Những chiếc xe điện 3-4 bánh xuất xứ từ Trung Quốc chạy trên đường phố TP.HCM làm nhiều người tò mò. Ít ai biết những chiếc xe này không hề có giấy tờ nhập khẩu, vào Việt Nam một cách tự do và bán công khai trên thị trường trong khi cơ quan chức năng bối rối xử lý.
“Ô tô” 3 bánh giá rẻ
Theo hướng dẫn, chúng tôi tìm đến một cửa hàng bán phụ tùng xe máy nằm trên đường Nguyễn Tri Phương (phường 8, quận 10, TP.HCM). Nhân viên cửa hàng cho biết, đang “cháy hàng”, bởi số lượng nhập về có hạn. Khi chúng tôi ngỏ ý mua một chiếc “ô tô” điện, chủ cửa hàng yêu cầu đặt cọc 80% giá trị xe (hơn 30 triệu đồng) và hẹn sau 4 tuần sẽ có hàng. Theo giải thích của nhân viên bán hàng, mỗi đợt, cửa hàng chỉ nhập từ 10 - 15 xe nên khách phải đặt cọc trước.
“Có hai loại xe, một loại giá 55 triệu đồng chạy được 100km còn loại 45 triệu chạy được 40km. Xe có trọng lượng 350kg, chở tối đa khoảng 200kg. Xe có khả năng leo dốc từ 25-35 độ, có phanh bánh sau ổ đĩa. Pin xe được bảo trì miễn phí, điện áp 48V. Khách hàng có nhu cầu sử dụng xe đi xa thì nên mua thêm pin dự phòng” - người này giới thiệu và cho biết thêm: “Loại xe này đang bán rất chạy, nhập về 16 chiếc 1 tuần đã bán hết”.
Một cửa hàng bán xe “ô tô” điện 3 bánh trên đường Nguyễn Trãi (quận 5, TP.HCM) đang rao bán trên mạng. Do nhu cầu lớn, khách muốn mua phải đặt cọc, hơn 3 tuần mới giao xe. Khi phóng viên đề nghị được xem xe mẫu trước khi đặt cọc, chủ cửa hàng nói đã hết hàng. “Đặt cọc là để tránh tình trạng xe nhập về bị tồn, còn chất lượng bên bán sẽ bảo hành 12 tháng” - người giới thiệu xe nói.
Theo quan sát của phóng viên, loại xe này màu trắng, 3 bánh như “xe lam” ở Việt Nam. Có một chỗ ngồi và được bọc như ô tô bình thường. Những chiếc xe này được bán công khai tại các cửa hàng ở quận 3, 7 và nhiều điểm khác ở TPCM.
Không giấy tờ vẫn chạy
Khi chúng tôi hỏi về nguồn gốc chiếc “ô tô” điện xuất xứ từ Trung Quốc, nhân viên cửa hàng trên đều khẳng định, khi mua xe, khách hàng sẽ được giao gồm giấy mua hàng, giấy xác nhận nhập khẩu của hải quan. “Nói thật là hiện nay chưa có các giấy tờ đăng kiểm, giấy phép lưu thông”- một nhân viên thú thật. Tuy nhiên, theo người bán: “Xe này cũng chạy bằng điện, tốc độ cũng không cao lắm, tối đa là khoảng hơn 30km/h. Nó cũng chỉ như xe đạp điện mà xe đạp điện thì làm gì có giấy tờ, làm gì có biển số Người ta vẫn chạy ào ào đấy thôi”.
Anh Hoàng Vũ Linh (khách mua xe, ở quận 10) chia sẻ: “Giá xe điện này chỉ bằng chiếc xe máy. Nhưng tôi không rõ, sử dụng xe này có cần bằng lái, giấy tờ hoặc biển số gì không. Nếu mua về mà không chạy được thì tiếc lắm!”. Anh Võ Đức Chánh (42 tuổi, quận 7, TPCM) cho biết: “Xe vận hành ổn định nhưng không có dây an toàn. Khi xe chạy cứ cảm thấy bất an! Ban đầu, đọc thông tin trên mạng thấy xe tiện dụng lại nhỏ gọn, không sợ nắng mưa, nhưng giờ mua rồi mới thấy bất tiện. Ngập là chạy không nổi”.
“Mới nghe lời quảng cáo của nhân viên bán, mình đặt cọc rồi sau 3 tuần nhận hàng. Cứ nghĩ nó như xe đạp điện nên không cần giấy phép hay giấy tờ gì. Ai dè khi đem ra đường chạy thử thì bị cảnh sát giao thông gọi vào nhắc nhở vì xe chưa được cấp phép để lưu thông ra đường”- chị Tuyết Hằng, ngụ quận 2 kể. Khi chị Hằng quay lại hỏi cửa hàng thì nhân viên cửa hàng cho biết ngoài giấy tờ hải quan để chứng minh nguồn gốc, không có giấy tờ gì khác. Chứ xe này chưa có giấy tờ gì để lưu thông. “Tôi cũng không biết xử lý sao, cứ chạy tới đâu hay đấy”- chị Hằng ngao ngán.
Không riêng gì người sử dụng xe, hiện nay, các cơ quan quản lý vẫn còn lúng túng với loại xe này. Một chiến sĩ cảnh sát giao thông thuộc đội Cảnh sát giao thông Chợ Lớn TPCM, cho biết: “Hiện xe điện mẫu mới 3 bánh mới nhập về và cũng chưa có điều khoản nào quản lý hoặc xử lý nên khi gặp người sử dụng xe điện lưu thông trên đường thì chúng tôi chỉ dừng xe và nhắc nhở”.
Trong khi đó, theo Cục Đăng kiểm Việt Nam, loại xe điện 3, 4 bánh mà người dân thường gọi là xe ô tô điện là chưa chính xác. Bởi vì loại xe này chưa đảm bảo được tiêu chuẩn ô tô, theo tiêu chuẩn Việt Nam. Các loại xe điện 3, 4 bánh mà các cửa hàng rao bán thực chất là xe dùng để chạy nội bộ, trong các khu du lịch, khu nghỉ mát, trong các sân golf,...
“Ô tô” 3 bánh giá rẻ
Theo hướng dẫn, chúng tôi tìm đến một cửa hàng bán phụ tùng xe máy nằm trên đường Nguyễn Tri Phương (phường 8, quận 10, TP.HCM). Nhân viên cửa hàng cho biết, đang “cháy hàng”, bởi số lượng nhập về có hạn. Khi chúng tôi ngỏ ý mua một chiếc “ô tô” điện, chủ cửa hàng yêu cầu đặt cọc 80% giá trị xe (hơn 30 triệu đồng) và hẹn sau 4 tuần sẽ có hàng. Theo giải thích của nhân viên bán hàng, mỗi đợt, cửa hàng chỉ nhập từ 10 - 15 xe nên khách phải đặt cọc trước.
“Có hai loại xe, một loại giá 55 triệu đồng chạy được 100km còn loại 45 triệu chạy được 40km. Xe có trọng lượng 350kg, chở tối đa khoảng 200kg. Xe có khả năng leo dốc từ 25-35 độ, có phanh bánh sau ổ đĩa. Pin xe được bảo trì miễn phí, điện áp 48V. Khách hàng có nhu cầu sử dụng xe đi xa thì nên mua thêm pin dự phòng” - người này giới thiệu và cho biết thêm: “Loại xe này đang bán rất chạy, nhập về 16 chiếc 1 tuần đã bán hết”.
Hiện xe điện Trung Quốc chưa được cấp biển số trên đường phố Sài Gòn. |
Theo quan sát của phóng viên, loại xe này màu trắng, 3 bánh như “xe lam” ở Việt Nam. Có một chỗ ngồi và được bọc như ô tô bình thường. Những chiếc xe này được bán công khai tại các cửa hàng ở quận 3, 7 và nhiều điểm khác ở TPCM.
Không giấy tờ vẫn chạy
“Mới nghe lời quảng cáo của nhân viên bán, mình đặt cọc rồi sau 3 tuần nhận hàng. Cứ nghĩ nó như xe đạp điện nên không cần giấy phép hay giấy tờ gì. Ai dè khi đem ra đường chạy thử thì bị cảnh sát giao thông gọi vào nhắc nhở vì xe chưa được cấp phép để lưu thông ra đường”- chị Tuyết Hằng, ngụ quận 2 kể. Khi chị Hằng quay lại hỏi cửa hàng thì nhân viên cửa hàng cho biết ngoài giấy tờ hải quan để chứng minh nguồn gốc, không có giấy tờ gì khác. Chứ xe này chưa có giấy tờ gì để lưu thông. “Tôi cũng không biết xử lý sao, cứ chạy tới đâu hay đấy”- chị Hằng ngao ngán.
Không riêng gì người sử dụng xe, hiện nay, các cơ quan quản lý vẫn còn lúng túng với loại xe này. Một chiến sĩ cảnh sát giao thông thuộc đội Cảnh sát giao thông Chợ Lớn TPCM, cho biết: “Hiện xe điện mẫu mới 3 bánh mới nhập về và cũng chưa có điều khoản nào quản lý hoặc xử lý nên khi gặp người sử dụng xe điện lưu thông trên đường thì chúng tôi chỉ dừng xe và nhắc nhở”.
Trong khi đó, theo Cục Đăng kiểm Việt Nam, loại xe điện 3, 4 bánh mà người dân thường gọi là xe ô tô điện là chưa chính xác. Bởi vì loại xe này chưa đảm bảo được tiêu chuẩn ô tô, theo tiêu chuẩn Việt Nam. Các loại xe điện 3, 4 bánh mà các cửa hàng rao bán thực chất là xe dùng để chạy nội bộ, trong các khu du lịch, khu nghỉ mát, trong các sân golf,...
“Hiện Cục chưa nhận được hồ sơ đăng ký của doanh nghiệp hay cá nhân nào về loại ô tô điện 3 bánh nên chưa có căn cứ để đối chiếu với các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam. Để được lưu hành, trước hết loại xe này phải có đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ (xe nhập khẩu hay sản xuất trong nước) để bên công an làm thủ tục cấp biển số. Sau đó, xe này cần gửi hồ sơ đến Cục Đăng kiểm để đối chiếu với các quy chuẩn hiện hành để xác định nó có đủ điều kiện lưu thông công cộng hay không”, ông Nguyễn Tô An Trưởng phòng chất lượng xe cơ giới (Cục Đăng kiểm Việt Nam) cho biết. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét