Các nhà lập pháp ủng hộ dân chủ bỏ ra ngoài khi ông Leung nói yêu cầu bầu cử tự do có nguy cơ dẫn đến ‘tình trạng vô chính phủ’
Tags: bầu cử tự do, chưa có tiền lệ, dân chủ, phục tùng, tình trạng vô chính phủ
Dennis Chong cho AFP từ Hồng Kông
Hôm thứ Tư lãnh đạo Hồng Kông Leung Chun-ying cảnh báo yêu cầu bầu cử tự do đầy đủ có nguy cơ dẫn đến “tình trạng vô chính phủ” khi ông tuyên thệ trung thành với Bắc Kinh trong khi những nhà lập pháp ủng hộ dân chủ bỏ ra ngoài.
Ông Leung giữ lập trường cứng rắn về vấn đề cải cách chính trị trong bài diễn văn thường niên, khi nói sẽ không có sự sai lệch nào nằm ngoài khuôn khổ của Bắc Kinh trong các cuộc bầu cử lãnh đạo thành phố vào năm 2017.
“Chế độ pháp quyền là nền tảng của Hồng Kông. Do đó sự phát triển dân chủ của Hồng Kông phải dựa trên nền tảng này. Khi chúng ta theo đuổi chế độ dân chủ, chúng ta cần hành động theo pháp luật, nếu không Hồng Kông sẽ rơi vào tình trạng vô chính phủ”, ông nói.
Trong bài diễn văn đầu tiên trước cơ quan lập pháp của Hồng Kông kể từ khi diễn ra các cuộc tập trung lớn trên phố kêu gọi tự do bầu cử lãnh đạo, ông Leung không nhượng bộ những người phản đối và nghi ngờ sự hiểu biết của họ về tính phức tạp của nền chính trị trong thành phố bán tự trị này của Trung Quốc.
Các nhà chức trách ở Hồng Kông và Bắc Kinh một mực cho các cuộc biểu tình này là bất hợp pháp.
“Hồng Kông trực thuộc chính quyền trung ương ở Bắc Kinh” ông Cheung nói.
“Quyền tự trị của Hồng Kông … nằm ở mức độ cao, nhưng không phải tuyệt đối”.
Bắc Kinh quy định ứng cử viên tranh cử chức trưởng đặc khu Hồng Kông trong lần bỏ phiếu công khai đầu tiên vào năm 2017 phải được một ban trung thành kiểm tra chặt chẽ, vốn bị những người tham gia chiến dịch lên án là “dân chủ giả tạo”.
Họ nói thà đừng bầu cử còn hơn là bầu cử mà lại hạn chế ứng cử viên, và không ngừng kêu gọi ông Leung, bản thân ông do một ủy ban thân Bắc Kinh bổ nhiệm, từ chức.
Nhưng ông Leung nhắc lại mọi cuộc bầu cử chức vụ cấp cao của thành phố phải tuân theo quy định kiểm tra chặt chẽ ứng cử viên của Bắc Kinh.
“Tuyển chọn trưởng đặc khu bao gồm bầu chọn và bổ nhiệm”, ông nói.
Ông nói thêm các sinh viên dẫn đầu các cuộc biểu tình dài hai tháng vừa kết thúc hồi tháng 12, “cần được hướng dẫn để hiểu đầy đủ” về quan hệ của Hồng Kông với Bắc Kinh nhằm tránh các cuộc tranh luận “vô ích”.
Lời bình luận của ông Cheung nhắc lại một mệnh lệnh do nội các của Bắc Kinh đưa ra hồi tháng 6, làm dấy lên phong trào ủng hộ dân chủ khi khẳng định Trung Quốc có “toàn quyền” cai quản Hồng Kông.
Thành phố này được cai trị bởi chính sách “một nước, hai chế độ” kể từ khi Anh quốc trao trả lại cho Trung Quốc năm 1997, tạo cho thành phố có nhiều quyền tự do hơn ở đại lục. Nhưng ngày càng nhiều người lo sợ sự ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc.
Khoảng 20 nhà lập pháp ủng hộ dân chủ đã bỏ ra ngoài phòng hội đồng cơ quan lập pháp và hai người bị nhân viên an ninh tống cổ ra ngoài trước bài diễn văn của ông Leung.
Cầm biểu ngữ và dù màu vàng, biểu tượng của phong trào ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông, họ hô vang: “Đả đảo CY Leung! Đầu phiếu phổ thông đích thực!”
Nhân viên an ninh bao quanh hai thành viên của đảng Dân Quyền không chịu đi và đang quát tháo “đáng xấu hổ” vào mặt ông Leung.
Chan Chi-chuen và Chan Wai-yip cuối cùng cũng bị lôi ra ngoài.
Bài diễn văn của ông Leung bị trì hoãn trong 15 phút. Sau đó ông cố gượng cười, đọc hết bài diễn văn trong khi các cuộc phản đối vẫn đang tiếp diễn.
Nhà phân tích chính trị Joseph Cheng miêu tả giọng điệu mạnh mẽ và nội dung bài diễn văn của ông là “chưa từng có tiền lệ”.
“Đó là một bài diễn văn về chính sách chưa từng có tiền lệ. CY rõ ràng cho thấy không có sự nhượng bộ về các vấn đề cải cách chính trị, và phục tùng Bắc Kinh”, ông nói.
Đặc khu trưởng thường đề ra các chính sách nội địa cho năm tới trong bài diễn văn thường niên, năm nay vẫn bao gồm các vấn đề như kinh tế, nhà ở, giao thông xe cộ và hỗ trợ người cao tuổi.
Nhưng bài diễn văn năm nay chuyển tải một thông điệp chính trị mạnh mẽ khác thường, theo Cheng.
Ông nói “đáng chú ý” là ông Leung đã nhấn mạnh đến mối liên hệ không thể tách rời giữa nền chính trị Hồng Kông và Bắc Kinh.
“Phong trào ủng hộ dân chủ nên hiểu rằng đây là một cuộc đấu tranh lâu dài về mặt chính trị và không có sự đột phá đáng kể nào trong tương lai gần”, ông nói them.
Ông Leung giữ lập trường cứng rắn về vấn đề cải cách chính trị trong bài diễn văn thường niên, khi nói sẽ không có sự sai lệch nào nằm ngoài khuôn khổ của Bắc Kinh trong các cuộc bầu cử lãnh đạo thành phố vào năm 2017.
“Chế độ pháp quyền là nền tảng của Hồng Kông. Do đó sự phát triển dân chủ của Hồng Kông phải dựa trên nền tảng này. Khi chúng ta theo đuổi chế độ dân chủ, chúng ta cần hành động theo pháp luật, nếu không Hồng Kông sẽ rơi vào tình trạng vô chính phủ”, ông nói.
Trong bài diễn văn đầu tiên trước cơ quan lập pháp của Hồng Kông kể từ khi diễn ra các cuộc tập trung lớn trên phố kêu gọi tự do bầu cử lãnh đạo, ông Leung không nhượng bộ những người phản đối và nghi ngờ sự hiểu biết của họ về tính phức tạp của nền chính trị trong thành phố bán tự trị này của Trung Quốc.
Các nhà chức trách ở Hồng Kông và Bắc Kinh một mực cho các cuộc biểu tình này là bất hợp pháp.
“Hồng Kông trực thuộc chính quyền trung ương ở Bắc Kinh” ông Cheung nói.
“Quyền tự trị của Hồng Kông … nằm ở mức độ cao, nhưng không phải tuyệt đối”.
Bắc Kinh quy định ứng cử viên tranh cử chức trưởng đặc khu Hồng Kông trong lần bỏ phiếu công khai đầu tiên vào năm 2017 phải được một ban trung thành kiểm tra chặt chẽ, vốn bị những người tham gia chiến dịch lên án là “dân chủ giả tạo”.
Họ nói thà đừng bầu cử còn hơn là bầu cử mà lại hạn chế ứng cử viên, và không ngừng kêu gọi ông Leung, bản thân ông do một ủy ban thân Bắc Kinh bổ nhiệm, từ chức.
Nhưng ông Leung nhắc lại mọi cuộc bầu cử chức vụ cấp cao của thành phố phải tuân theo quy định kiểm tra chặt chẽ ứng cử viên của Bắc Kinh.
“Tuyển chọn trưởng đặc khu bao gồm bầu chọn và bổ nhiệm”, ông nói.
Ông nói thêm các sinh viên dẫn đầu các cuộc biểu tình dài hai tháng vừa kết thúc hồi tháng 12, “cần được hướng dẫn để hiểu đầy đủ” về quan hệ của Hồng Kông với Bắc Kinh nhằm tránh các cuộc tranh luận “vô ích”.
Lời bình luận của ông Cheung nhắc lại một mệnh lệnh do nội các của Bắc Kinh đưa ra hồi tháng 6, làm dấy lên phong trào ủng hộ dân chủ khi khẳng định Trung Quốc có “toàn quyền” cai quản Hồng Kông.
Thành phố này được cai trị bởi chính sách “một nước, hai chế độ” kể từ khi Anh quốc trao trả lại cho Trung Quốc năm 1997, tạo cho thành phố có nhiều quyền tự do hơn ở đại lục. Nhưng ngày càng nhiều người lo sợ sự ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc.
Khoảng 20 nhà lập pháp ủng hộ dân chủ đã bỏ ra ngoài phòng hội đồng cơ quan lập pháp và hai người bị nhân viên an ninh tống cổ ra ngoài trước bài diễn văn của ông Leung.
Cầm biểu ngữ và dù màu vàng, biểu tượng của phong trào ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông, họ hô vang: “Đả đảo CY Leung! Đầu phiếu phổ thông đích thực!”
Nhân viên an ninh bao quanh hai thành viên của đảng Dân Quyền không chịu đi và đang quát tháo “đáng xấu hổ” vào mặt ông Leung.
Chan Chi-chuen và Chan Wai-yip cuối cùng cũng bị lôi ra ngoài.
Bài diễn văn của ông Leung bị trì hoãn trong 15 phút. Sau đó ông cố gượng cười, đọc hết bài diễn văn trong khi các cuộc phản đối vẫn đang tiếp diễn.
Nhà phân tích chính trị Joseph Cheng miêu tả giọng điệu mạnh mẽ và nội dung bài diễn văn của ông là “chưa từng có tiền lệ”.
“Đó là một bài diễn văn về chính sách chưa từng có tiền lệ. CY rõ ràng cho thấy không có sự nhượng bộ về các vấn đề cải cách chính trị, và phục tùng Bắc Kinh”, ông nói.
Đặc khu trưởng thường đề ra các chính sách nội địa cho năm tới trong bài diễn văn thường niên, năm nay vẫn bao gồm các vấn đề như kinh tế, nhà ở, giao thông xe cộ và hỗ trợ người cao tuổi.
Nhưng bài diễn văn năm nay chuyển tải một thông điệp chính trị mạnh mẽ khác thường, theo Cheng.
Ông nói “đáng chú ý” là ông Leung đã nhấn mạnh đến mối liên hệ không thể tách rời giữa nền chính trị Hồng Kông và Bắc Kinh.
“Phong trào ủng hộ dân chủ nên hiểu rằng đây là một cuộc đấu tranh lâu dài về mặt chính trị và không có sự đột phá đáng kể nào trong tương lai gần”, ông nói them.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét