2014-05-21 17:32:19 cri
Đọc đoạn sau đây, làm bài theo yêu cầu.
Hiện nay, trong các trường học lưu hành câu nói "Học sinh trung học có ba điều sợ, Toán olympic, Anh văn và Chu Thụ Nhân". Trên thực tế, một số học sinh sợ "ba thứ này" (hoặc "sợ một" "sợ hai" điều trong đó), một số học sinh không những không sợ ngược lại còn thích thú nữa. Bạn có trải nghiệm gì hoặc có suy nghĩ gì về "sợ" hoặc "không sợ"(kể cả thích thú)điều này? Mời anh/chị làm bài theo yêu cầu: 1.Tự chọn góc độ, tự đặt tiêu đề. 2. Làm bài văn tường thuật hoặc văn nghị luận 3. Không tiết lộ thông tin cá nhân 4. Không được sao chép, không được rập khuôn 5. Bài làm trên 700 chữ.
Bài làm
Tiêu đề tự đặt: "Trồng người" cần có Lỗ Tấn
Hiện nay, trong các trường học lưu hành câu nói "Học sinh trung học phổ thông có ba điều sợ, sợ Toán Olympic, sợ Anh văn và sợ Lỗ Tấn. Đối với hai điều sợ xếp đằng trước, tôi quả là cũng có đồng cảm; nhưng đối với điều sợ cuối cùng, thì tôi không những không sợ, mà còn rất thích thú đằng khác. Các học sinh trung học phổ thông ở Trung Quốc hiện nay, chỉ có dán mắt vào việc thi đỗ này nọ, áp lực hết sức nặng nề. Toán Olympic, Anh văn là hai môn quá ư đặc biệt, chúng có thể giúp các bạn học sinh trung học phổ thông thi thố bằng đường tắt rồi đến thẳng ngay chỗ trúng tuyển, các bạn thường cứ chỉ lo lắng hai môn này học không ra gì thì sẽ không giành được điểm cao, còn môn Ngữ văn thì bất kể là thi thố như thế nào đi nữa, cũng khó mà giành được điểm cao, nhưng cũng lại không đến nỗi bị điểm kém lắm, (đây chính là "nhận thức chung" của hầu hết các bạn học sinh trung học, đặc biệt là các bạn học sinh trung học cuối cấp), hơn nữa trong giáo trình Ngữ văn thì về "Lỗ Tấn" lại càng là "Đường Thục khó, khó hơn lên trời xanh", khiến nhiều bạn đều như "Ngẩng đầu nén thở ngồi thở dài". Văn chương của Lỗ Tấn tư tưởng học thức sâu rộng, thậm chí tiềm ẩn khó hiểu, quả là không nông cạn chút nào. Nhưng, đây có thể trở thành lý do để chúng ta sợ hay không? Nhìn lại từ xưa những bài tản văn của các đời tiên Tần Chư tử, Đường thi Tống từ, tiểu thuyết Minh Thanh, có mảng nào là nông cạn và dễ hiểu nào? Đối với tinh hoa, chỉ có phải đọc kỹ và nghiền ngẫm từng chữ từng câu, mới có thể ngẫm ra hương vị thật sự của tinh hoa. "Trên đời vốn không có đường, nhiều người đi lên mãi rồi, thì thành ra đường thôi". "Khi sinh hoạt trở nên an nhàn rồi, thì con người sẽ bị sinh hoạt làm cho mệt mỏi", "Cõi lòng rộng mở đựng thiện hạ, tại nơi không tiếng nghe sấm rền"... từng câu từng chữ, ngụ ý sâu xa, khiến mọi người phải suy ngẫm, chẳng lẽ để lớp bụi trần gian phủ lên đó hay sao? Sự đời là bể dâu chìm nổi, nhưng tư tưởng muôn đời không thay. Bản chất của danh từ "Lỗ Tấn", đã không còn là bút danh của ông Chu Thụ Nhân nữa, và cũng không còn là đại từ riêng của một đời văn hào rồi, mà đã trở thành tượng trưng cho chính nghĩa và sức mạnh. Hãy đưa mắt nhìn vào xã hội ngày nay, Khổng Ất Kỷ đã hóa thân thành giáo sư, không phải là "đánh cắp sách" nữa, mà là "sao chép"; nhân vật A.Q đã sống lại, khoe giàu khoe sang trên các trang internet; Thím Tường Lâm đã sống lại, đang rên rỉ dưới tầng lớp thấp kém trong xã hội; bầy chó săn đã sống lại, đội lốt bằng chiếc áo mạ vàng của chuyên gia học giả, vẫn cứ nhằm vào những người dân nghèo khó mà sủa vang; Nhuận Thổ đã sống lại, đi làm thuê vì bị thất học, đã không còn có quê nhà tươi đẹp ... Ai là kẻ sợLlỗ Tấn? Đó là chỉ có những loại Khổng Ất Kỷ, bầy chó săn, Lão Tư Lỗ... Học sinh trung học phổ thông không việc gì phải sợ Lỗ Tấn, mà phải nhìn thẳng vào xã hội hiện thực, không thể nào chỉ có chìm đắm trong biển sách vở. Các kiến thức trong sách vở nếu thoát ly hiện thực xã hội thì ắt không thể giúp cho Trung Quốc có sự tiến bộ. Giả như các bạn học sinh trung học phổ thông bị những bài toán Olympic, những bài Anh văn thống trị đầu óc, học tập chẳng qua chỉ vì đạt điểm cao, thì rốt cuộc, tư tưởng tất sẽ chỉ là một đống đổ nát. Học vội học vàng để được cái lợi trước mắt thì chỉ có thể làm hủy hoại tương lai của chúng ta, Trung Quốc trong tương lai nhất định phải cần đến những học giả có tư tưởng sâu sắc. Nếu sợ Lỗ Tấn, thì ắt không thể "Thụ nhân", có nghĩa là trồng người được. Chữ "Nhân" sẽ không để dựng đứng lên được, ánh bình minh tràn đầy hi vọng phục hưng và vươn lên sẽ không thể nhô lên từ phía chân trời được.
Lời Bình : Trước hết bài văn này vừa vào đề đã dẫn ngay Tài liệu cho sẵn của đề thi để khái quát nguyên nhân "ba thứ đáng sợ", sau đó chuyển ngay trọng tâm sang "Sợ Chu Thụ Nhân", chứng tỏ thí sinh có sự am hiểu kỹ lưỡng ngụ ý của tài liệu cho sẵn và có khả năng nắm được trọng tâm khi làm bài, tiếp theo đã bác lại những luận điệu về văn chương của Lỗ Tấn quá ư "sâu sắc khó hiểu", và đã lấy dẫn chứng của văn học cổ điển để bác lại, nêu rõ, "Đối với tinh hoa, chỉ có thể là phải đọc kỹ và nghiền ngẫm từng chữ từng câu, mới có thể ngẫm ra hương vị thật sự của tinh hoa", rồi dẫn ra nhiều câu nói triết lý trong tác phẩm Lỗ Tấn. Điều nổi bật là, thí sinh đã liên hệ với những mặt trái của xã hội hiện nay, "làm sống lại" những nhân vật trong tiểu thuyết của Lỗ Tấn để bày tỏ sự quan tâm sâu sắc đến các vấn đề xã hội, và niềm khát vọng đối với chính nghĩa. Làm bài văn như vậy, chính là sự kế thừa tinh thần của Lỗ Tấn. Cuối cùng, bài văn này đã từ tầm góc phồn vinh giàu mạnh của đất nước mà nghị luận hậu quả của việc "sợ Chu Thụ Nhân", để ứng đáp lại lập luận "Thụ nhân(tức trồng người)phải cần đến Lỗ Tấn". Bài văn mở đầu và phần cuối ứng đối với nhau, mạch lạc rõ ràng, có luận cứ đầy đủ, đã thể hiện cõi lòng của một cộng đồng người.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét