Trang

Nhãn

Thứ Hai, 3 tháng 2, 2014

Thời thế qua thơ Xuân (saigonecho.com/news)


 

      Chúa Nhật, 02 tháng Hai năm 2014 22:44 

Trong những ngày viết bài Xuân, làm báo Tết, năm nay sửa soạn cho Tết Giáp Ngọ 2014, trong tôi bật lên một niên kỷ gần gũi: 1954, những ngày sửa soạn Tết trong một kinh thành đổ vỡ: Hà Nội. Và cho tới bây giờ, những ngày sửa soạn Tết trong một thủ đô lưu vong, Little Saigon, 2014, như thế là tròn 60 năm xa Hà Nội chưa về, từ đêm chiếc máy bay Dakota cũ kỹ bụi bậm già nua đưa tôi rời đất Bắc, như một trận gió u u, như một cơn giông ào ào, một lời ca nho nhỏ cất lên trong tâm tưởng: “Hà Nội ơi! Nhớ về thành phố xa xôi...”
chuc tet
Mừng Tuổi Ðầu Năm, ảnh Trần Cao Lĩnh. 
Chỉ trong một thoáng, tôi ngừng lời ca, nghĩ đến những bài thơ về Hà Nội, nói về Hà Nội, và chỉ thêm một thoáng nữa, tôi nghĩ đến những bài thơ trải dài từ 1954 chia cắt đất nước tới những vần điệu khứ quốc năm 2014, 60 năm những bài thơ kể lại tâm tư, hoàn cảnh, lịch sử, quê hương của các thi sĩ Việt Nam. Tôi tìm ra một điều, cuộc chia cắt 1954 chưa chấm dứt, kẻ thù 1954 vẫn là kẻ thù 2014, cuộc chia cắt 1954 chỉ bởi một dòng sông Bến Hải, còn cuộc chia cắt bây giờ là toàn diện, từ muôn vạn ranh giới, quốc độ, đại dương, tới hàng rào quanh khu Ba Ðình, 60 năm qua vẫn chưa có một mùa xuân sum họp nào, kẻ ra đi 54 vẫn còn ra đi chưa về, trừ phi là thay họ đổi tên, giấu mặt trước kẻ thù. Năm 1954 chỉ có khoảng tám trăm ngàn người từ bỏ quê hương miền Bắc vĩ tuyến 17 xuôi Nam, tới nay 60 năm sau, những người khứ quốc là năm ba triệu, và con cháu, sống xa quê từ hàng trăm đất nước phong thổ xứ người, như thế, quê hương chia cắt còn hay không còn, đất nước thống nhất thật chăng hay không hề có thật?
Bắt đầu là năm 1954. Cuộc chia cắt đất nước đã được ghi lại ngay bằng một bài thơ của Hà Thượng Nhân, trong đó ông giãi bày tâm sự với các văn nghệ sĩ mới từ Hà Nội di cư vào Nam, người nào cũng cầm bút viết mà “Bút anh ghi mà nước mắt chan hòa:”
Chưa gặp gỡ tuy đã từng quen biết
Ải Nam Quan vương vấn mũi Cà Mau
Ông cha ta kẻ trước nối người sau
Từng đổ máu cho Việt Nam thống nhất
Hồn ly cách cay sè trong khóe mắt
Hận phân chia thấm đậm mãi lời ca
Bút anh ghi mà nước mắt chan hòa
Tranh anh vẽ mà tay run tủi cực
Ôi Hà Nội! Lòng tôi nghe rạo rực
Các anh đây là hình ảnh quê hương
(Hà Thượng Nhân - Mùa Xuân Ðang Tới, 1954)
Hai năm sau ở Sài gòn, nhà thơ Bàng Bá Lân bận rộn với việc gây dựng đời sống mới, nên bài thơ của ông chỉ là vài nét chấm phá buông bỏ, vì mải lo những việc trước mắt:
Mới mới me me lại Tết rồi
Lo lo lắng lắng mãi chưa nguôi.
Trông trông ngóng ngóng buồn đôi ngả
Hẹn hẹn mong mong lỗi một lời.
(Bàng Bá Lân - Tết Nhớ, 1956)
Và đây là tâm trạng chung của những người ly tán, trước hay sau:
Lưu lạc quê người đã mấy xuân
Làm chi trang trải nợ phong trần? ...
Một giải non sông dệt gấm hoa,
Lệ đầm, huyết đậm, tuyết sương pha.
Văn-minh, văn-hiến nung hồn sử,
Cổ kính trang-nghiêm ố Ánh nhạt-nhòa!
Cùng nòi Hồng-Lạc, giống Rồng Tiên,
Quốc phá, gia vong - Chuyện đảo-điên.
Nối gót “tự-do” buồn đáy biển!
Thoát xiềng “tàn bạo” vướng triền-khiên!
(Thích Tâm Châu - Xuân Ðến Làm Chi)
Người chiến sĩ làm thơ xuân cũng là tranh đấu:
Áo xưa giờ bạc
Người cũ phương nào?
Gặp xuân đất khách
Mưa gieo nặng sầu.
Quê từ phong ba
Bạo Tần lửa dữ
Biển quỉ sông ma
Ðã tràn lệ khổ.
Ta trả bằng ta
Ân tình ngày cũ
Ôi tóc sương pha
Nỗi niềm ly xứ.
Ta đứng làm người
Quê hương mong đợi
Ta thét lên đòi
Trả ta sông núi.
(Cao Tiêu - Trả Ta Sông Núi)
....
.....

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét