Trang

Nhãn

Thứ Sáu, 16 tháng 5, 2014

Giàn khoan Hải Dương 981: Trung Quốc không phải xâm lấn, mà xâm lược (nguyentandung.org)

 

Thứ sáu, 16/05/2014, 08:05 (GMT+7)
          (Phản đối Trung Quốc xâm lược) - Có thể họ đã tính toán mưu đồ riêng, hành động đặt giàn khoan Hải Dương 981 lần này, tôi nghĩ không đơn thuần xâm lấn, mà phải coi là hành động xâm lược”, LS Phan Xuân Xiểm nói.

“Ở các các góc độ pháp lý, đạo lý, lịch sử, Việt Nam có đầy đủ cơ sở để khẳng định chủ quyền tại vùng biền Hoàng Sa. Việc Trung Quốc bất chấp tất cả để tiến hành các hành động xâm lấn là đi ngược lại với xu thế chung của thế giới, là hành động không thể chấp nhận được”, LS Phan Xuân Xiểm – nguyên Vụ trưởng Vụ Trung ương 1, Ủy ban Kiểm tra Trung ương chia sẻ với phóng viên.
Khởi kiện Trung Quốc ra tòa án Quốc tế
Khởi kiện Trung Quốc ra tòa án Quốc tế
Đây là hành vi xâm lược
Hành động đặt giàn khoan trái phép Hải Dương 981 của Trung Quốc ở vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam là vấn đề nóng bỏng thu hút sự quan tâm của dư luận trong nước và quốc tế. Là một luật sư, đồng thời cũng đã từng công tác trong quân đội, ông nhìn nhận sự việc này thế nào?
Việt Nam có đầy đủ bằng chứng về cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa.
Ngay cả các nhà nghiên cứu trên thế giới họ cũng đều có chung nhận định như vậy, thậm chí là cả nhà nghiên cứu của Trung Quốc cũng vậy. Thế nhưng, phía Trung Quốc vẫn cứ có những hành động vi phạm pháp luật, trong khi họ cứ nói rằng phải tôn trọng luật pháp quốc tế. Trước đây thì Trung Quốc cũng đã có nhiều lần có những hành động ngang ngược, gây hấn kiểu này. Việc xâm lấn biên giới, xâm lấn Biển Đông, đặc biệt là sự việc tháng 3/1988 Trung Quốc đánh chiếm đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Các chiến sĩ của ta đã hy sinh bảo vệ chủ quyền của đất nước, câu chuyện đó cũng vẫn chưa nguôi.
Theo ông, Trung Quốc đang toan tính gì?
Có thể là họ đã tính toán nhưng mưu đồ riêng, hành động đặt giàn khoan Hải Dương 981 lần này tôi nghĩ không đơn thuần là hành động xâm lấn mà phải coi là hành động xâm lược vì họ đã vi phạm vào vùng lãnh hải thuộc chủ quyền của Việt Nam. Vừa rồi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có bài phát biểu được dư luận rất đồng tình ủng hộ.
Giải pháp trước mắt để đối phó với hành vi này của Trung Quốc sẽ là gì?
Trước mắt thì phải cảnh cáo và xua đuổi, tuyên truyền để họ hiểu rõ quan điểm lập trường của Việt Nam, luật pháp quốc tế. Còn nếu chúng ta đã nhân nhượng nhưng vẫn không ngăn chặn được, Trung Quốc vẫn lấn tới thì cần thiết phải có những hành động quân sự phù hợp. Bài học lịch sử từ tháng 12/1946 Bác Hồ dạy vẫn còn đó. Tôi nguyên là cán bộ quân đội, cũng đã nghiên cứu nhiều về quân sự, đã học ở Trung Quốc, tôi nghĩ lúc này cần phải vận dụng các bài học kinh nghiệm đã có trong lịch sử. Người Việt Nam yêu chuộng hòa bình, nhưng chưa bao giờ chúng ta chùn chân trước quân xâm lược.
LS Phan Xuân Xiểm.
LS Phan Xuân Xiểm.
Lá cờ trên đảo Gạc Ma
Giả sử xảy ra một cuộc chiến tranh, tương quan lực lượng và sức mạnh quân sự ở đây sẽ thế nào?
Chúng ta từ trước đến nay đã luôn kiềm chế ở mức nhất định, tôn trọng luật pháp quốc tế. Nhưng khi Trung Quốc đã xâm phạm chủ quyền thì chúng ta phải kiên quyết. Còn nhớ sự kiện ngày 14/3/1988, các chiến sĩ hải quân của chúng ta đã ôm lá cờ Tổ quốc, khi nằm xuống vẫn ôm lá cờ quấn quanh mình, không cho kẻ địch chiếm được đảo Gạc Ma. Điều đó để thấy sức mạnh của quân dân Việt Nam, lòng yêu nước, tự tôn dân tộc lúc nào cũng ngùn ngụt. Bây giờ trên Biển Đông, Trung Quốc đưa lực lượng tới thì mình cũng đưa lực lượng tới, sức mạnh quân sự của ta cộng với sức mạnh của lòng dân sẽ chiến thắng.
Trên các mạng xã hội, các cuộc biểu tình, sự phẫn nộ của người dân về hành vi sai trái của Trung Quốc luôn sục sôi. Có lẽ lòng yêu nước sục sôi ấy ở người dân Việt Nam chưa bao giờ nguôi, kể cả những người trẻ, ông có nghĩ thế?
Đúng thế, có thể đâu đó cũng có những thanh niên lêu lổng, chơi bời. Nhưng khi động đến lòng tự hào dân tộc, danh dự đất nước, chủ quyền Tổ quốc là tôi nghĩ họ luôn sẵn sàng đứng dậy chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Lòng tự hào dân tộc của người Việt Nam cao lắm, không gì vùi lấp đi được.
Vậy là xét ở tất cả các yếu tố, Việt Nam đang có thế mạnh hơn Trung Quốc?
Đúng vậy, xét ở các mặt từ luật pháp quốc tế đến chính nghĩa, đến lòng dân, ta luôn đứng ở thế thượng phong. Sức mạnh của truyền thống yêu nước, tinh thần dũng cảm, mưu trí của người Việt đã được chứng minh qua hàng nghìn năm lịch sử rồi.
Việc vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc, chúng ta có thể kiện?
Hoàn toàn có thể chứ, chúng ta có thể nhờ đến sự phán xét của tòa án quốc tế, dư luận quốc tế. Khả năng thắng kiện dựa trên các bằng chứng đã có của chúng ta là rất lớn.
Tàu chiến Trung Quốc neo gần giàn khoan trái phép Hải Dương 981.
Tàu chiến Trung Quốc neo gần giàn khoan trái phép Hải Dương 981.
Không nóng vội để mắc mưu của Trung Quốc
Liệu còn mưu đồ gì khác đằng sau hành động lần này của Trung Quốc?
Chúng ta không nóng vội để mắc mưu của Trung Quốc. Phải tính toán các khả năng có thể xảy ra, đồng thời chuẩn bị lực lượng một cách mạnh mẽ nhất. Để ngăn cản sự xâm lược của Trung Quốc thì cần đến sức mạnh tổng hợp. Việt Nam đã trải qua một số sự việc tương tự, nhưng mức độ nghiêm trọng của lần này lớn hơn các lần trước. Họ đưa tàu quân sự, đưa giàn khoan vào vùng biển của mình là hành vi khiêu khích trắng trợn. Không có sức mạnh nào để Trung Quốc có thể độc chiếm được Biển Đông như mưu đồ của họ.
Rõ ràng Trung Quốc là quốc gia rộng lớn, hẳn là sức mạnh quân sự của họ cũng lớn?
Lịch sử đã chứng minh trong rất nhiều cuộc chiến, rằng chúng ta có thể lạc hậu hơn về sức mạnh quân sự, số lượng quân ít hơn, nhưng chúng ta đã chiến thắng trong tất cả các cuộc chiến ấy. Điện Biên Phủ vẫn là bài học còn đó tính thời sự. Rất rất nhiều bài học cho thấy Việt Nam có truyền thống đoàn kết, yêu nước, lấy yếu thắng mạnh dựa trên sức mạnh của chính nghĩa. Trong lịch sử thì Trung Quốc cũng đã đại bại ở Việt Nam rồi. Vậy nên nếu Trung Quốc ngoan cố lấn tới, có xâm lược thì sẽ có chống xâm lược.
 Tàu hải cảnh Trung Quốc ngang ngược ngăn cản tàu Việt Nam thực thi pháp luật trên hải phận của Việt Nam.
Tàu hải cảnh Trung Quốc ngang ngược ngăn cản tàu Việt Nam thực thi pháp luật trên hải phận của Việt Nam.
Ở thời điểm này chúng ta phải làm gì thưa ông?
Phải chủ động, tỉnh táo. Đó là những yếu tố đầu tiên để không mắc mưu khiêu khích của Trung Quốc. Họ đưa lực lượng quân sự ra thì mình cũng đưa lực lượng của mình ra để xua đuổi họ.
Khả năng giải quyết bằng con đường hòa bình trong thời điểm này ra sao?
Giải quyết bằng con đường ngoại giao, tránh xung đột là xu thế chung của thế giới. Nhưng khi Trung Quốc không làm thế thì chúng ta cũng không thể đơn phương chỉ giải quyết bằng hòa bình. Người Việt Nam có khát khao hàng nghìn năm nay là hòa bình. Chỉ khi không thể khác được nữa thì mới phải dùng đến các giải pháp khác.
Xin cảm ơn ông!
Trước hành động Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, người Việt ở khắp nơi trên thế giới đã lên tiếng phản đối và thể hiện quyết tâm sát cánh bảo vệ phần máu thịt không thể tách rời này của Tổ quốc. Tại Lào, Malaysia, Thái Lan, Mỹ, Ucraina, Đức, Nhật, Pháp, Nga… kiều bào đều có các hoạt động thiết thực lên án hành vi ngang ngược của Trung Quốc và một lòng bảo vệ chủ quyền Tổ quốc Việt Nam.
(Theo Kiến Thức)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét