16/02/2014 06:40 (GMT + 7)
TT - Đó là chia sẻ của PGS.TS Lương Hồng Quang (phó viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam) trong cuộc trao đổi với Tuổi Trẻ về câu chuyện cầu cúng, rải tiền trong lễ hội.
Nhét tiền vào cả tay Phật Bà nghìn mắt nghìn tay ở chùa Lim, Bắc Ninh - Ảnh: Tiến Thắng |
Lễ cúng sao giải hạn chùa Phúc Khánh (Hà Nội) vào rằm tháng giêng khiến một đoạn đường dài khoảng 200m nối từ đường Tây Sơn - Nguyễn Trãi bị tê liệt hoàn toàn - Ảnh: Nguyễn KHánh |
Hỗn loạn tại lễ hội cướp phết Hiền Quan (tỉnh Phú Thọ) khi hàng nghìn thanh niên chen nhau giẫm đạp để tranh giành quả phết với hi vọng mang lại may mắn cho gia đình - Ảnh: Nguyễn Khánh |
Thành tâm cầu... lộc, cầu an - Ảnh: Nguyễn Khánh
|
Chen nhau cọ tiền vào khánh đồng trên chùa Yên Tử mong cầu tài - Ảnh: Đức Hiếu |
Ném tiền xuống giếng ở đền Côn Sơn, Kiếp Bạc, tỉnh Hải Dương - Ảnh: Tiến Thắng
|
Hậu quả sau trận cướp phết cầu may khiến một thanh niên phải nhờ bạn dìu ra khỏi lễ hội - Ảnh: Nguyễn Khánh
|
Ông nói: “Đền Bà Chúa Kho là minh chứng điển hình cho cái gọi là “sáng tạo” truyền thống trong xu hướng di sản hóa. Cùng với đền Bà Chúa Kho, rất nhiều chùa, đền, phủ của chúng ta hiện nay cũng đang đi theo xu hướng này. Nhưng điều kỳ lạ là cả xã hội chấp nhận điều này, đang quá mê tín, quá trông chờ vào vận may từ thánh thần”.
PGS.TS Lương Hồng Quang - Ảnh: Hà Hương
|
- Đền Bà Chúa Kho là minh chứng điển hình cho cái gọi là “sáng tạo” truyền thống trong xu hướng di sản hóa. Thành công đầu tiên là đã thay đổi chức năng của nhân vật thờ cúng, từ một người giữ kho lương thành bà chúa giữ tiền, bà chúa của ngân hàng, huyền thoại hóa lên. Giới truyền thông góp phần nhiều cho việc này.
Bên cạnh đó, đền Bà Chúa Kho được quản lý như một tổ chức chuyên nghiệp với sổ sách, quy chế rõ ràng, minh bạch, có cơ chế phân chia lợi ích trong cộng đồng.
Họ dùng nguồn thu đó để bảo tồn, mở rộng nơi thờ tự, các công trình phúc lợi trong dân, tạo công ăn việc làm cho người dân trong nội bộ. Nhưng mô hình này đang gặp vấn đề là tính tự trị quá cao.
Vấn đề không phải thay một mô hình quản lý này bằng một mô hình quản lý khác, sẽ không hiệu quả, mà theo nguyên tắc của xã hội hiện đại, mọi nguồn thu, mọi nguồn quyên góp cần phải được quản lý bằng luật, thay vì luật làng như hiện nay. Đó là một tiến trình lâu dài.
Cuối cùng, các chủ thể ở đền Bà Chúa Kho đã vận dụng tối đa thời cơ của chính sách. Đó là chính sách về bảo tồn phát huy di sản văn hóa dân tộc, tự do tôn giáo tín ngưỡng. Họ vận dụng tối đa điều đó để phục hồi. Họ biết rằng phải có được danh hiệu di tích lịch sử cấp quốc gia, khi có danh hiệu rồi mới mở rộng phạm vi.
* Lễ hội năm nay, chuyện rải tiền lẻ được thắt chặt nhưng tiền lẻ vẫn tung hoành khắp đền chùa miếu phủ. Có thể cắt nghĩa vấn đề này như thế nào, thưa ông?
- Về nguyên tắc cúng là phải có hương, đăng, quả, thực. Tiền cũng là một lễ vật cúng. Ngày xưa người dân chẳng có nhiều tiền, chỉ có tiền lẻ thôi, họ đặt trong mâm cúng.
Hoặc có tiền giọt dầu gửi cho người đứng đầu cơ sở thờ tự để họ chi phí cho việc cúng lễ. Hòm công đức gần đây mới có, ngày trước không có. Hòm công đức là tư duy của xã hội hiện đại.
Sau này người ta còn có một hình thức nữa là ghi phiếu công đức cho những người quyên góp. Có một hình thức khác là thông qua các đợt duy tu sửa chữa, chủ yếu là cung tiến của người có tiền và giới có địa vị trong xã hội. Đây là số tiền đóng góp lớn nhất.
Trở lại vấn đề rải tiền, nhiều người thật sự không có hiểu biết khi đi lễ nên cứ làm loạn lên. Họ không được trao truyền các nghi thức nghi lễ của cha ông để lại, cộng thêm nữa là tư duy cứ đi lễ thì phải lễ to, có nhiều tiền rải thì xin được nhiều lộc.
Cái xin bây giờ là cái xin trao đổi, tư duy hàng hóa thương mại. Còn ngày xưa cũng có cầu xin nhưng họ có niềm tin, lễ to lễ nhỏ không quan trọng, vấn đề là mình thành tâm.
Hành vi rải tiền không chỉ sai về mặt nghi lễ, mà còn thể hiện sự thiếu hiểu biết, mê tín của rất đông người dân hiện nay.
* Tất cả điều đó sẽ dẫn đến những hệ lụy nào?
- Cả thế giới từ thập niên 1970 đã bước vào quá trình “di sản hóa”, coi truyền thống là những giá trị cần được ứng xử một cách nâng niu, gìn giữ, tách ra khỏi đời sống hiện hữu trong một xu hướng “gán giá trị”, “gán nhãn hiệu”, và đôi lúc là những vật thiêng, có ý nghĩa văn hóa của một cộng đồng người.
Xu hướng này đặc biệt được các nước phát triển sử dụng để bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trong đời sống đương đại.
Trong xu thế này, các nước phát triển được cũng nhiều mà mất không ít. Chúng ta đang đứng trước lưỡng nan của sự phát triển văn hóa.
Cái được là tạo ra được sự tiếp nối giữa truyền thống với hiện đại, tiềm năng kinh tế của di sản được phát huy, giá trị của di sản được lan tỏa...
Nhưng có những bất cập:
Thứ nhất, con người rơi vào ảo tưởng, ảo giác, điều này dẫn đến việc mất cân bằng, vị truyền thống một cách siêu hình. Trong khi đó, logic phát triển phải là chuẩn bị gì cho hiện tại và tương lai cần được cân bằng với bảo tồn và phát huy truyền thống.
Hệ quả thứ hai là việc chạy theo danh hiệu đã làm biến dạng di sản, kể cả mặt vật chất lẫn tinh thần. Các cơ sở thờ tự được mở rộng quy mô, các di sản văn hóa tinh thần cũng được nâng cấp, nâng tầm, nhiều khi làm biến dạng di sản dưới nhiều biểu hiện.
Hệ quả thứ ba, xã hội có vẻ quá mê tín. Trông chờ vào thần thánh, trông chờ vào thế lực siêu nhiên xuất hiện ở nhiều hạng và nhóm xã hội. Một xã hội “tắm mình” trong tín ngưỡng, lễ hội, cúng bái, thờ phụng, nghi lễ. Mê tín nhờ đó cũng trở thành một thứ quyền lực. Đó là điều phải cảnh tỉnh xã hội, nếu không thế hệ trẻ sẽ mất phương hướng.
Đây là vấn đề về chính sách.
* Trong bối cảnh này, theo ông, liệu có biện pháp nào để giảm bớt tình trạng mê tín của xã hội hay không?
- Theo tôi, muốn thay đổi phải cần thời gian để tất cả mọi người thay đổi nhận thức. Khách hành hương hiện nay không có khuôn mẫu văn hóa, họ không biết cái gì nên và không nên khi đến đền chùa miếu phủ.
Mấy chục năm nay người Việt Nam không được trao truyền những nghi thức ấy, cũng không được hướng dẫn. Cho nên, theo tôi, việc đầu tiên là phải giáo dục về việc thực hành các nghi lễ truyền thống.
Trong đó, giới truyền thông cũng cần được trang bị lại hệ thống kiến thức để tránh tình trạng nhiễu loạn như hiện nay.
Mặt khác, bản thân chủ cơ sở thờ tự phải kiên quyết đảm bảo thực hiện nếp sống văn minh. Nếu họ không vào cuộc thì sự nỗ lực của cả xã hội cũng không giải quyết được việc gì.
Cứ nghĩ người dân rải tiền lung tung thì tiền vẫn cứ thuộc về nhà chùa, nhà đền như hiện nay thì khó thay đổi được gì. Chưa nói đến việc hiện nay chúng ta chưa có những quy chế, chính sách nào hiệu quả về vấn đề này. Chế tài lại càng không.
Một du khách cố thả tiền lên bàn thờ tại đền Trần, Nam Định để cầu may - Ảnh: Nguyễn Khánh |
HÀ HƯƠNG thực hiện
* Có vẻ như việc tạo ra những huyền thoại mới để khuếch trương lễ hội, di sản ở Việt Nam đang trở thành xu hướng khá phổ biến?
- Điều đó có ở đền Bà Chúa Kho, đền Trần... và rất nhiều cơ sở thờ tự khác. Như ấn đền Trần ban đầu chỉ là chiếc ấn cầu an, trừ tà, trấn yểm, theo nguyên tắc của Đạo giáo. Không biết từ bao giờ, với sự tham gia của quan chức nhà nước và bị đẩy lên thành ấn cầu quan. Đến cả tôi hằng năm vẫn thường bị nhờ vả đi xin ấn đền Trần. Giải thích mãi nhưng người ta vẫn tin là như thế. Chùa Hà ban đầu chỉ là một ngôi chùa thờ Phật bình thường. Bỗng dưng một ngày trở thành ngôi chùa cầu duyên, là nơi linh thiêng cho đôi lứa. Dần dần tâm thức của con người bị đóng đinh như thế rồi. Còn chùa Phúc Khánh trở thành “thương hiệu” của việc dâng sao, giải hạn, cầu an. Phủ Tây Hồ bị biến thành nơi cầu tài cầu lộc, buôn may bán đắt.
|
------------------------------------
* Tin bài liên quan:
Sau bao nam nguoi ta co gang ap dung chu thuyet duy vat vo than, den nay quan chung trong doi, hy vong va tin tuong cuoc doi va xa hoi nay can co than linh, co sieu nhien de bot di nhung tro gia tra, doi gian...
Trả lờiXóa