Mặc Lâm - RFA
2014-02-01
TS. Phạm Chí Dũng: Giấy mời do ban tổ chức UN Watch. Đây là một tổ chức giám sát về nhân quyền và dân chủ của Liên Hiệp Quốc. UN Watch là một trong những tổ chức chính xây dựng nên cuộc hội thảo về vấn để dân chủ và nhân quyền. Cuộc hội thảo này bên cạnh buổi kiểm điểm nhân quyền UPR do Liên Hiệp Quốc tổ chức mà Việt Nam là một trong những nước phải trả lời việc này.
Mặc Lâm: Thưa TS bài tham luận của ông đọc trước UN Watch sẽ nhấn mạnh vào chủ đề nào?
TS. Phạm Chí Dũng: Tôi quan tâm vể vấn để tự do dân chủ và họ cũng biết tôi từng nghiên cứu vể vấn để này. Năm 2005 tôi đã viết cuốn sách để cập đến vấn để xã hội dân sự nhưng tất nhiên vào thời điểm đó thì việc đề cập rất mỏng manh. Lướt qua một chút chủ yếu là vấn đê nhân quyền của các tổ chức dân sự trên thế giới.
Hiện nay vấn để xã hội dân sự ở Việt Nam đã bắt dầu manh nha và đã xây dựng những tổ chức xã hội dân sự đầu tiên vào năm 2013 thành thử tôi hy vọng năm 2014 sẽ có một khởi sắc nhất định làm tiền đề cho những năm sau đó cho xã hội dân sự diễn ra.
Tham luận của tôi đối với cuộc hội thảo lần này là vai trò của các NGO bao gồm các NGO quốc tế và địa phương của Việt Nam trong việc thúc đẩy nhân quyền Việt Nam cho những năm tới.
Tham luận này đặt ra một số hiện trạng của NGO và những khó khăn, những phương châm mục đích của NGO và dự báo tình hình hoạt động của các phong trào xã hội dân sự của Việt Nam trong thời gian tới cũng như đặt ra một chiếc cầu và kiến nghị đối với các NGO quốc tế, đặc biệt những NGO lớn của Liên hiệp quốc là đã đến lúc cần phải đặt một mạng lưới quan trọng lên hệ xã hội dân sự giữa các NGO quốc tế và các tổ chức dân sự tại Việt Nam.
Làm sao để thiết lập, cấu kết về mặt tổ chức nhân sự, phương châm mục đích và có sự đồng nhất về phương hướng cũng như các biện pháp hoạt động
Mặc Lâm: Chúng tôi được biết sau khi có vé trong tay thì đã nhiều lần ông bị cơ quan an ninh ngăn cản bằng những cách tương đối nhẹ nhàng nhưng không phải là không đáng lo ngại cho chuyền đi này. Ông có ý kiến gì trước những điều được coi là vận động ấy?
TS. Phạm Chí Dũng: Trước tết một ngày Ban giám đốc Công an Thành phố có gọi điện và sau đó cử người gồm một nhóm công an, lãnh đạo ngành tới nhà gọi là chúc tết và họ có tỏ ý là không đồng tình với chúng tôi khi đi dự hội thảo đề tránh sự lợi dụng, còn lợi dụng cái gì có lẽ do họ tự hiểu vần đề này.
Trong đợt tháng 8 năm 2013 khi tôi dự định đi Singapore dự hội nghị cải cách về kinh tế Việt Nam thì cũng được lời khuyên không nên đi và nếu ra sân bay thì chắc chắn sẽ bị ngăn chận. Tôi nghĩ biện pháp ngăn chận là có thể xảy ra bất chấp việc nhà nước Việt Nam sẽ làm thủ tục xin vào hội đống nhân quyền.
Ngay trước nhà tôi vào ngày hôm qua và sáng nay đã có một barrier công an. Barrier ấy thường được công an họ dựng lên khi có biều tình hay dân oan tập trung và gần đây nhất là đám tang của ông Lê Hiếu Đằng, và tôi đi đâu thì luôn luôn có hai người đi kèm và chụp hình. Tôi nghĩ là từ nay trở đi với điều kiện hiện nay cho tới lúc ra sân bay không loại trừ việc trục trặc hay ngăn chận có thể xảy ra.
Chẳng hạn xe taxi đi từ nhà ra sân bay có thể gặp một tai nạn nho nhỏ nào đó hoặc một kẻ cố ý quá khích hoặc khi ra đến sân bay thì có thể đột ngột có những bàn tay nào đó kéo hẳn mình vào một căn phòng và gọi là làm việc. Có lẽ ngồi đó cho tới giờ chuyến bay đã cất cánh. Tôi nghĩ luôn luôn có thể có những vấn đề như vậy
Tuy nhiên tôi cũng hy vọng vào ơn trời thì mọi chuyện sẽ qua tại vỉ cuối cùng thì nhà nước Việt Nam cũng đã tham gia ký công ước chống tra tấn, tham gia vào Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc và họ cũng cần thể hiện một số viêc và một trong những thể hiện đó là tôn trọng quyền đi lại và xuất cảnh của công dân.
Mặc Lâm: Vào lúc 7giờ 30 chiều ngày mùng hai tết, từ bên trong phi trường Tân Sơn Nhất TS Phạm Chí Dũng cho chúng tôi biết ông đã bị công an chặn lại không cho xuất cảnh như sau:
TS. Phạm Chí Dũng: Bị cấm xuất cảnh không được đi Thụy sĩ họ đang lập biên bản tạm giữ hộ chiếu, cơ quan là A-72 và TA-81 của Công an thành phố.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét