mà giờ bạc nhược, nghèo đói và lạc hậu hỏi có oan không?
Chúng ta có quyền tư do tư tưởng không? Chúng ta đã thực thi đầy đủ các quyền công dân của mình không? Vậy chúng ta đã là con người thực sự chưa? Và thế có phải là oan không?
Và pháp luật ứng dụng cho toàn xã hội đã thực sự công bình chưa, đã đủ mạnh để bảo vệ các giá trị nhân bản chưa? Oan ở đâu? Hay nhìn một cách toàn diện hơn dân oan cũng chỉ là một mảnh vỡ trong một xã hội với nền pháp luật không đủ mạnh để bảo vệ các giá trị nhân bản.
Một dân tộc không chịu cầu học, một nền học vấn chộp giựt và chỉ chực tranh đoạt những món lợi trước mắt, dân tộc ấy xứng đáng phải chịu như vậy. Chính phủ nào quốc gia nấy, nhưng dân tộc nào sẽ làm nên Chính phủ như thế ấy. Không có quốc dân không có thịnh vượng!
Cho nên tiên trách kỷ hậu trách nhân.
Khốn khổ thay!
Cái giá của sự tất yếu
Việt Nam bây giờ có thể nói là đang ở trạng thái Tư bản dã man, nơi tư bản thân hữu thừa mứa sự chụp giựt và làm giầu trên sự tước đoạt những giá trị và biết đâu đó cả hạnh phúc của người khác. Nơi sự bất bình đẳng trong xã hội sẽ ngày càng thêm khốc liệt, làm giầu bằng nghèo hóa người khác hoặc tước đoạt truyền thống và cả tương lai của những con người yếu thế trong xã hội.
Người nghèo, hay kẻ yếu dễ bị đánh đổi và hi sinh, bởi giàu (hiểu theo bất cứ nghĩa nào) thì cái giá để mà đánh đổi lớn hơn rất nhiều.
Sau khoảng mấy chục năm đuổi theo những thứ trời ơi đất hỡi, say mệ và mụ mẫm như kẻ “mò trăng đáy nước” thì quy luật tự nhiên, quy luật kinh tế xã hội đã buộc Việt Nam phải quay lại đúng lộ trình phát triển: Tích lũy tư bản – chỉ có điều là ngay ở Thế kỷ XXI.
Điều này có nghĩa rằng Việt Nam lạc hậu về phương thức và quan hệ sản xuất so với Tây phương một khoảng cách tính bằng nửa thiên niên kỷ, lạc hậu so với các nước như Nhật, Đài, Hàn, từ một trăm năm mươi năm đến vài thập kỷ.
Thành thị tấn công nông thôn, công nghiệp tấn công nông nghiệp, nông dân mất đất đó gần như là biểu lộ tất yếu và là phản đề của sự phát triển.
Muốn phát triển được nội lực của kinh tế bắt buộc Việt Nam phải có công nghiệp và dành đất cho công nghiệp dịch vụ thì tất yếu phải tước đoạt đất từ nông thôn, nông nghiệp. Với Việt Nam cái giá này nghiệt ngã và khốc liệt hơn khi chúng ta bước vào thời hồng hoang tư bản chủ nghĩa.
Một nền chính trị tốt, một thượng tầng với những think tank sẽ biết cách hạn chế những khốc liệt của thời kỳ tích lũy tư bản, dung hòa một cách tương đối giữa nhu cầu của phát triển với quyền lợi của đại đa số người dân. Một nền dân chủ sẽ biết cách hạn chế sự lũng đoạn thậm chí tiêu diệt được phần tử tư bản lũng đoạn sống bằng lobby (giữa chính quyền và chủ tư bản).
Nhưng nền chính trị dựa trên quyền lực đảng phải, bảo tồn tồn vong của chế độ dù có cố cách mấy cũng không thể vượt lên được những hạn chế khốc liệt của thời kỳ này; nói cách khác mối liên kết vô hình và cả hữu hình giữa quyền lực chính trị và quyền lực kinh tế sẽ làm giai đoạn này trở nên khốc liệt hơn, tàn bạo hơn.
Dân tộc nào sẽ có chính phủ như vậy! Chúng ta đang đi đến đáy của động lực cho sự phát triển.
Dự cảm về tương lai
Xét trong bối cảnh một quốc gia được cấu thành từ làng xã, và truyền thống kinh tế nông nghiệp thì việc công nghiệp tấn công vào nông thôn, bóc lột giá trị thặng dư từ nông thôn, đưa quyền lực, quyền lợi vào tay tư bản thân hữu sẽ dẫn tới những mâu thuẫn xã hội sâu sắc. Biến động xã hội, chính trị ở Việt Nam thường khởi phát từ nông thôn và sức tàn phá có thể kéo dài hàng chục năm trời trước khi chúng ta kịp tỉnh ngộ.
Chính trị dựa trên nền tảng Think Tank quả là một điều xa xỉ ở Việt Nam, thậm chí ngay trong cả cộng đồng người Việt Nam của nước ngoài. Tâm lý chộp giựt, ham thỏa mãn những ẩn ức cá nhân, ham lợi nhỏ trước mắt, trả thù, tấn công và tiêu diệt nhau, đó là những gì đang chi phối các hoạt động chính trị (chí ít là trên cộng đồng mạng).
Càng ngày càng trở nên cực đoan hóa và xa rời dần đi những giá trị nhân bản, trí thức thì ngoảnh mặt làm ngơ, người yếu thế thì hành động theo bản năng, đảng phái thì kinh doanh chính trị kinh doanh quyền lực. Những nền tảng hình thành nên quốc dân Việt Nam không hề được vun đắp và chẳng ai chịu nhìn về cái giá mà mai này chúng ta sẽ phải trả.
Vậy thì chúng ta mong chờ gì ở một tương lai đầy u tối như vậy? Quyền lực và sự độc quyền quyền lực không thể dựa vào ý chí chính trị của một đảng phái, bất luận những nền tảng triết học được cho là dày dạn, hay khả năng bao phủ quyền lực tuyệt đối. Nó phụ thuộc vào mối tương hỗ giữa kinh tế và kết cấu xã hội, khi chấp nhận sự tích lũy tư bản cũng có nghĩa là gốc rễ của anh đang bị hủy hoại, sớm muộn gì cũng phải tự biến để cứu lấy mình, cả về tính mạng cá nhân hay quyền lợi kinh tế.
Theo FB Sông Hàn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét