Trang

Nhãn

Chủ Nhật, 2 tháng 2, 2014

Đức Giáo Hoàng Phanxicô mời gọi cảm thông và liên đới trong truyền thông (vietnam.ucanews.com)

Nhấn mạnh tinh thần chia sẻ trong thông điệp đánh dấu Ngày Truyền thông Thế giới
January 27, 2014
Carol Glatz cho Catholic News Service 
Đức Giáo Hoàng Phanxicô mời gọi cảm thông và liên đới trong truyền thông thumbnail
Đức Thánh Cha Phanxicô
Đức Thánh Cha nói, giống như người Samari nhân hậu dừng lại trên đường để giúp đỡ nạn nhân, thì những người lướt web trên những xa lộ thông tin ngày nay nên chia sẻ những khó khăn ở đó.
“Thế giới kỹ thuật số là một môi trường phong phú cho con người; mạng Internet thì không dây nhưng con người thì cần kết nối”, ngài đã nói điều này trong thông điệp Ngày Truyền thông Thế giới .
Những phương tiện truyền thông hiện đại, đặc biệt là Internet, cung cấp “vô số cơ hội cho việc gặp gỡ và liên đới”, ngài nói. Do đó, theo Đức Thánh Cha, Internet là “món quà từ Thiên Chúa”.
Chủ đề của Ngày Truyền thông Thế giới năm nay là “Truyền thông phục vụ cho nền văn hóa đích gặp gỡ đích thực”. Thông điệp này được công bố ngày Thứ Sáu vừa qua, ngày lễ thánh Phanxicô de Sales, vị thánh bổn mạng của các nhà báo.
“Truyền thông tốt đưa chúng ta xích lại gần nhau hơn, hiểu nhau hơn, và cuối cùng là lớn lên trong sự hiệp nhất,” Đức Thánh Cha nói.
“Các bức tường ngăn cách chúng ta có thể được phá vỡ chỉ khi chúng ta sẵn sàng lắng nghe và học hỏi lẫn nhau”, ngài nói. “Một nền văn hóa gặp gỡ đòi hỏi chúng ta phải sẵn sàng không chỉ để cho đi, mà còn để đón nhận.”
Theo Đức Giáo Hoàng thì những truyền thông  tốt phải dành thời gian cần thiết để lắng nghe người khác, đón nhận một cách thành thực, hơn là chỉ nói thao thao bất tuyệt.
“Dấn thân vào việc đối thoại không có nghĩa là từ bỏ ý kiến và truyền thống riêng của chính chúng ta, nhưng công bố những ý kiến và truyền thống đó là chân thực và tuyệt đối”, Đức Thánh Cha nói trong thông điệp của ngài.
Đức Tổng Giám Mục Claudio Celli, chủ tịch Hội Đồng Giáo hoàng về Truyền thông Xã hội, nói với các phóng viên rằng Đức Thánh Cha không đề xuất “một thuyết tương đối” về đức tin, nhưng ngài đang tiếp tục lời kêu của các vị tiền nhiệm để Giáo Hội duy trì dấn thân với nền đa văn hóa và tôn giáo trên thế giới .
Trong thông điệp của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô  trích dẫn văn bản  ngày Truyền thông Thế giới 2013 của Đức Giáo Hoàng Benedict XVI, nói về chứng tá hiệu quả của người Kitô hữu là “sự sẵn sàng của chúng ta cho người khác, bằng cách kiên nhẫn và tôn trọng tham gia các câu hỏi và những nghi ngờ của họ, trong khi họ đang gia tăng tìm kiếm chân lý và ý nghĩa về sự hiện hữu của con người” – không phải bằng cách “bắn phá mọi người với những thông điệp tôn giáo”.
Người Samari nhân hậu là khuôn mẫu cho cách tiếp cận và tương quan với những người khác trên những đường cao tốc kỹ thuật số ngày nay, mang lấy trách nhiệm về sự tổn thương và thất lạc ở đó, Đức Thánh Cha nói.
“Có nguy cơ là phương tiện truyền thông quá tiện nghi đáp ứng việc liên lạc của chúng ta đến nỗi chúng ta không còn thấy người hàng xóm thực của mình,” Đức Giáo Hoàng cho hay. Tình trạng quá tải thông tin hoặc tiếp xúc quá nhiều với những bất công như nghèo đói có thể làm cho chúng ta “quá quen với những điều chúng không còn làm chúng ta xúc động nữa.”
Những nhà truyền thông tốt thì mang lại vẻ đẹp, tốt lành và chân lý cho mọi người, họ không làm với chiến thuật truyền thông giả tạo hoặc ngụy biện, ngài nói.
“Ước mong ánh sáng chúng ta mang đến cho những người khác không phải là kết quả của mỹ phẩm hoặc những hiệu ứng đặc biệt, nhưng chính là tình yêu và lòng thương cảm cho đồng loại, những người đang bị thương và bị bỏ rơi bên vệ đường.”
Đức Thánh Cha Phanxicô nói sự công bằng trong phương tiện truyền thông là một ảo tưởng, vì “chỉ bằng cách đi vào thế giới, chấp nhận rủi ro của sự thật và trung thực với chính mình có thể giúp các nhà truyền thông trở thành một người đáng tin và là “nguồn tham khảo tin cậy.”
“Một Giáo Hội bị bầm dập sẵn sàng đi ra các đường phố” và giúp mọi người gặp gỡ Đức Kitô hơn là “một Giáo Hội đau khổ mang tính bảo thủ” chỉ biết đóng kín các cánh cửa và các không gian kỹ thuật số không cho người ngoài vào, ngài nói.
“Chúng ta được mời gọi là để cho thấy rằng Giáo Hội là nhà của tất cả mọi người”, nơi mà mọi người “dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng có thể gia nhập”.
Nguồn: Catholic News Service

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét