Sẽ xảy ra hạn hán thường xuyên từ châu Á đến California
Tags: chiến tranh, hạn hán, khủng bố, thiếu nước
Suzanne Goldenberg cho The Guardian
Hôm 17-1, các nhà khoa học tải dữ liệu mới từ hai vệ tinh Nasa và chuyển kết quả đến cho nhóm nguyên cứu theo dõi trữ lượng nước trên thế giới. Tại đại học của California, Irvine, nhà thủy văn học James Famiglietti nghiên cứu các dữ liệu từ vệ tinh Grace nhận thấy chiều hướng gia tăng khủng khiếp.
Dữ liệu được phát hành hồi tuần trước cho thấy California sắp bị hạn hán lớn, các hệ thống dự phòng trữ lượng nước ngầm ở đây cạn kiệt đến độ các vệ tinh bay cách bề mặt trái đất 400 km có thể chụp thấy.
“Rõ ràng đây là ‘thời điểm đáng báo động’. Nước ngầm là nguồn dự trữ chiến lược của chúng ta. Nó là nguồn dự phòng của chúng ta, và vì thế bạn đi đâu khi nguồn dự phòng này không còn?”, Famiglietti hỏi.
Cũng trong ngày hôm đó, thống đốc Jerry Brown tuyên bố tình trạng hạn hán khẩn cấp và kêu gọi người dân California tiết kiệm khoảng 20% lượng nước sinh hoạt. “Nạn hạn hán này tiếp diễn mỗi ngày và chúng ta sẽ phải thắt chặt những gì người dân đang làm”, ông nói.
17 cộng đồng nông thôn đang có nguy cơ cạn nước trong vòng 60 ngày và con số này dự kiến sẽ tăng, sau khi hệ thống phân phối nước chính của thành phố thông báo không có đủ nguồn cung và sẽ phải đóng các đường nước dành cho các chi nhánh địa phương.
Còn có nhiều thời điểm gây sốc khác phía trước, và không chỉ đối với California, trong một thế giới nước ngày càng khan hiếm do nhu cầu phát triển nông nghiệp, dân số tăng, sản xuất năng lượng và biến đổi khí hậu.
Đã có một tỷ người, hay một trong bảy người trên hành tinh này không có được nước uống an toàn. Nước Anh hiện đang ở trong trạng thái ngược lại. Nhiều vùng rộng lớn trong quốc gia này đang chìm ngập trong cảnh khốn khổ, sau hàng loạt cơn bão ở Đại Tây Dương nằm ngoài bờ biển phía tây nam. Nhưng đó cũng là một phần trong bức tranh rõ nét hơn qua 12 năm ghi hình của vệ tinh Grace. Các quốc gia ở vĩ độ phía bắc và các vùng nhiệt đới đang ẩm ướt hơn. Nhưng những quốc gia ở vùng xích đạo đang ngày càng thiếu nước.
“Những gì chúng ta nhìn thấy chính là bức tranh về những vùng ẩm ướt của trái đất đang trở nên ẩm ướt hơn. Những nơi đó thường là các vùng cao như Bắc Cực và những vùng thấp hơn như vùng nhiệt đới. Những vùng ở giữa, vốn là những vùng khô hạn và bán khô hạn trên thế giới và đang ngày càng khô hơn”, Famiglietti.
Trên hình ảnh vệ tinh, vùng mất nước nhiều nhất được biểu thị bằng những vệt sáng đỏ, ông cho biết. Và những vệt sáng đỏ đó rất khớp với những địa điểm có trữ lượng nước ngầm.
“Gần như tất cả những vệt sáng đỏ đó khớp với các tầng chứa nước lớn trên thế giới. Hình ảnh từ vệ tinh Grace cho chúng ta thấy tình trạng nước ngầm giảm đang xảy ra rất nhanh ở hầu hết các tầng chứa nước lớn ở những vùng khô hạn và bán khô hạn trên thế giới”.
Trung Đông, Bắc Phi và Nam Á sẽ trải qua cảnh thiếu nước trong những năm sắp tới do lạm dụng và quản lý kém trong nhiều thập niên qua.
Tưới hoa màu, cung cấp nước uống cho các thành phố mở rộng, làm mát các nhà máy năng lượng và các giếng dầu và khí đốt, tất cả đều lấy nước từ cùng một nguồn nước ngày càng cạn kiệt. Thêm vào đó là biến đổi khí hậu, vốn được dự báo làm tăng thêm tình trạng khô hạn trong những năm tới, và thế giới buộc phải suy nghĩ nhiều về nguồn nước hơn bao giờ hết.
Hình ảnh mất trữ lượng nước này đang gây báo động. Trong 7 năm, bắt đầu từ năm 2003, các vùng thuộc Thổ Nhĩ Kỳ, Syria, Iraq và Iran dọc các sông Tigris và Euphrates đã mất 144 km khối nước ngọt dự trữ – hay gần bằng lượng nước trong Biển Chết, theo dữ liệu do nhóm Grace thu thập và phát hành năm ngoái.
Một phần nhỏ nước bị mất là do đất khô hạn do hạn hán năm 2007 và băng tuyết mỏng. Ngoài ra còn do nước bốc hơi từ các ao hồ và hồ chứa nước. Nhưng đa số nước bị mất, 90 km khối, hay khoảng 60%, là do nước ngầm giảm.
Nông dân gặp cảnh hạn hán phải bơm nước ngầm, đôi khi với một quy mô lớn. Chính quyền Iraq đã khoan khoảng 1.000 giếng nước để khắc phục trận hạn hán năm 2007, tất cả đều lấy từ cùng một nguồn nước này.
Tại Nam Á, tình trạng mất nước ngầm trong thập niên qua còn cao hơn. Khoảng 600 triệu người sống trong vùng đất dài 2.000 km kéo dài từ phía đông Pakistan, qua vùng đồng bằng khô nóng phía bắc Ấn Độ đến Bangladesh, và vùng đất này được tưới tiêu nhiều nhất trên thế giới. Có đến 75% nông dân phụ thuộc vào nước ngầm để tưới hoa màu, và nước được sử dụng ngày càng nhiều.
Trong thập niên qua, nước ngầm được bơm nhiều hơn 70% so với thập niên 1990. Vệ tinh cho thấy thật kinh ngạc là có 54 km khối nước ngầm bị mất mỗi năm. Nông dân Ấn Độ đang lâm vào một cuộc khủng hoảng nước.
Cơ quan an ninh Mỹ cảnh báo về các cuộc xung đột tiềm ẩn, trong đó có các cuộc tấn công khủng bố vì nước. Trong báo cáo năm 2012, giám đốc cơ quan tình báo quốc gia Mỹ cảnh báo lạm dụng nước như ở Ấn Độ và các nước khác, là một nguồn xung đột có khả năng gây hại cho nền an ninh quốc gia Mỹ.
Báo cáo nhấn mạnh đến các lưu vực nước quan trọng đối với nền an ninh Mỹ như sông Nile, Tigris, Euphrates, Mêkông, Jordan, Indus, Brahmaputra và Amu Darya. Báo cáo kết luận: “Trong 10 năm tới, nhiều quốc gia quan trọng đối với Mỹ sẽ gặp phải các vấn đề về nước như thiếu nước, chất lượng nước kém hay lũ lụt, và việc này sẽ dẫn đến nguy cơ xảy ra bất ổn và chính quyền bất lực, gia tăng căng thẳng trong khu vực, và khiến các nước này không chú tâm hợp tác với nước Mỹ”.
Nguồn: The Guardian
Dữ liệu được phát hành hồi tuần trước cho thấy California sắp bị hạn hán lớn, các hệ thống dự phòng trữ lượng nước ngầm ở đây cạn kiệt đến độ các vệ tinh bay cách bề mặt trái đất 400 km có thể chụp thấy.
“Rõ ràng đây là ‘thời điểm đáng báo động’. Nước ngầm là nguồn dự trữ chiến lược của chúng ta. Nó là nguồn dự phòng của chúng ta, và vì thế bạn đi đâu khi nguồn dự phòng này không còn?”, Famiglietti hỏi.
Cũng trong ngày hôm đó, thống đốc Jerry Brown tuyên bố tình trạng hạn hán khẩn cấp và kêu gọi người dân California tiết kiệm khoảng 20% lượng nước sinh hoạt. “Nạn hạn hán này tiếp diễn mỗi ngày và chúng ta sẽ phải thắt chặt những gì người dân đang làm”, ông nói.
17 cộng đồng nông thôn đang có nguy cơ cạn nước trong vòng 60 ngày và con số này dự kiến sẽ tăng, sau khi hệ thống phân phối nước chính của thành phố thông báo không có đủ nguồn cung và sẽ phải đóng các đường nước dành cho các chi nhánh địa phương.
Còn có nhiều thời điểm gây sốc khác phía trước, và không chỉ đối với California, trong một thế giới nước ngày càng khan hiếm do nhu cầu phát triển nông nghiệp, dân số tăng, sản xuất năng lượng và biến đổi khí hậu.
Đã có một tỷ người, hay một trong bảy người trên hành tinh này không có được nước uống an toàn. Nước Anh hiện đang ở trong trạng thái ngược lại. Nhiều vùng rộng lớn trong quốc gia này đang chìm ngập trong cảnh khốn khổ, sau hàng loạt cơn bão ở Đại Tây Dương nằm ngoài bờ biển phía tây nam. Nhưng đó cũng là một phần trong bức tranh rõ nét hơn qua 12 năm ghi hình của vệ tinh Grace. Các quốc gia ở vĩ độ phía bắc và các vùng nhiệt đới đang ẩm ướt hơn. Nhưng những quốc gia ở vùng xích đạo đang ngày càng thiếu nước.
“Những gì chúng ta nhìn thấy chính là bức tranh về những vùng ẩm ướt của trái đất đang trở nên ẩm ướt hơn. Những nơi đó thường là các vùng cao như Bắc Cực và những vùng thấp hơn như vùng nhiệt đới. Những vùng ở giữa, vốn là những vùng khô hạn và bán khô hạn trên thế giới và đang ngày càng khô hơn”, Famiglietti.
Trên hình ảnh vệ tinh, vùng mất nước nhiều nhất được biểu thị bằng những vệt sáng đỏ, ông cho biết. Và những vệt sáng đỏ đó rất khớp với những địa điểm có trữ lượng nước ngầm.
“Gần như tất cả những vệt sáng đỏ đó khớp với các tầng chứa nước lớn trên thế giới. Hình ảnh từ vệ tinh Grace cho chúng ta thấy tình trạng nước ngầm giảm đang xảy ra rất nhanh ở hầu hết các tầng chứa nước lớn ở những vùng khô hạn và bán khô hạn trên thế giới”.
Trung Đông, Bắc Phi và Nam Á sẽ trải qua cảnh thiếu nước trong những năm sắp tới do lạm dụng và quản lý kém trong nhiều thập niên qua.
Tưới hoa màu, cung cấp nước uống cho các thành phố mở rộng, làm mát các nhà máy năng lượng và các giếng dầu và khí đốt, tất cả đều lấy nước từ cùng một nguồn nước ngày càng cạn kiệt. Thêm vào đó là biến đổi khí hậu, vốn được dự báo làm tăng thêm tình trạng khô hạn trong những năm tới, và thế giới buộc phải suy nghĩ nhiều về nguồn nước hơn bao giờ hết.
Hình ảnh mất trữ lượng nước này đang gây báo động. Trong 7 năm, bắt đầu từ năm 2003, các vùng thuộc Thổ Nhĩ Kỳ, Syria, Iraq và Iran dọc các sông Tigris và Euphrates đã mất 144 km khối nước ngọt dự trữ – hay gần bằng lượng nước trong Biển Chết, theo dữ liệu do nhóm Grace thu thập và phát hành năm ngoái.
Một phần nhỏ nước bị mất là do đất khô hạn do hạn hán năm 2007 và băng tuyết mỏng. Ngoài ra còn do nước bốc hơi từ các ao hồ và hồ chứa nước. Nhưng đa số nước bị mất, 90 km khối, hay khoảng 60%, là do nước ngầm giảm.
Nông dân gặp cảnh hạn hán phải bơm nước ngầm, đôi khi với một quy mô lớn. Chính quyền Iraq đã khoan khoảng 1.000 giếng nước để khắc phục trận hạn hán năm 2007, tất cả đều lấy từ cùng một nguồn nước này.
Tại Nam Á, tình trạng mất nước ngầm trong thập niên qua còn cao hơn. Khoảng 600 triệu người sống trong vùng đất dài 2.000 km kéo dài từ phía đông Pakistan, qua vùng đồng bằng khô nóng phía bắc Ấn Độ đến Bangladesh, và vùng đất này được tưới tiêu nhiều nhất trên thế giới. Có đến 75% nông dân phụ thuộc vào nước ngầm để tưới hoa màu, và nước được sử dụng ngày càng nhiều.
Trong thập niên qua, nước ngầm được bơm nhiều hơn 70% so với thập niên 1990. Vệ tinh cho thấy thật kinh ngạc là có 54 km khối nước ngầm bị mất mỗi năm. Nông dân Ấn Độ đang lâm vào một cuộc khủng hoảng nước.
Cơ quan an ninh Mỹ cảnh báo về các cuộc xung đột tiềm ẩn, trong đó có các cuộc tấn công khủng bố vì nước. Trong báo cáo năm 2012, giám đốc cơ quan tình báo quốc gia Mỹ cảnh báo lạm dụng nước như ở Ấn Độ và các nước khác, là một nguồn xung đột có khả năng gây hại cho nền an ninh quốc gia Mỹ.
Báo cáo nhấn mạnh đến các lưu vực nước quan trọng đối với nền an ninh Mỹ như sông Nile, Tigris, Euphrates, Mêkông, Jordan, Indus, Brahmaputra và Amu Darya. Báo cáo kết luận: “Trong 10 năm tới, nhiều quốc gia quan trọng đối với Mỹ sẽ gặp phải các vấn đề về nước như thiếu nước, chất lượng nước kém hay lũ lụt, và việc này sẽ dẫn đến nguy cơ xảy ra bất ổn và chính quyền bất lực, gia tăng căng thẳng trong khu vực, và khiến các nước này không chú tâm hợp tác với nước Mỹ”.
Nguồn: The Guardian
Các tin bài khác
- Tự do báo chí Hồng Kông bị đe dọa khi Trung Quốc tăng cường đàn áp Feb 14, 2014
- Chính phủ Trung Quốc – Đài Loan hội đàm lần đầu sau 65 năm Feb 12, 2014
- Chuẩn y án phong thánh tử đạo Feb 12, 2014
- Khảo sát người Công giáo toàn cầu cho thấy nhiều bất đồng Feb 11, 2014
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét