Chính quyền đàn áp các nhà hoạt động ‘cách dã man chưa từng thấy trong những năm gần đây’
January 30, 2015
AFP từ Bắc Kinh, Trung Quốc
Trung Quốc đang vi phạm nhân quyền ở mức dữ dội vốn chưa từng có tiền lệ trong lịch sử gần đây, một tổ chức giám sát hàng đầu cho biết hôm thứ Năm.
Đảng Cộng sản cầm quyền “mở một cuộc tấn công đặc biệt vào các quyền cơ bản của con người và những người bảo vệ các quyền này cách dã man chưa từng thấy trong lịch sử gần đây”, tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) ở New York nói trong báo cáo thường niên.
Tổ chức nói thêm những diễn biến gần đây ở Trung Quốc là “dấu hiệu cảnh báo căn cứ việc ban lãnh đạo hiện nay có thể sẽ nắm quyền đến năm 2023”.
Từ khi nắm giữ chức vụ đứng đầu đảng Cộng sản năm 2012, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình giám sát chiến dịch chống các nhà chỉ trích chính quyền và hàng trăm người đã bị bắt hoặc bị bỏ tù.
“Trung Quốc vẫn còn là một nhà nước độc đoán, hạn chế các quyền cơ bản cách có hệ thống bao gồm quyền tự do ngôn luận, đoàn thể, hội họp và tôn giáo, do họ xem việc thi hành các quyền này đe dọa chế độ độc đảng”, HRW nói.
Chiến dịch chống tham nhũng được công khai rộng rãi của ông Tập “được thực hiện theo những cách làm suy yếu thêm chế độ pháp quyền, trong đó các quan chức bị buộc tội bị bắt giam theo một hệ thống giam giữ bất hợp pháp, không được hưởng sự bảo vệ cơ bản của pháp luật và thường bị ép nhận tội”, theo tổ chức này.
Các nhà hoạt động và các tổ chức bảo vệ nhân quyền tại Trung Quốc ngày càng đối mặt cảnh trả đũa, HRW trích dẫn một số vụ án trong đó có vụ của nhà bất đồng chính kiến Cao Shunli, người chết trong nhà giam năm ngoái.
Bà Cao bị bắt giam năm 2013 ngay trước khi bà chuẩn bị sang Geneva tham dự phiên họp của Liên Hiệp Quốc về hồ sơ nhân quyền của Trung Quốc.
Trung Quốc nói họ bảo vệ quyền của công dân mình, trong đó có quyền tự do hội họp, ngôn luận, tôn giáo và báo chí.
Đảng cầm quyền đã có “những bước đi tích cực trong một số lĩnh vực”, như chính thức bãi bỏ cải tạo thông qua các trại cải tạo lao động và đổi mới hệ thống đăng ký hộ khẩu, vốn làm cho hàng trăm triệu di dân ở Trung Quốc không được tiếp cận chế độ chăm sóc y tế và những chế độ phúc lợi khác cách bình đẳng, theo HRW.
Nhưng báo cáo của HRW còn lên tiếng quan ngại về quyết định “từ chối chế độ dân chủ thực sự ở Hồng Kông” được Bắc Kinh ban hành hồi tháng 8-2014, và việc này đã làm dấy lên làm sóng biểu tình ủng hộ dân chủ trong thuộc địa cũ của Anh quốc.
Tổ chức chỉ trích việc cảnh sát Hồng Kông sử dụng “vũ lực quá đáng”, bao gồm việc sử dụng bình xịt tiêu, cũng như hạn chế quyền tự do báo chí và hành hung các nhà báo độc lập.
“Mặc dù làn sóng biểu tình phản đối đã suy yếu, các vấn đề chính trị cơ bản vẫn chưa được giải quyết và dễ dàng bùng nổ bất cứ lúc nào”, HRW bình luận.
Đảng Cộng sản cầm quyền “mở một cuộc tấn công đặc biệt vào các quyền cơ bản của con người và những người bảo vệ các quyền này cách dã man chưa từng thấy trong lịch sử gần đây”, tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) ở New York nói trong báo cáo thường niên.
Tổ chức nói thêm những diễn biến gần đây ở Trung Quốc là “dấu hiệu cảnh báo căn cứ việc ban lãnh đạo hiện nay có thể sẽ nắm quyền đến năm 2023”.
Từ khi nắm giữ chức vụ đứng đầu đảng Cộng sản năm 2012, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình giám sát chiến dịch chống các nhà chỉ trích chính quyền và hàng trăm người đã bị bắt hoặc bị bỏ tù.
“Trung Quốc vẫn còn là một nhà nước độc đoán, hạn chế các quyền cơ bản cách có hệ thống bao gồm quyền tự do ngôn luận, đoàn thể, hội họp và tôn giáo, do họ xem việc thi hành các quyền này đe dọa chế độ độc đảng”, HRW nói.
Chiến dịch chống tham nhũng được công khai rộng rãi của ông Tập “được thực hiện theo những cách làm suy yếu thêm chế độ pháp quyền, trong đó các quan chức bị buộc tội bị bắt giam theo một hệ thống giam giữ bất hợp pháp, không được hưởng sự bảo vệ cơ bản của pháp luật và thường bị ép nhận tội”, theo tổ chức này.
Các nhà hoạt động và các tổ chức bảo vệ nhân quyền tại Trung Quốc ngày càng đối mặt cảnh trả đũa, HRW trích dẫn một số vụ án trong đó có vụ của nhà bất đồng chính kiến Cao Shunli, người chết trong nhà giam năm ngoái.
Bà Cao bị bắt giam năm 2013 ngay trước khi bà chuẩn bị sang Geneva tham dự phiên họp của Liên Hiệp Quốc về hồ sơ nhân quyền của Trung Quốc.
Trung Quốc nói họ bảo vệ quyền của công dân mình, trong đó có quyền tự do hội họp, ngôn luận, tôn giáo và báo chí.
Đảng cầm quyền đã có “những bước đi tích cực trong một số lĩnh vực”, như chính thức bãi bỏ cải tạo thông qua các trại cải tạo lao động và đổi mới hệ thống đăng ký hộ khẩu, vốn làm cho hàng trăm triệu di dân ở Trung Quốc không được tiếp cận chế độ chăm sóc y tế và những chế độ phúc lợi khác cách bình đẳng, theo HRW.
Nhưng báo cáo của HRW còn lên tiếng quan ngại về quyết định “từ chối chế độ dân chủ thực sự ở Hồng Kông” được Bắc Kinh ban hành hồi tháng 8-2014, và việc này đã làm dấy lên làm sóng biểu tình ủng hộ dân chủ trong thuộc địa cũ của Anh quốc.
Tổ chức chỉ trích việc cảnh sát Hồng Kông sử dụng “vũ lực quá đáng”, bao gồm việc sử dụng bình xịt tiêu, cũng như hạn chế quyền tự do báo chí và hành hung các nhà báo độc lập.
“Mặc dù làn sóng biểu tình phản đối đã suy yếu, các vấn đề chính trị cơ bản vẫn chưa được giải quyết và dễ dàng bùng nổ bất cứ lúc nào”, HRW bình luận.
Các tin bài khác
- Nhà báo bị bắt giữ ở Trung Quốc vì đưa tin về việc đàn áp Kitô hữu Jan 27, 2015
- Hệ thống giáo dục trì trệ dẫn đến số lượng du học sinh ngày càng tăng Jan 23, 2015
- Đức Giáo hoàng nói ngài sẵn sàng thăm Trung Quốc Jan 21, 2015
- Dòng Tên đánh dấu 400 năm hiện diện ở Việt Nam Jan 20, 2015
- Đức Thánh cha có chuyến viếng thăm bất ngờ đến ngôi chùa Phật giáo ở Colombo Jan 16, 2015
- Đức Thánh cha kêu gọi tự do tôn giáo khi phong thánh cho vị thánh tiên khởi của Sri Lanka Jan 15, 2015
- Đức Giáo hoàng kêu gọi theo đuổi chân lý và hòa bình ở Sri Lanka Jan 14, 2015
- Vatican lên án vụ tấn công tờ báo Pháp Jan 10, 2015
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét