Trang

Nhãn

Chủ Nhật, 2 tháng 2, 2014

Thủ tướng độc tài Campuchia ngày càng đau đầu (vietnam.ucanews.com)

Phản đối ngày càng mạnh và biểu tình liên tục có thể buộc ông Hun Sen sẵn sàng đối thoại
January 31, 2014
Michael Sainsbury từ Bangkok 
Thủ tướng độc tài Campuchia ngày càng đau đầu thumbnail
Cảnh sát nã súng vào người biểu tình tại Phnom Penh hôm 3-1, khiến bốn người thiệt mạng
Sáng thứ Ba vừa qua, lãnh đạo phe đối lập Campuchia Sam Rainsy và trợ lý Kem Sohkha tươi cười khi bước ra khỏi tòa án Phnom Penh. Họ được triệu đến thẩm vấn về cuộc biểu tình của công nhân may mặc dẫn đến thảm kịch, do cảnh sát nã súng vào người biểu tình và bắn chết bốn người hôm 3-1.
Các lãnh đạo đảng bị kéo vào tòa án cùng với lãnh đạo công đoàn Rong Chhun, và cảnh sát không bị kiện giúp tăng thêm lòng tin vào lời họ khẳng định hành động của tòa án mang động cơ chính trị.
“Sau cuộc thẩm vấn nếu không có áp lực chính trị, vụ này sẽ bị bác bỏ. Nếu vụ này bị áp lực chính trị, chúng ta sẽ bị quấy rầy”, Rainsy phát biểu với đám đông phấn khởi bất chấp lệnh cấm biểu tình hơn 10 người của chính quyền.
Rainsy và Sohkha đã tổ chức các cuộc tập trung hòa bình yêu cầu tổ chức một cuộc bầu cử mới kể từ khi họ suýt thua trong cuộc bầu cử vào ngày 28-7, được các nhà quan sát độc lập cho là có gian lận.
Kết quả chính thức chứng kiến đảng cầm quyền Nhân dân Campuchia (CPP) được 63 ghế còn đảng đối lập Cứu quốc Campuchia (CRP) được 58 ghế. Nhưng có hơn một triệu người không có tên trong danh sách bầu cử, cũng như những việc trái quy định khác.
CRP không chịu nhận số ghế của mình trong quốc hội. Và đây chỉ là một trong những  thách thức mà ông Hun Sen, thủ tướng độc tài của Campuchia và là lãnh đạo chính trị nắm quyền lâu nhất châu Á, gặp phải khi cố ngăn chặn làn sóng chống chính phủ không ngừng gia tăng.
Các cuộc biểu tình có thêm động lực từ loạt đình công của 500.000 công nhân may mặc trong nước này. Ngành may mặc đóng vai trò chủ yếu trong ngành sản xuất của Campuchia và là ngành kiếm ra rất nhiều tiền. Công nhân yêu cầu tăng gấp đôi tiền lương tối thiểu từ 80 Mỹ kim một tháng lên 160 Mỹ kim, và việc này rõ ràng làm chính phủ lo ngại.
Vào cuối tháng 12 năm ngoái, chính phủ tăng mức lương tối thiểu lên 95 Mỹ kim một tháng, người dân đã kịch liệt phản đối, buộc họ phải tăng thêm 5 Mỹ kim một tháng. Như thế vẫn không đủ, theo các công đoàn công nhân may mặc kêu gọi đình công trên cả nước vào ngày 24-12.
Đây có thể được xem là dấu hiệu khích lệ cho thấy ít ra chính phủ cũng đang xem xét vấn đề này. Nhưng David Welsh, người quản lý Trung tâm Đoàn kết nhóm bảo vệ quyền lợi của công nhân ở Campuchia, chỉ ra rằng thời gian điều tra kéo dài sẽ không có hiệu quả; một nhóm làm việc trước đây đã tổ chức nghiên cứu điều đó. Welsh cho rằng tăng 100% cũng không quá quyền được hưởng của công nhân, vì chính quyền chậm chạp trong việc tăng mức lương theo kịp với lạm phát từ năm 2000.
Vấn đề trở nên căng thẳng vào ngày 29-12, khi công nhân may mặc cùng những người ủng hộ phe đối lập và các nhóm bảo vệ quyền sử dụng đất đai tham gia một cuộc phản đối gồm ít nhất 100.000 người diễu hành qua các đường phố trong thủ đô.
Việc đó khiến chính quyền đáp trả lại không thương tiếc qua các vụ bắt giam và bạo lực gây chết người.
Nhưng sự kết hợp phản đối chính trị thật sự đầu tiên trong gần 3 thập niên, cộng với tình trạng bất ổn trong ngành công nghiệp quan trọng nhất trong nước này, dường như đã khiến cho ông Hun Sen phải dành thời gian suy nghĩ. Ông hiện nay 61 tuổi, nắm quyền trong 29 năm thế nhưng ông hứa sẽ tiếp tục nắm quyền cho đến 74 tuổi.
Nhưng tuần trước, sau cuộc họp dài bất thường giữa ông Hun Sen và Surya Subedi, đặc phái viên của Liên Hiệp quốc về nhân quyền, một trợ lý của thủ tướng nói thương lượng chính thức giữa phe đối lập và CPP sẽ diễn ra “càng sớm càng tốt”.
Theo vụ việc tàn bạo vào ngày 3-1 cho thấy dường như người dân Campuchia quyết tâm tiếp tục gây áp lực lên ông Hun Sen, bất chấp nguy hiểm. Và lần này, có thể ông sẽ sẵn sàng đối thoại.
Michael Sainsbury là nhà báo người Úc sống ở Bangkok


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét