Trang

Nhãn

Thứ Sáu, 16 tháng 1, 2015

Đức Giáo hoàng lên án ‘hình thức lệch lạc về tôn giáo’ (vietnam.ucanews.com)

 
Ngài nói việc giải thích Kinh thánh trực nghĩa biến Thiên Chúa 'một cái cớ ý thức hệ'
Tags: , ,
January 14, 2015 
Ella Ide cho AFP từ Vatican 
Đức Giáo hoàng lên án ‘hình thức lệch lạc về tôn giáo’ thumbnail
Đức Giáo hoàng Phanxicô phát biểu trong cuộc gặp gỡ với các đại sứ Tòa Thánh vào ngày thứ Hai tại Vatican. (AFP Photo/Pool/Claudio Peri)
Hôm thứ hai, Đức Giáo hoàng Phanxicô lên án “hình thức lệch lạc về tôn giáo” sau các cuộc tấn công chết người của các hiến binh Hồi giáo ở Pháp tuần trước và được xem là “sự lây lan không bao giờ kết thúc các cuộc xung đột” trên khắp thế giới, cuộc chiến tranh thế giới thứ ba.
“Mất đi sự tự do, người ta trở thành nô lệ, cho dù là đối với các mốt mới nhất, hay quyền lực, tiền bạc, thậm chí lệch lạc tôn giáo,” ngài nói và cho rằng “một nền văn hóa chối từ” dẫn đến “sự thất bại của xã hội và phát sinh bạo lực và chết chóc”.
“Chúng ta nhìn thấy bằng chứng đau đớn của điều này trong các sự kiện được hàng ngày trong các bản tin, không ít những vụ giết người thảm khốc diễn ra như tại Paris cách đây vài ngày,” ngài nói trong phát biểu hàng năm của mình với thành viên các đoàn ngoại giao ở Tòa Thánh.
Vị Giáo hoàng 78 tuổi đã phát biểu sau khi các cuộc tấn công đẫm máu nhất xảy ra ở Pháp trong một nửa thế kỷ, khiến 17 người thiệt mạng.
Ngài chỉ ra “những hậu quả đáng sợ” từ các cuộc xung đột ở Trung Đông và “sự lây lan của chủ nghĩa khủng bố cực đoan ở Syria và Iraq”.
“Việc giải thích Kinh thánh trực nghĩa loại trừ con người bằng các vụ giết người khủng khiếp, loại trừ Thiên Chúa, biến Người thành một cái cớ ý thức hệ,” ngài nói.
Không phải lần đầu tiên, Đức Phanxicô kêu gọi “một phản ứng toàn thể … trong khuôn khổ của luật pháp quốc tế” vào Nhà nước Hồi giáo và cũng kêu gọi cộng đồng người Hồi giáo “lên án cách giải thích trực nghĩa và cực đoan tôn giáo”.
Đức Giáo hoàng đã nói trước về sự lây lan các cuộc xung đột trên toàn cầu có thể dẫn đến một loại chiến tranh thế giới thứ ba, và trong bài phát biểu này, được gọi là chuyện về “Nhà nước Thế giới”, ngài lặp đi lặp lại các tuyên bố về “một cuộc chiến tranh thế giới thực sự đã diễn ra từng phần”.
Ngài kêu gọi thế giới cần nhớ ngày 6 tháng Tám năm 1945, ngày Mỹ bỏ bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản, ngày “nhân loại chứng kiến một trong những thảm họa khủng khiếp nhất trong lịch sử của mình”.
Lúc châu Âu bắt đầu một giai đoạn tự phản tỉnh về cội rễ và sự trỗi dậy của chủ nghĩa khủng bố, Đức Phanxicô đề cập đến một số vấn đề về xã hội và văn hóa có thể khiến các bạn trẻ bị vỡ mộng đi đến với chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan.
Ngài chỉ ra “một mô hình toàn cầu hóa mà mức độ khác biệt và thậm chí loại bỏ các nền văn hóa, cắt chúng ra khỏi những yếu tố vốn khuôn đúc nên căn tính của mỗi dân tộc”.
“Trong một thế giới buồn tẻ, vô nghĩa rất dễ dàng hiểu được những khó khăn và chán nản của những người đã mất đi cảm thức về sự sống,” ngài nói.
Ngài kêu gọi “một tinh thần mới trong việc tôn trọng luật pháp quốc tế” ở Ukraine, nơi xung đột tồi tệ nhất của châu Âu kể từ khi cuộc chiến tranh Balkan những năm 1990 đã khiến hơn 4.700 người chết theo Liên Hiệp Quốc.
Đức Giáo hoàng nhìn sang châu Phi, nơi ngài nói về nỗi buồn của mình qua các vụ bắt cóc ở Nigeria và những thương vong tại miền Nam Sudan, châu Phi và Cộng hòa Dân chủ Côngô.
Tuy nhiên, ngài cho biết năm nay đã thấy một số chuyển biến tích cực, từ việc xích lại gần nhau mang tính lịch sử giữa Hoa Kỳ và Cuba, những nỗ lực để đóng cửa Vịnh Guantanamo.
Ngài cũng lạc quan về Iran, ngài hy vọng về một thỏa thuận cuối cùng với Nhóm 5 + 1 “liên quan đến việc sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình.” AFP

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét