Vấn đề thừa tác vụ không được chú ý đến quá lâu rồi
Tags: cải cách, mục vụ, thừa tác vụ, tin mừng
Linh mục Michael Kelly từ Bangkok
Đây là lúc cải cách Giáo hội. Mọi người quan tâm để ý, từ người Công giáo bình thường trên khắp thế giới đến các hồng y bầu chọn Đức Hồng y Jorge Mario Bergoglio làm giáo hoàng, đều biết Giáo hội đang bất hòa và cần nhiều việc làm để trở thành phương tiện hữu hiệu đạt mục đích phục vụ đó là loan báo Tin Mừng và phục vụ dân Chúa.
Đang có những bước đầu cải tổ Vatican. Nhưng một số mục tốn kém đối với Giáo hội sẽ không được sửa đổi ngay. Trong đó có nhiều mục thuộc lĩnh vực mục vụ và đỏi hỏi thay đổi văn hóa nhiều như các mục quản lý. Và như bất kỳ người nào có kinh nghiệm trong thay đổi văn hóa của một tổ chức thường chứng kiến, kiểu thay đổi đó xảy ra chậm nhất.
Vào tháng 11 sẽ bắt đầu một vấn đề có thể không được tuyên bố nhưng đau đầu nhất trong đời sống Giáo hội; cũng là vấn đề thường xuyên khiến những người Công giáo tuân thủ giáo luật rời khỏi Giáo hội đó là ly hôn và tái hôn.
Nhưng có một vấn đề cơ bản, một vấn đề cần và đã không thể giải quyết trong ít nhất 40 năm nay đó là vấn đề mục vụ trong Giáo hội. Có thể đây sẽ là chủ đề của Thượng Hội đồng Giám mục tới.
Có hai vấn đề mà Đức Thánh cha Phaolô VI không cho phép thảo luận tại Vatican II – sự độc thân giáo sĩ và tránh thai. Vấn đề tránh thai được thảo luận trực tiếp vào năm 1968 nhưng không đạt được kết quả khiến Đức Phaolô VI không hề viết thêm tông huấn nào nữa. Đáng lẽ vấn đề sống độc thân giáo sĩ là chủ đề của Thượng Hội đồng Giám mục vào năm 1971, nhưng Thượng Hội đồng đã bỏ qua chủ đề này và chú tâm vào chủ đề công bằng xã hội.
Giờ đây nó là một chủ đề cần được xem xét ngay. Có thể thấy rõ đó là ý định của Đức Thánh cha Phanxicô qua những lời tuyên bố ngài sẵn sàng xem xét việc truyền chức linh mục cho những người đàn ông đã kết hôn – được gọi là viri probati.
Nhưng đó chỉ là phần nổi bên trên của tảng băng. Nếu một động thái như thế chỉ để củng cố cơ cấu sứ vụ hiện nay, quyền lực nằm trong tay của những người được phong chức linh mục, sẽ có ít sự chú ý đến những điều cần có trong một Giáo hội vốn đã thay đổi rất nhiều trong 50 năm qua.
Và trừ khi vấn đề được giải quyết trong bối cảnh đầy đủ, có sự xem xét đầy đủ sứ vụ nào trong Giáo hội cần được thực hiện, sự thay đổi như thế cũng sẽ có nguy cơ đề cao một việc gây hoang mang cho Giáo hội ngày nay và góp phần lớn vào hội chứng lạm dụng tình dục.
Dĩ nhiên tôi nói về thái độ phò giáo sĩ, văn hóa tư lợi vốn đẩy mạnh và duy trì giả định về tính ưu việt nơi giáo sĩ và thói quen giữ bí mật bao che của họ. Đó là điểm chung giữa linh mục và tất cả những người thuộc nhóm thượng lưu sau này, chẳng hạn các hội chuyên môn về luật và y học, viên chức và quân đội.
Nếu phong chức linh mục cho những người đàn ông đã kết hôn đưa thêm nhiều người vào văn hóa phá hoại vốn là điều hoàn toàn trái với những điều Chúa Giêsu hy vọng nơi những người đi theo Ngài, động thái này sẽ không cải cách mà là bảo vệ sự suy đồi. Đây là chủ đề bất biến của Đức Thánh cha hiện nay khi ngài chỉ trích tư tưởng địa vị và ái kỷ nơi giáo sĩ và ban quản lý Giáo hội tại Rôma.
Trên thực tế dường như Chúa ủng hộ cải cách vì ở hầu hết các nơi trên thế giới, số đàn ông độc thân được phong chức linh mục đã giảm trầm trọng trong 40 năm qua.
Đây là hiện tượng phổ biến trên toàn thế giới. Tại Philippines, một linh mục phục vụ tới 6.500 người Công giáo. Và ở nhiều nơi thuộc châu Âu, Bắc Mỹ và Mỹ Latinh, khả năng ban Bí tích Thánh Thể của Giáo hội – nguồn và là đỉnh điểm của đời sống Giáo hội, theo Công đồng Vatican II – đã suy giảm do thiếu chủ tế.
Thực tế đó là ở nhiều nơi trên thế giới, số linh mục già và ít hôm nay không phải là những người đang dẫn dắt các cộng đoàn Công giáo; nhiều cộng đoàn do giáo dân hướng dẫn. Giáo lý viên, hiệu trưởng trường học, chủ sự các nghi thức rước lễ và nhân viên mục vụ giáo dân hiện nay thường làm hết những công việc do linh mục đảm nhận trong những thế kỷ gần đây.
Chính giáo dân là người chuyển tải đức tin qua nhiều cách, thông qua giảng dạy và hướng dẫn giáo lý, nghiên cứu kinh thánh và thần học, coi sóc mục vụ hàng ngày trong các cộng đoàn, phục vụ người nghèo, bệnh nhân và người cao tuổi, bằng cách trông coi cộng đoàn và đoàn thể, quản lý tài sản và tài chính của Giáo hội, cử hành các nghi thức phụng vụ và đào tạo nhân viên mục vụ từ chính giáo dân, chuẩn bị cho giáo dân lãnh nhận các bí tích chính trong đời như bí tích hôn nhân và rửa tội, ngay cả cử hành nghi thức tang lễ, và còn nhiều việc làm nữa.
Giáo hội sẽ ngừng hoạt động nếu không có các thừa tác vụ – được trả lương hay tự nguyện – do giáo dân thực hiện, và có thể đa số là do phụ nữ làm. Nhưng không có việc làm nào trong đó được tán dương hay thừa nhận xứng đáng là phần không thể thiếu trong sứ vụ của Giáo hội.
Cách phục vụ của linh mục, và đào tạo ứng viên làm việc đó không xưa như nhiều người nghĩ. Nó có được cách thức như hiện nay là nhờ những cải cách do Công đồng Trentô vào thế kỷ 16 đề ra. Tại Công đồng này, đã diễn ra những thay đổi về kỷ luật chứ không phải về giáo lý siết chặt tình trạng phóng túng và suy đồi trong đó giáo sĩ phần lớn là những người ban bí tích không được đào tạo và vô trách nhiệm.
Đã tới giai đoạn cải cách mới và cần đi sâu hơn chứ không chỉ siết chặt quy định.
Linh mục dòng Tên Michael Kelly là giám đốc điều hành ucanews.com
Đang có những bước đầu cải tổ Vatican. Nhưng một số mục tốn kém đối với Giáo hội sẽ không được sửa đổi ngay. Trong đó có nhiều mục thuộc lĩnh vực mục vụ và đỏi hỏi thay đổi văn hóa nhiều như các mục quản lý. Và như bất kỳ người nào có kinh nghiệm trong thay đổi văn hóa của một tổ chức thường chứng kiến, kiểu thay đổi đó xảy ra chậm nhất.
Vào tháng 11 sẽ bắt đầu một vấn đề có thể không được tuyên bố nhưng đau đầu nhất trong đời sống Giáo hội; cũng là vấn đề thường xuyên khiến những người Công giáo tuân thủ giáo luật rời khỏi Giáo hội đó là ly hôn và tái hôn.
Nhưng có một vấn đề cơ bản, một vấn đề cần và đã không thể giải quyết trong ít nhất 40 năm nay đó là vấn đề mục vụ trong Giáo hội. Có thể đây sẽ là chủ đề của Thượng Hội đồng Giám mục tới.
Có hai vấn đề mà Đức Thánh cha Phaolô VI không cho phép thảo luận tại Vatican II – sự độc thân giáo sĩ và tránh thai. Vấn đề tránh thai được thảo luận trực tiếp vào năm 1968 nhưng không đạt được kết quả khiến Đức Phaolô VI không hề viết thêm tông huấn nào nữa. Đáng lẽ vấn đề sống độc thân giáo sĩ là chủ đề của Thượng Hội đồng Giám mục vào năm 1971, nhưng Thượng Hội đồng đã bỏ qua chủ đề này và chú tâm vào chủ đề công bằng xã hội.
Giờ đây nó là một chủ đề cần được xem xét ngay. Có thể thấy rõ đó là ý định của Đức Thánh cha Phanxicô qua những lời tuyên bố ngài sẵn sàng xem xét việc truyền chức linh mục cho những người đàn ông đã kết hôn – được gọi là viri probati.
Nhưng đó chỉ là phần nổi bên trên của tảng băng. Nếu một động thái như thế chỉ để củng cố cơ cấu sứ vụ hiện nay, quyền lực nằm trong tay của những người được phong chức linh mục, sẽ có ít sự chú ý đến những điều cần có trong một Giáo hội vốn đã thay đổi rất nhiều trong 50 năm qua.
Và trừ khi vấn đề được giải quyết trong bối cảnh đầy đủ, có sự xem xét đầy đủ sứ vụ nào trong Giáo hội cần được thực hiện, sự thay đổi như thế cũng sẽ có nguy cơ đề cao một việc gây hoang mang cho Giáo hội ngày nay và góp phần lớn vào hội chứng lạm dụng tình dục.
Dĩ nhiên tôi nói về thái độ phò giáo sĩ, văn hóa tư lợi vốn đẩy mạnh và duy trì giả định về tính ưu việt nơi giáo sĩ và thói quen giữ bí mật bao che của họ. Đó là điểm chung giữa linh mục và tất cả những người thuộc nhóm thượng lưu sau này, chẳng hạn các hội chuyên môn về luật và y học, viên chức và quân đội.
Nếu phong chức linh mục cho những người đàn ông đã kết hôn đưa thêm nhiều người vào văn hóa phá hoại vốn là điều hoàn toàn trái với những điều Chúa Giêsu hy vọng nơi những người đi theo Ngài, động thái này sẽ không cải cách mà là bảo vệ sự suy đồi. Đây là chủ đề bất biến của Đức Thánh cha hiện nay khi ngài chỉ trích tư tưởng địa vị và ái kỷ nơi giáo sĩ và ban quản lý Giáo hội tại Rôma.
Trên thực tế dường như Chúa ủng hộ cải cách vì ở hầu hết các nơi trên thế giới, số đàn ông độc thân được phong chức linh mục đã giảm trầm trọng trong 40 năm qua.
Đây là hiện tượng phổ biến trên toàn thế giới. Tại Philippines, một linh mục phục vụ tới 6.500 người Công giáo. Và ở nhiều nơi thuộc châu Âu, Bắc Mỹ và Mỹ Latinh, khả năng ban Bí tích Thánh Thể của Giáo hội – nguồn và là đỉnh điểm của đời sống Giáo hội, theo Công đồng Vatican II – đã suy giảm do thiếu chủ tế.
Thực tế đó là ở nhiều nơi trên thế giới, số linh mục già và ít hôm nay không phải là những người đang dẫn dắt các cộng đoàn Công giáo; nhiều cộng đoàn do giáo dân hướng dẫn. Giáo lý viên, hiệu trưởng trường học, chủ sự các nghi thức rước lễ và nhân viên mục vụ giáo dân hiện nay thường làm hết những công việc do linh mục đảm nhận trong những thế kỷ gần đây.
Chính giáo dân là người chuyển tải đức tin qua nhiều cách, thông qua giảng dạy và hướng dẫn giáo lý, nghiên cứu kinh thánh và thần học, coi sóc mục vụ hàng ngày trong các cộng đoàn, phục vụ người nghèo, bệnh nhân và người cao tuổi, bằng cách trông coi cộng đoàn và đoàn thể, quản lý tài sản và tài chính của Giáo hội, cử hành các nghi thức phụng vụ và đào tạo nhân viên mục vụ từ chính giáo dân, chuẩn bị cho giáo dân lãnh nhận các bí tích chính trong đời như bí tích hôn nhân và rửa tội, ngay cả cử hành nghi thức tang lễ, và còn nhiều việc làm nữa.
Giáo hội sẽ ngừng hoạt động nếu không có các thừa tác vụ – được trả lương hay tự nguyện – do giáo dân thực hiện, và có thể đa số là do phụ nữ làm. Nhưng không có việc làm nào trong đó được tán dương hay thừa nhận xứng đáng là phần không thể thiếu trong sứ vụ của Giáo hội.
Cách phục vụ của linh mục, và đào tạo ứng viên làm việc đó không xưa như nhiều người nghĩ. Nó có được cách thức như hiện nay là nhờ những cải cách do Công đồng Trentô vào thế kỷ 16 đề ra. Tại Công đồng này, đã diễn ra những thay đổi về kỷ luật chứ không phải về giáo lý siết chặt tình trạng phóng túng và suy đồi trong đó giáo sĩ phần lớn là những người ban bí tích không được đào tạo và vô trách nhiệm.
Đã tới giai đoạn cải cách mới và cần đi sâu hơn chứ không chỉ siết chặt quy định.
Linh mục dòng Tên Michael Kelly là giám đốc điều hành ucanews.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét